Danh Mục Sản Phẩm

Just In Time - Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn

Mã Sản Phẩm
: BV04_Quan_Ly_San_Xuat
Tên Sản Phẩm
: Just In Time - Mô Hình Sản Xuất Tinh Gọn
Danh Mục
: Kiến thức
Thương Hiệu
: Quản Lý Sản Xuất
Giá

: Liên Hệ



Just In Time (JIT) là một triết lý quản lý sản xuất hiệu quả tập trung vào việc loại bỏ lãng phí bằng cách chỉ sản xuất đúng số lượng sản phẩm cần thiết, vào đúng thời điểm cần thiết, với các thành phần được cung cấp đúng lúc.

Chi Tiết Sản Phẩm


Các dây chuyền lắp ráp của hãng sản xuất xe ô tô Ford đã áp dụng mô hình Just In Time từ những năm 1930. Cần nói thêm rằng Ford là người đi đầu trong việc áp dụng các dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, phải đến những năm 1970, quy trình sản xuất theo mô hình này mới được hoàn thiện và được hãng Toyota áp dụng. JIT được phát triển và hoàn thiện bởi ông Ohno Taiichi của Toyota. Ông đã phát triển phương pháp này nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với thời gian nhanh nhất. Có thể nói mô hình Just In Time được sử dụng không chỉ để giảm bớt hao phí trong sản xuất mà còn để sản xuất hàng hóa sao cho sản phẩm đến tay khách hàng nhanh và chính xác khi họ cần.

Just in time la gi

Just In Time là gì?

Just In Time (JIT) là một khái niệm trong sản xuất hiện đại. Tóm lược ngắn gọn nhất của JIT là: “Đúng sản phẩm - với đúng số lượng - tại đúng nơi - vào đúng thời điểm cần thiết”. Trong Just In Time, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ phải bị loại bỏ. Và như vậy, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn.

Just In Time là hệ thống sản xuất trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi đầu vào để có thể vận hành.

Trong sản xuất hay dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất tạo ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới.

Tóm lại, mục tiêu mà mô hình Just In Time hướng đến là:

– Tồn kho bằng không.

– Thời gian chờ đợi bằng không.

– Chi phí phát sinh bằng không.

Nguyên lý hoạt động của mô hình Just In Time

nguyen-ly-hoat-dong-cua-mo-hinh-just-in-time-la-gi

Các mô hình Just In Time thất bại là do lượng hàng hóa dự báo sai hoặc khi phát sinh vấn đề về sản xuất hoặc chất lượng. Ví dụ: khi một nhà cung cấp gặp sự cố máy móc hoặc họ không tiếp tục hoạt động sản xuất, mọi đối tác khác phải đợi - và toàn bộ hệ thống phải ngừng hoạt động trong thời gian đó.

Điều này có thể dẫn đến những tổn thất về thời gian và chi phí không mong muốn có thể gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Cũng có thể thường xuyên có các khoản phí giải quyết, giữ lại và các chi phí ẩn khác có thể ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh.

Vì vậy, để thành công với mô hình Just In Time, các tổ chức cần:

  • Sản xuất ổn định, nhất quán
  • Lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy
  • Máy móc chất lượng và tay nghề nhân công đồng đều, không có lỗi
  • Những dự báo được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo AI

Một số công ty đang sử dụng máy học (Machine Learning) với trí tuệ nhân tạo AI để dự báo nhu cầu và dự đoán trước các vấn đề tiềm ẩn. Học máy và kết nối mạng thông qua Internet of Things cho phép Just In Time hoạt động hiệu quả hơn bao giờ hết. Ví dụ, ERP đám mây và công nghệ blockchain cho phép nhiều bộ phận và đối tác chia sẻ và phân tích dữ liệu trong thời gian thực để đưa ra quyết định nhanh chóng, hiệu quả. Các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể cập nhật thông tin cho nhau, vì vậy mọi người đều biết chính xác đơn đặt hàng đang ở đâu và điều gì đang diễn ra.

Mục tiêu của mô hình Just In Time

Cụ thể về mục đích cơ bản của JIT là cân bằng hệ thống, có nghĩa là đảm bảo dòng dịch chuyển đều đặn, liên tục trong suốt hệ thống.

Ngoài ra, Just In Time làm thời gian sản xuất ngắn và sử dụng nguồn lực tối ưu bằng cách đạt được ba mục tiêu chính:

+ Loại bỏ sự gián đoạn: sự gián đoạn tác động ngược lại đối với hệ thống trong việc làm đều đặn dòng dịch chuyển sản phẩm và vì thế nó cần được loại bỏ. Nguyên nhân chủ yếu gây gián đoạn đó là do các yếu tố hư hỏng thiết bị, thay đổi tiến độ hay cung ứng chậm trễ.

+ Làm cho hệ thống linh hoạt: tính linh hoạt của hệ thống giúp tăng khả năng sản xuất, đảm bảo sự cân đối của nguồn lực. Hệ thống cần có những khả năng thích ứng với những thay đổi.

+ Loại bỏ sự lãng phí: sự lãng phí thể hiện ở việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực. Theo Just In Time thì có 7 lãng phí sau:

  • Lãng phí do sản xuất dư thừa hoặc quá sớm
  • Lãng phí do chờ đợi
  • Lãng phí do vận chuyển
  • Lãng phí do lưu kho nhiều
  • Lãng phí vật tư trong quá trình sản xuất
  • Lãng phí do phế phẩm.
  • Lãng phí do các động tác hoặc hoạt động thừa.

7 lang phi trong just-in-time

Những lợi ích mà JIT mang lại

Bằng cách đạt được những mục tiêu trên, mô hình Just In Time hoạt động hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Giảm tối đa hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn.
  • Giảm diện tích kho bãi.
  • Tăng chất lượng sản phẩm.
  • Giảm phế liệu, sản phẩm lỗi.
  • Just In Time giúp tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi.
  • Linh hoạt trong thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm.
  • Công nhân được tham gia sâu trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
  • Giảm lao động gián tiếp.
  • Giảm áp lực của khách hàng

Xem thêm: Chỉ số OEE - Quản lý tổn thất trong nhà máy

Nguyên tắc để thực hiện mô hình Just In Time thành công

nguyen-tac-thuc-hien-just-in-time

Để thực hiện mô hình Just In Time thành công, doanh nghiệp cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp: Áp dụng dây chuyền luồng một sản phẩm (sản phẩm được chuyển theo quy trình sản xuất chứ không theo bộ phận chuyên môn nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển), khả năng tự kiểm lỗi (công đoạn sau kiểm tra, nghiệm thu công đoạn trước), bình chuẩn hóa (phân bổ công việc đều mỗi ngày, không có ngày quá bận, ngày ít việc).

Ngoài ra, để thực hiện Just In Time thành công cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau:

  • Không sản xuất trừ khi khách hàng đã đặt hàng.
  • Trung bình hóa yêu cầu của khách hàng và như vậy mọi nguồn lực trở nên trung bình hóa và ổn định trong toàn bộ nhà máy.
  • Tất cả các công đoạn phải được thông tin nối với nhau bằng một công cụ quản lý bằng trực quan đơn giản – Kanba
  • Tối đa tính linh động về nguồn lực và máy móc.

Mô hình Just In Time trong nền kinh tế hiện nay

1. Những vấn đề thị trường thường gặp

- Dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, lạm phát làm giảm khả năng chi trả của khách hàng.

- Cạnh tranh khốc liệt, nhiều sản phẩm thay thế có tích năng khác biệt. Khách hàng từ bỏ thói quen sử dụng sản phẩm cũ truyền thống.

- Chiến tranh, xung đột các khu vực ảnh hưởng tới nguồn cung nhiên liệu, vật tư, nguyên liệu.

- Chi phí chuyển đổi dây chuyền thiết bị cho sản phẩm mới quá lớn làm tăng giá thành sản phẩm và làm chậm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, ảnh hưởng đến áp dụng Just In Time

- Toàn cầu hóa dẫn tới tạo biến động về văn hóa, lối sống, tập quán, thói quen, … nhiều dân tộc.

2. Tư duy mới để áp dụng hiệu quả Just in Time

a. Các Công ty nhỏ, linh hoạt sẽ có ưu thế hơn các Công ty lớn

Công ty lớn có bộ máy điều hành lớn, cồng kềnh, thiếu linh hoạt, khó thay đổi dây chuyền công nghệ do chi phí chuyển đổi lớn.

Giải pháp để áp dụng Just In Time: Các Công ty lớn có xu hướng chuyển sang mở rộng hợp tác với các Công ty liên kết địa phương để sản xuất, cung ứng các phụ tùng linh kiện trong chuỗi tạo giá trị sản phẩm. Vừa giảm giá thành để sản phẩm cạnh tranh hơn, vừa có thể linh hoạt thay đổi quy trình khi muốn tạo sản phẩm mới.

VD: Hãng Honda Việt nam đã áp dụng Just In Time bằng cách thuê các Công ty tư nhân Việt nam sản xuất chân chống, vành xe, xích, líp theo tiêu chuẩn thiết kế Honda. Khi thị hiếu khách hàng thay đổi, Honda không mất nhiều chi phí thay đổi dây chuyền mới.

- Máy bay Boeing có 11.000 chi tiết lớn nhỏ đều được sản xuất tại các Công ty vừa và nhỏ trên khắp thế giới. Toàn cầu hóa trong phân công lao động.

b. Các sản phẩm ngày càng có nhiều Options để khách hàng lựa chọn

Một lưu ý khi áp dụng Just In Time là ngày nay, khách hàng ngày càng có quyền tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế sản phẩm, họ muốn sản phẩm của họ phải khác biệt.

c. Tăng tính ủy quyền cho mọi thành viên

Việc chia nhỏ các Công ty sản xuất từng linh kiện đơn lẻ sẽ trở nên phù hợp hơn. Công ty nhỏ hoàn toàn độc lập trong quản lý, chủ động trong điều hành, đơn hàng thực hiện theo hợp đồng một cách dễ dàng.

Để áp dụng Just In Time hiệu quả, mọi thành viên đều được tham gia đóng góp vào quá trình cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm.

d. Chỉ làm chủ bí quyết công nghệ, ý tưởng sáng tạo

Công ty mẹ nắm bí quyết công nghệ, thiết kế sản phẩm mới với tính năng vượt trội.
Các Hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã chuyển nhà máy sang Trung quốc để tận dụng chi phí nhân công giá rẻ, giảm ô nhiễm môi trường cho mình trong thời gian qua là một thực tế.

Khi thực hiện Just In Time, các công ty trên di chuyển nhà máy chứ không “di chuyển công nghệ độc quyền”.

e. Tạo nhu cầu mới với những sản phẩm mà khách hàng chưa từng nghĩ đến

Để tồn tại, các Công ty cần năng động, dễ dàng chuyển đổi để tạo thị trường mới cho mình. Thị trường mới không đơn thuần là mở rộng vị trí địa lý trong kinh doanh.

Thành công sẽ đến với những Công ty sớm đưa ra được ý tưởng mới, mang tính cách mạng. Cái mà khách hàng chưa từng nhìn thấy, chưa từng nghĩ tới, thị trường tương lai chứ không chỉ những cải tiến nho nhỏ.

g. Trách nhiệm xã hội toàn diện

Bản chất Just In Time là hướng tới khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm.
Nhân viên là khách hàng đầu tiên cần thỏa mãn. Khách hàng là cộng đồng xã hội. Thành công của doanh nghiệp không thể tách rời với sự an toàn, ổn định và phát triển của toàn cộng đồng xã hội.

Câu chuyện thành công của Hệ thống sản xuất Toyota và Apple

Mô hình Just In Time tại Toyota

mo-hinh-just-in-time-tai-toyota

Toyota là công ty đầu tiên thực hiện JIT một cách hiệu quả vào năm 1970 và vẫn là một trong những công ty thành công nhất trong việc áp dụng hệ thống Just In Time. Ở phương pháp này, còn được gọi là chiến lược sản xuất Toyota, nguyên liệu thô không được dự trữ và đưa đến nhà máy sản xuất trừ khi nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng và sản phẩm đã sẵn sàng chế tạo.

Thậm chí trong suốt quá trình sản xuất, các bộ phận thành phần chỉ sử dụng khi được yêu cầu và chỉ đáp ứng ở từng nút/trạm sản xuất nhất định. Điều này giữ cho số lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu, do đó, giảm chi phí. Điều này cũng cho phép Toyota thích ứng nhanh chóng với nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu đáng kể rủi ro có quá nhiều hàng tồn kho.

Các yếu tố quan trọng trong thành công của Toyota trong mô hình Just In Time: Một lượng nhỏ nguyên liệu thô được lưu giữ tại mỗi trạm sản xuất, đảm bảo rằng luôn có đủ kho dự trữ để bắt đầu sản xuất bất kỳ sản phẩm nào; Dự báo chính xác để dự trữ nguyên liệu ở mức chính xác.

Xem thêm: Hệ thống sản xuất của Toyota - Yếu tố thành công của Doanh Nghiệp

Mô hình Just In Time tại Apple

mo-hinh-just-in-time-tai-apple

Một dẫn chứng khác - gã khổng lồ công nghệ Apple cũng tận dụng các nguyên tắc JIT để tối ưu hóa hoạt động sản xuất của mình. Cách tiếp cận của Apple đối với Just In Time khác ở chỗ họ tận dụng nhà cung cấp của mình để đạt được các mục tiêu JIT. Apple chỉ có một nhà kho trung tâm tại Mỹ và khoảng 150 nhà cung cấp chính trên toàn thế giới; những công ty đã phát triển các mối quan hệ mạnh mẽ và chiến lược hiệu quả với các nhà cung cấp của mình.

Việc thuê ngoài sản xuất này khiến Apple trở nên tinh gọn hơn, qua đó giúp cắt giảm chi phí và giảm lượng hàng dư thừa. Với duy nhất một nhà kho trung tâm ở Mỹ, phần lớn hàng tồn kho của công ty là tại các cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra với Just In Time, Apple bắt đầu tận dụng lợi thế của dropshipping. Do đó, điều này làm giảm chi phí vận chuyển, lãng phí và chi phí lưu kho. Các yếu tố quan trọng trong thành công của Apple: Trách nhiệm lưu kho thuộc về nhà cung cấp; Tận dụng các nhà bán lẻ làm hệ thống hàng tồn kho; Sắp xếp dropshipping để mua hàng trực tuyến.

Nhờ áp dụng JIT, Apple từ bờ vực phá sản, lỗ ròng 1 tỷ USD trong 1 năm đã vực dậy và lãi  309 triệu USD, đồng thời ra mắt mẫu iMac đẹp tinh tế. Chiến lược JIT giúp Apple giảm lượng hàng tồn kho và cung cấp sản phẩm mới ra mắt thị trường nhanh hơn.

Mô hình Just In Time là một triết lý quản lý hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, để áp dụng thành công mô hình JIT, doanh nghiệp cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp, hệ thống quản lý hiệu quả và khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường.

Hiện nay, hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MESS là giải pháp hàng đầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đơn vị sản xuất muốn áp dụng mô hình Just In Time. Với khả năng số hoá mọi máy móc bất kể thương hiệu hay tuổi đời, SEEACT-MESS chắc chắn sẽ mang đến những thành tựu ấn tượng cho doanh nghiệp. Để nhận được tư vấn từ chuyên gia của SEEACT-MESS, hãy liên hệ đến hotline 0936.064.289-Mr.Vũ để được hỗ trợ miễn phí.


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật