Danh Mục Sản Phẩm

Rủi Ro Trong Sản Xuất Là Gì? Các Loại Rủi Ro Trong Sản Xuất

Mã Sản Phẩm
: BV05_Quan_Ly_San_Xuat
Tên Sản Phẩm
: Rủi Ro Trong Sản Xuất Là Gì? Các Loại Rủi Ro Trong Sản Xuất
Danh Mục
: Kiến thức
Thương Hiệu
: Quản Lý Sản Xuất
Giá

: Liên Hệ



Trong quá trình sản xuất, ta cần phải xem xét những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến những hoạt động sản xuất đang diễn ra hàng ngày. Rủi ro hoàn toàn có thể phát sinh từ do chính nguyên vật liệu được sử dụng, thiết bị, con người … Vậy hãy cùng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về những rủi ro trong sản xuất và các cách để kiểm soát rủi ro trong sản xuất.

Chi Tiết Sản Phẩm


Rủi ro trong sản xuất là gì? Các loại rủi ro trong sản xuất

Trong quá trình sản xuất, ta cần phải xem xét những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến những hoạt động sản xuất đang diễn ra hàng ngày. Rủi ro hoàn toàn có thể phát sinh từ do chính nguyên vật liệu được sử dụng, thiết bị, con người … Vậy hãy cùng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về những rủi ro trong sản xuất và các cách để kiểm soát rủi ro trong sản xuất.

rui ro trong san xuat la gi

Rủi ro trong sản xuất là gì?

Chúng ta có thể hiểu rủi ro trong sản xuất là đề cập đến sự gián đoạn của các hoạt động hoặc quy trình trong nội bộ khiến cho kế hoạch ban đầu không được thực hiện theo đúng tiến độ, kế hoạch đặt ra.

Các loại rủi ro trong sản xuất

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ gặp những loại rủi ro khác nhau. Thông thường, so với những doanh nghiệp sản xuất sẽ có 4 loại rủi ro sau:

  • Rủi ro kế hoạch
  • Rủi ro quản lý và vận hành
  • Rủi ro tuân thủ
  • Rủi ro kinh tế tài chính

Quy trình kiểm soát rủi ro trong sản xuất

Đối với doanh nghiệp sản xuất, trong mọi quy trình cần có một chương trình xác định rủi ro toàn diện, đánh giá rủi ro, đo lường rủi ro, giảm thiểu rủi ro và giám sát sự rủi ro. Một chương trình như vậy cần phải có bao gồm tất cả các khía cạnh hoạt động kinh doanh để đảm bảo trong tất cả các lĩnh vực thì những rủi ro quan trọng đều được nắm bắt.

risk

Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro trong sản xuất

Thông thường, bước đầu tiên trong kiểm soát rủi ro trong sản xuất chính là việc xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro. Kế hoạch quản lý rủi ro xuất hiện để có thể đảm bảo doanh nghiệp có một lộ trình rõ ràng, cụ thể, khách quan trong việc xác định rủi ro xảy ra và có thể ngăn ngừa các yếu tố rủi ro thiết yếu. Qúa trình này cần xác định những người có liên quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hiệu quả quá trình kiểm soát rủi ro.

Kế hoạch sẽ giải quyết nhu cầu của ban lãnh đạo đối với quá trình kiểm soát rủi ro trong sản xuất và xác định cụ thể được cách thức, thời gian diễn ra. Nếu liên quan đến một sản phẩm cụ thể thì kế hoạch sẽ cần phải giải quyết được toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn cuối cùng.

Các tiêu chí về khả năng chấp nhận rủi ro cần được xác định rõ ràng và đưa ra cách kiểm soát, cách giải quyết của rủi ro đó khi xảy ra.

Kế hoạch quản lý rủi ro cần phải đưa ra được thông tin được thu thập và đưa ra quá trình phân tích rủi ro liên tục.

Quy trình kiểm soát rủi ro

Để có thể thực hiện quy trình rủi ro, doanh nghiệp cần phải liên tục đặt ra những câu hỏi như: “Những rủi ro tiền ẩn là gì?”, “Tại sao lại xảy ra rủi ro?”, “Nguyên nhân gốc rễ của rủi ro là từ đâu?”, “Rủi ro nào dễ xảy ra nhất”, ...

Thông thường, việc kiểm soát rủi ro sẽ do một đội nhóm đảm nhiệm. Họ cần có một số các kỹ năng và năng lực kiểm soát quá trình rủi ro trong sản xuất. Họ sẽ phải xác định các rủi ro tiềm ẩn để có thể đưa ra phương án giải quyết tốt nhất. Nhóm kiểm soát rủi ro sẽ liên tục phải theo dõi, cập nhật tính hiệu quả và các hành động đã thực hiện trong kế hoạch đã đưa ra ở bước trên.

Xác định mức độ rủi ro sản xuất

Doanh nghiệp cần xác định và đánh giá được các loại rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt từ đó xây dựng chiến lược quản trị rủi ro đúng đắn. Theo thông lệ quốc tế thì việc đánh giá rủi ro này thường dựa trên hai tiêu chí: tần xuất xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro.

Để đánh giá được rủi ro, các nhà quản trị rủi ro phải đo lường tần xuất xảy ra của các rủi ro và xây dựng thước đo mức độ ảnh hưởng, tác động của rủi ro đối với để từ đó áp dụng thước đo này vào các rủi ro đã được xác định.

Khi thực hiện quá trình đánh giá rủi ro, doanh nghiệp sẽ xác định được danh sách các rủi ro tiềm ẩn và sẽ đưa ra được những công cụ, những cách thức để có thể xác định mức độ nghiêm trọng, xác xuất và khả năng rủi ro diễn ra. Sau đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra phương pháp để đưa ra mức độ rủi ro theo công thức:

" Mức độ nghiêm trọng (S) x Xác Suất (P) x Khả năng phát hiện (D) = Số mức độ rủi ro (hoặc số mức độ ưu tiên rủi ro – RPN) "

Ứng phó rủi ro

Ứng phó rủi ro là xác định cách thức phản ứng đối với các rủi ro đã được nhận dạng nhằm giảm rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được.

ung pho rui ro trong quan ly san xuat

Sau khi đánh giá các rủi ro dựa trên hai khía cạnh tần suất và ảnh hưởng, rủi ro sẽ được ứng phó bằng một trong bốn chiến lược như sau:

1. Né tránh rủi ro

Với những rủi ro thường xuyên xảy ra và mỗi lần xảy ra doanh nghiệp có thiệt hại lớn thì doanh nghiệp không nên thực hiện hoạt động đó. Chẳng hạn như DOANH NGHIỆP quyết định từ bỏ sự thay đổi chiến lược, mở rộng thị trường mới (thiếu kinh nghiệm và thông tin) đang đối mặt với rủi ro tăng cao, hoặc vi phạm pháp luật...

2. Chuyển giao rủi ro

Với những rủi ro không thường xuyên xảy ra và mỗi lần xảy ra có thiệt hại lớn thì doanh nghiệp nên chuyển rủi ro bằng cách mua bảo hiểm, ví dụ như mua bảo hiểm phòng chống cháy nổ và các sự kiện thiên tai.

3. Giảm thiểu rủi ro

Với những rủi ro thường xuyên xảy ra và mỗi lần xảy ra có thiệt hại nhỏ thì doanh nghiệp nên dùng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giảm rủi ro.

4. Chấp nhận rủi ro

Với những rủi ro không thường xuyên xảy ra và mỗi lần xảy ra có thiệt hại nhỏ thì doanh nghiệp nên chấp nhận rủi ro và không cần kiểm soát (các hoat động bất thường). Về cơ bản, doanh nghiệp cần xem xét khả năng xảy ra và tác động của rủi ro dưới góc độ mức chịu rủi ro cơ bản của mình và sau đó quyết định có chấp nhận rủi ro hay không. Đối với nhiều loại rủi ro, chấp nhận là chiến lược thích hợp nhất. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, doanh nghiệp lại giả định rủi ro có thể không bao giờ xảy ra và sẽ không có những chuẩn bị đầy đủ cho những nguy cơ rủi ro có thể xảy đến.

Doanh nghiệp cần cân nhắc lợi ích và rủi ro cho từng phương án tiếp cận và lựa chọn phương án nào sẽ phù hợp nhất với mức độ ưa thích rủi ro của doanh nghiệp. Đối với từng loại rủi ro, các phương án ứng phó thay thế nên được cân nhắc. Sau khi một loạt các ứng phó rủi ro được xây dựng, cần phải nhìn vào các rủi ro đã được xác định, một cách khách quan, và cân nhắc các phương án phản ứng rui ro để đánh giá xem những phương án này sẽ giúp tổ chức ở trong vùng chịu đựng rủi ro hay không. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng kết hợp nhiều phương án ứng phó rủi ro để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hoạt động kiểm soát rủi ro

Hoạt động kiểm soát rủi ro là các biện pháp, quy trình, thủ tục được thực thi nghiêm túc trong toàn tổ chức nhằm đảm bảo chỉ thị của ban lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt được mục tiêu đã đặt ra. Hoạt động kiểm soát rủi ro lý tưởng có ba đặc điểm:

  • Được thiết kế một cách cẩn thận;
  • Hoạt động có hiệu quả;
  • Được cập nhật thường xuyên.

Sự hiểu biết chắc chắn về quá trình kinh doanh cơ bản, và sự tham gia của các nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh là rất quan trọng cho việc tạo ra các hoạt động kiểm soát tốt những rủi ro đang cần được giải quyết.

Thông thường có ba loại hoạt động kiểm soát:

  • Hoạt động kiểm soát phòng ngừa (hay còn gọi là các hoạt động kiểm soát trước) được thiết kế để tránh những sai sót trước khi giao dịch được xử lý. Ví dụ: danh sách ủy quyền (kiểm tra xem mã ủy quyền có đúng hay không), hạn chế truy cập bảo mật.
  • Hoạt động kiểm soát phát hiện được thiết kế nhằm giám sát hoạt động/quy trình để xác định các biện pháp kiểm soát phòng ngừa còn thiếu sót và lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch, từ đó có các biện pháp ứng phó phù hợp.
  • Hoạt động kiểm soát dò tìm (còn được gọi là các hoạt động kiểm soát sau) được thiết kế để xác định các sai sót hoặc bất thường đã xảy ra và cho phép quản lý có hành động khắc phục kịp thời. Ví dụ: các bước xử lý đối chiếu và đánh giá báo cáo ngoại lệ.

Giám sát - Báo cáo

Giám sát và báo cáo hoạt động quản lý rủi ro và những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp. Quy trình giám sát và báo cáo được thực hiện nhằm đánh giá tính hiệu quả và sự phù hợp của khung quản trị rủi ro doanh nghiệp. Bằng cách thường xuyên giám sát rủi ro và đánh giá hiệu quả của việc xử lý rủi ro, DOANH NGHIỆP có thể điều chỉnh chương trình quản lý rủi ro phù hợp với tình hình cụ thể. Giám sát các rủi ro hiện tại, các rủi ro mới xuất hiện thông qua các chỉ số rủi ro chính KRI (Key Risk Indicator, là một chỉ số dự báo về các rủi ro hiện tại hoặc tương lai có thể quan sát hay đo lường được). Báo cáo các bên liên quan về quy trình quản lý rủi ro, gồm:

  • Đánh giá hiệu quả của hoạt động kiểm soát (có thực hiện đúng không);
  • Đánh giá hiệu quả của khung quản trị rủi ro doanh nghiệp;
  • Các rủi ro còn lại sau khi đã áp dụng các giải pháp ứng phó.

Quản lý sản xuất là gì? Tổng quan về quản lý sản xuất

KẾT LUẬN

Trên đây là những chia sẻ của ôi về những rủi ro trong sản xuất cũng như cách thức quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sắp tới. Nếu có vấn đề gì cần giải đáp thêm, vui lòng liên hệ qua hotline để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Xây dựng một quy trình quản lý sản xuất hiệu quả giúp gia tăng năng suất, cải thiện doanh thu, lợi nhuận, ...


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật