Chi Tiết Sản Phẩm
Trong ngành sản xuất, "NG" là một khái niệm quan trọng và phổ biến. Vậy NG là viết tắt của từ nào? Thuật ngữ này được hiểu ra sao trong sản xuất? Và đâu là để quy trình xử lý hàng NG trong sản xuất?
Trong ngành sản xuất, "NG" (viết tắt của "No Good" hoặc "Not Good") là một thuật ngữ quan trọng thường được sử dụng để đánh giá chất lượng của sản phẩm. Mỗi khi nhắc tới NG hay hàng NG, ta hiểu đó là những sản phẩm không đạt chất lượng, sản phẩm khiếm khuyết hay bị lỗi và được yêu cầu thu hồi hoặc bị trả lại. Thuật ngữ này đặc biệt được dùng phổ biến trên các thiết bị kiểm định chất lượng cho thành phẩm trước khi được lưu kho, phân phối.
Sự xuất hiện của hàng lỗi "NG" trong quy trình sản xuất có thể do một loạt các nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà "NG" thường xuất hiện:
1. Lỗi trong quy trình sản xuất: Một số lỗi xuất hiện do sai sót trong quy trình sản xuất, bao gồm cách làm việc không đúng quy định, quy trình, thiếu sót trong quá trình kiểm tra, hoặc việc sử dụng thiết bị không đúng cách. Một sai sót nhỏ ở bất kỳ bước nào cũng có thể dẫn đến hàng lỗi "NG."
2. Nguyên vật liệu không đạt chất lượng: Việc sử dụng nguyên vật liệu sản xuất không đạt chất lượng tiêu chuẩn sẽ trực tiếp gây ra hàng lỗi, hàng kém chất lượng.
3. Lỗi thiết kế: Sự xuất hiện của "NG" cũng có thể liên quan đến thiết kế sản phẩm không hoàn hảo. Thiết kế không tương thích hoặc không thực tế có thể dẫn đến việc sản xuất sản phẩm bị lỗi.
4. Sự cố kỹ thuật: Các sự cố kỹ thuật như sự cố máy móc, hệ thống điều khiển gặp sự cố hoặc thu thập, phân tích đánh giá thông tin không chính xác có thể dẫn đến "NG" trong quy trình sản xuất.
5. Nhân công và quản lý: Sự thiếu sót trong đào tạo, kiểm tra, và quản lý nhân công cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi. Nhân viên sản xuất có thể không được đào tạo đầy đủ hoặc không hiểu rõ về quy trình, làm cho việc sản xuất bị sai sót, nhầm lẫn hay ra lỗi hàng hóa.
6. Điều kiện môi trường: Điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, và áp suất không ổn đinh cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dẫn đến sự xuất hiện của "NG."
7. Kế hoạch sản xuất không hợp lý: Việc sắp xếp, xây dựng kế hoạch sản xuất không tối ưu cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra sản phẩm hoàn thiện không đạt chất lượng yêu cầu.
Xử lý hàng lỗi "NG" là một phần quan trọng của quy trình sản xuất vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, hiệu suất và lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục đích chính của việc xử lý hàng lỗi "NG" là giảm thiểu hoặc loại bỏ sự xuất hiện của "NG" trong quy trình sản xuất.
Dưới đây là quy trình cơ bản việc xử lý hàng lỗi trong quá trình sản xuất mà bạn có thể tham khảo
Tùy từng ngành, lĩnh vực sản xuất mà mỗi doanh nghiệp sẽ có quy chuẩn đánh giá mức độ lỗi của hàng NG khác nhau để có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng lỗi cũng như xác định xem lỗi có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay không.
Nhưng nhìn chung, mức độ hàng lỗi gồm ba loại chính: Lỗi nhỏ, lỗi lớn, lỗi nghiêm trọng. Thông thường, các nhà sản xuất thường sử dụng Bảng giới hạn chấp nhận chất lượng (AQL) để làm cơ sở đánh giá chất lượng thành phẩm làm ra.
Công đoạn này có mối liên hệ chặt chẽ với bước trước đó. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ phân loại hàng NG của họ thông qua một danh sách các khiếm khuyết trong sản phẩm kèm theo mức độ lỗi cho phép tương ứng. Những người quản lý QC có thể sử dụng phiếu kiểm tra (Check Sheet) – một trong 7 QC Tools để thực hiện phân loại sản phẩm NG.
Việc phân loại sản phẩm NG giúp doanh nghiệp sản xuất không chỉ kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp của họ, mà còn đảm bảo hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa được thực hiện hiệu quả, giảm thiểu rủi ro hàng lỗi đến tay khách hàng
Các sản phẩm được đánh dấu khác nhau dựa trên kết quả phân loại ở bước hai. Các sản phẩm NG được xếp cùng một nhóm có chung thuộc tính lỗi. Đồng thời, doanh nghiệp cũng xác định công đoạn và bộ phận tương ứng có liên quan đến từng nhóm hàng NG.
Khám phá ngay: 7 công cụ quản lý chất lượng sản phẩm (7QC Tools)
Các sản phẩm NG theo nhóm được chuyển đến các bộ phận tương ứng, kèm theo thông tin về mức độ lỗi của sản phẩm. Tại đây, các bộ phận liên quan tiến hành phân tích sản phẩm lỗi để có biện pháp xử lý phù hợp.
Bộ phận phụ trách thường đưa ra các quyết định chính để xử lý hàng lỗi:
Hàng NG sau khi được xếp vào bốn nhóm trên sẽ được doanh nghiệp tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy như đã đề cập trên.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến một sản phẩm lỗi. Đó có thể là do chất lượng không đảm bảo của máy móc, do tay nghề hoặc/và ý thức công việc của công nhân còn chưa cao, quy trình sản xuất còn nhiều lỗ hổng hoặc cũng có thể xuất phát từ môi trường làm việc không đảm bảo để người lao động hoàn thành tốt công việc của mình. Việc truy tìm nguyên nhân dẫn đến sản phẩm lỗi giúp doanh nghiệp đánh giá lại chất lượng trong từng khâu sản xuất và từ đó có những biện pháp ngăn ngừa sai, lỗi có thể xảy ra trong tương lai.
Khám phá: Ứng dụng hệ thống MES trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Trong chiến lược quản lý chất lượng, các doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống phòng chống sai lỗi Poka Yoke với mục đích loại bỏ các khuyết tật của sản phẩm bằng cách ngăn ngừa, sửa chữa hoặc cảnh báo kịp thời khi chúng xảy ra.
Trong khi đó, cải tiến liên tục (Kaizen) sẽ góp phần nâng cao chất lượng, giảm lãng phí trong sản xuất, từ đó giảm thiểu lỗi sai và hàng NG thông qua những cải tiến nhỏ nhưng có tính thường xuyên và liên tục.
Việc kết hợp hai phương án này giúp doanh nghiệp phát hiện các sai lỗi trong sản xuất hàng hóa, chủ động giảm thiểu rủi ro sản xuất hàng lỗi, đồng thời có những phương án tối ưu để xử lý hàng lỗi hiệu quả.
Trong công nghiệp sản xuất hiện nay, việc ứng dụng công nghệ để kiểm tra, phát hiện và xử lý hàng lỗi ngày càng phổ biến và được ưa chuộng. Dưới đây là một số công nghệ ứng dụng thường thấy:
Công nghệ IoT cho phép các cảm biến có thể tự động kết nối và thu thập dữ liệu từ các thiết bị máy móc trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Điều này giúp:
Giám sát theo thời gian thực: Cảm biến có thể theo dõi các tham số quan trọng như nhiệt độ, áp suất, độ rung, và nồng độ các chất để xác định sự cố và điều chỉnh quy trình sản xuất kịp thời.
Dự đoán bảo trì và sự cố tự động: Dữ liệu từ các cảm biến có thể được sử dụng để dự đoán khi nào máy móc hoặc thiết bị cần bảo trì hoặc có nguy cơ gặp sự cố.
Máy học và trí tuệ nhân tạo đã thay đổi cách kiểm tra và phát hiện hàng lỗi trong sản xuất. Các hệ thống AI có khả năng học từ dữ liệu lịch sử để phát hiện các biểu hiện của lỗi một cách tự động và nhanh chóng. Các ứng dụng bao gồm:
Kiểm tra hình ảnh và thị giác máy tính (Vision): Hệ thống AI có thể phân tích hình ảnh để phát hiện các khuyết điểm như vết nứt, kích thước không đúng, hoặc màu sắc không đồng nhất trên sản phẩm. Điều này giúp tự động hóa việc kiểm tra chất lượng và giảm sự phụ thuộc vào kiểm tra thủ công.
Dự đoán khiếm khuyết: Hệ thống máy học có thể dự đoán sự xuất hiện của lỗi trước khi chúng xảy ra bằng cách phân tích dữ liệu thời gian thực từ các cảm biến và máy móc. Điều này cho phép nhà máy thực hiện các biện pháp sửa chữa hoặc ngừng sản xuất trước khi lỗi lan rộng.
Tính năng kiểm tra, phát hiện hàng NG được DACO tích hợp trực tiếp trong hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES. Hệ thống sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện và tổng thể về quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và hơn thế nữa, SEEACT-MES còn thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, truy xuất lịch sử sản xuất trên từng công đoạn.
Trong quá trình sản xuất, thông tin sản xuất được thu thập theo thời gian thực và mã hóa thành các mã QR code. Khi sản phẩm lỗi và cần phải thu hồi sản phẩm, doanh nghiệp chỉ cần truy xuất thông tin và thu hồi số sê-ri của sản phẩm lỗi mà không cần thu hồi quy mô lớn. Nói cách khác, nếu ứng dụng hệ thống SEEACT-MES vào truy xuất nguồn gốc công ty có thể giảm phạm vi thu hồi sản phẩm, đồng thời giảm tác động tiêu cực và tổn thất do việc thu hồi gây ra.
Doanh nghiệp sản xuất sở hữu hệ thống quản lý sản xuất phù hợp sẽ nhận được một chuỗi các giá trị. Hệ thống này hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến liên tục quy trình sản xuất, đạt được tiêu chuẩn chất lượng, tăng trách nhiệm và sự tham gia của tất cả các bộ phận liên quan. Nhờ hệ thống báo cáo trực quan hóa theo thời gian, người quản lý có thể liên tục theo dõi và cải thiện các quy trình sản xuất, tránh các vấn đề xảy ra và có phương án dự phòng thu hồi ngay từ đầu. Với SEEACT-MES, doanh nghiệp được cung cấp các công cụ để xem xét và phân tích dữ liệu trong quy trình sản xuất sản phẩm.
Xem thêm: Hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES
Hướng tới chuyển đổi số toàn diện với 6 module cốt lõi:
- Quản lý kế hoạch, lệnh sản xuất.
- Quản lý công đoạn sản xuất.
- Quản lý hiệu suất tổng thể thiết bị.
- Quản lý kho thông minh.
- Quản lý chất lượng sản phẩm - CheckSheet.
- Quản lý bảo trì bảo dưỡng thiết bị.
Sản Phẩm Liên quan