Danh Mục Sản Phẩm

CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT

Mã Sản Phẩm
: BV10_SEEACT
Tên Sản Phẩm
: CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
Danh Mục
: Kiến thức
Thương Hiệu
: Công Nghệ IoT-4.0
Giá

: Liên Hệ



Industry 4.0 (Công nghiệp 4.0) hay còn được gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là chủ đề rất nóng hiện nay. Industry 4.0 là gì? Khái niệm này bắt nguồn từ đâu và ứng dụng trong đời sống, sản xuất hiện nay như thế nào?

Chi Tiết Sản Phẩm


CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT

Industry 4.0 (Công nghiệp 4.0) hay còn được gọi là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là chủ đề rất nóng hiện nay. Industry 4.0 là gì? Khái niệm này bắt nguồn từ đâu và ứng dụng trong đời sống và sản xuất hiện nay như thế nào?

Industry 4.0 (Công nghiệp 4.0)

  1.  LỊCH SỬ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP.

Có thể bạn sẽ tự hỏi tại sao lại là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư? Hãy cùng nhìn lại lịch sử 1 chút nhé!

  • Cách mạng công nghiệp 0.0: Tổ tiên của chúng ta từ loài Vượn tiến hóa lên Người nhờ phát minh ra Lửa.

Chúng ta có được bộ não thông minh và cơ thể khỏe mạnh ngày nay là nhờ có lửa vì lửa làm chín thức ăn và cung cấp dinh dưỡng tối đa để phát triển trí óc, cơ thể. Lửa còn giúp tổ tiên loài người xua đuổi thú dữ, giá lạnh và bảo tồn nòi giống. Giai đoạn này kéo dài từ 400 năm trước công nguyên đến tận thế kỷ thứ 18

  • Cách mạng công nghiệp 1.0: Loài người Phát minh ra động cơ hơi nước để tăng năng suất lao động cho tất cả các lĩnh vực.

Được xuất phát từ nước Anh, và nước Anh được coi là cái nôi đầu tiên cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này. Vào thế kỷ thứ 18, các mô hình dệt may sử dụng máy móc dựa vào sức nước, và một thời gian sau đó máy hơi nước đã được chế tạo, nâng cao năng suất lao động lên 40 lần.

Đầu thế kỉ thứ 19, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới đã được ra đời. Sau đó 3 năm là chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên được ra đời, đánh dấu bước đầu tiên của ngành giao thông vận tải.

Industry 4.0 (Công nghiệp 4.0)

  • Cách mạng công nghiệp 2.0: Phát minh ra điện, động cơ điện và Dây chuyền sản xuất hàng loạt.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra ở nửa cuối thế kỷ 19 đã mở ra kỷ nguyên của sản xuất hàng loạt, thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa được lan rộng ra nhiều nước như Nhật Bản, Nga, … Cuộc cách mạng đã tạo ra những tiền đề thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội có quy mô thế giới.

  • Cách mạng công nghiệp 3.0: Từ máy tính đến điện tử và phát minh ra internet. Một bước đại nhảy vọt để đưa chúng ta vào kỷ nguyên số hóa.

Tiếp đà sức mạnh của hai cuộc cách mạng trước đó khiến một bộ phận dân cư trên thế giới giàu lên nhanh chóng. Cách mạng công nghệ 3.0 mang đến sự nở rộ của ứng dụng công nghệ. Nhiều phần mềm thông minh, robot chế tạo tinh vi, hệ thống in ba chiều và hàng loạt dịch vụ hệ thống website.

Cách mạng công nghiệp 3.0

2. ĐỊNH NGHĨA INDUSTRY 4.0

Năm 2013 thuật ngữ “Industrie 4.0” lần đầu tiên được xuất hiện trong một tờ báo của chính phủ Đức. Ở Việt Nam thuật ngữ “Industrie 4.0” được biết đến với cái tên “Công nghiệp 4.0” hay “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Phát triển trên 3 trụ cột chính đó là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học, Vật Lý và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp. Hiểu một cách đơn giản: Công nghiệp 4.0 là quá trình tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa mọi quy trình và phương thức hoạt động, làm việc với đặc điểm: liên kết, tự động và xóa nhòa mọi ranh giới.

 Công nghiệp 4.0

Nhà thông minh là sản phẩm tuyệt vời của thời đại 4.0

  • Yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI): Được hiểu như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi. v.v… Hiện nay, trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực như y học, kinh tế, quân sự, các ngành kĩ thuật cũng như trong các trò chơi điện tử và phần mềm máy tính thông dụng.

- Vạn vật kết nối (Internet Of Things - IoT): Theo định nghĩa của Wikipedia, IoT được ví von như một kịch bản mới của thế giới, mỗi đồ vật, con người được định danh riêng và có khả năng truyền tải, trao đổi những dữ liệu, thông tin thông qua một mạng Internet mà không phụ thuộc vào khả năng tương tác giữa người với người hoặc người với thiết bị máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó. Trong những năm vừa qua, IoT được ứng dụng nhiều trong thực tiễn, điển hình các ngành nghề chế tạo máy, chăm sóc sức khỏe, nhà thông minh...

Công nghiệp 4.0

- Dữ liệu lớn (Big Data): cho phép con người có thể thu thập, chứa đựng được một lượng dữ liệu khổng lồ. Đối với marketing trong doanh nghiệp, người ta có thể thu thập được một lượng lớn thông tin bao gồm thông tin cá nhân của từng khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra các xu hướng, nhu cầu, mong muốn.. của người tiêu dùng một cách hiệu quả, và từ đó giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến lược đúng đắn và hiệu quả trong mỗi giai đoạn.

- Điện toán đám mây (Cloud Computing): cho phép người dùng có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ thông tin nhờ vào các máy chủ ảo của các nhà cung cấp chẳng hạn như Facebook, Office 365, Youtube,. Mọi dữ liệu đề được lưu trữ, tổ chức và sắp xếp trên hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược tiếp thị tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ này nhằm tiết kiệm chi phí và tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp.

  • Công nghệ sinh học trong thời kỳ cách mạng công nghiệp thứ 4

Tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

  • Vật lý thời 4.0

Chế tạo robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano...

3. ỨNG DỤNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đổ bộ các nước đang phát triển, trong đó có cả Việt Nam. Một số ngành nghề đang dần thay đổi khi xuất hiện công nghiệp 4.0 là:

  • Công nghệ phần mềm: Hiện nay có rất nhiều các ứng dụng, phần mềm đặc biệt giúp con người chủ động và thuận tiện hơn khi làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Điển hình như phần mềm Grab mà các thành phố lớn đang sử dụng.
  • Y tế: Cỗ máy IBM Watson có biệt danh “Bác sỹ biết tuốt” rất có thể lướt duyệt cùng lúc hàng triệu hồ sơ bệnh án để cung cấp cho các bác sĩ những sự chọn lựa điều trị dựa trên bằng chứng chỉ trong vòng vài giây nhờ khả năng tổng hợp số liệu khổng lồ và tốc độ xử lý mạnh mẽ. “Bác sĩ biết tuốt” này còn cho phép con người tra thông tin về tình hình sức khỏe của bản thân. Các bác sĩ chỉ cần nhập số liệu người bệnh để được phân tích, so sánh với kho số liệu khổng lồ có sẵn và đưa ra gợi ý hướng điều trị chính xác. Ngoài ra đầu năm nay, một số bệnh viện tại TP HCM và Hà Nội đã thực hiện ca mổ với sự hỗ trợ của robot. Với bốn cánh tay, đầu camera thông minh, góc phẫu thuật rộng 540 độ, hình ảnh 3D, robot có thể phẫu thuật ở những vị trí khó, hỗ trợ các bác sĩ tiến hành ca mổ với sự xâm lấn tối thiểu và độ chính xác, hiệu quả an toàn hơn, giúp bệnh nhân ít mất máu, ít đau, giảm rủi ro tai biến và mau hồi phục.
  • Công nghiệp sản xuất: Tạo ra các nhà máy thông minh. Máy móc có thể nói chuyện với nhau: Giống như một cái gì đó từ một bộ phim khoa học viễn tưởng đầu những năm 2000, máy móc đang nói chuyện với nhau !!! tuy nhiên, thay vì âm mưu hủy diệt loài người, họ đang giúp tiết kiệm thời gian, cắt giảm chất thải và tiết kiệm tiền. tất tần tật là nhờ vào Internet of Things (IoT), quan hệ các thiết bị này với các thiết bị khác, cho phép các thiết bị làm việc thông minh và có tính quan hệ với nhau. Nó mở rộng khối lượng ngành mà một thiết bị hoàn toàn có thể làm nhiều hơn so với đó là một loại sản phẩm độc lập không có kết nối.
  • Nông nghiệp: các trang trại kỹ thuật số đang là mục tiêu lớn của công nghiệp 4.0 cho ngành nông nghiệp. Một số quốc gia lớn trên thế giới đã xuất hiện những trang trại thông minh sở hữu máy bay không người lái, vệ tinh truyền hình ảnh. Từ đó giúp cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng và cắt giảm nhiều nguồn chi phí.

Công nghiệp 4.0

4. LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁCH MẠNG INDUSTRY 4.0 VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

- Lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với doanh nghiệp sản xuất

Industry 4.0 nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu thông qua hợp tác và liên minh các công ty. Có thể thấy rằng trong tương lai các sản phẩm sẽ không còn được xây dựng bởi một công nhân mà bởi một robot hoặc lập trình viên. Những lợi ích mà Công nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp được tóm tắt cụ thể như sau:

  • Tăng năng suất và doanh thu
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất
  • Phát triển công nghệ tăng tốc
  • Dịch vụ khách hàng tốt hơn

- Hạn chế và rào cản của công nghệ 4.0 tới công ty sản xuất

Với ba cuộc cách mạng trước đó nhân loại từng trải qua, những thay đổi cực kì lớn về mặt xã hội đã diễn ra qua từng cuộc cách mạng. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã diễn ra một cách ngoạn mục và con người có thể sẽ không lường trước được các vấn đề xã hội và những tác động đến xã hội như thế nào trong tương lai sắp tới.

  • An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm chính. Khi mà mọi dữ liệu đều được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị IoT dễ bị đe dọa và đôi khi những mối đe dọa này có thể là gây ra thảm họa khi bị đánh cắp những dữ liệu bảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược.
  • Kỹ năng và giáo dục của người lao động làm việc trong các quy trình dựa trên công nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện. Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học công nghệ, con người cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại.
  • Máy móc tự có những hạn chế. Quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ, máy móc có thể khiến doanh nghiệp sa vào những thiệt hại nghiêm trọng, hơn nữa các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng về tài chính bởi vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi máy móc sẽ là rất lớn.

5. KẾT LUẬN

Hi vọng với bài viết trên, DACO đã cung cấp cho bạn hiểu hơn về khái niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì và tầm quan trọng của nó ảnh hưởng như thế nào trong đời sống. 

Công ty TNHH DACO là công ty đi đầu trong lĩnh vực giải pháp số hóa nhà máy tại Việt Nam và đồng thời là nhà phân phối chính thức tại Việt Nam của nhiều thương hiệu sản phẩm công nghiệp tự động hóa. DACO đã nghiên cứu và phát triển SEEACT là 1 hệ thống giải pháp toàn diện phù hợp với mô hình của các nhà máy sản xuất tại Việt Nam với các module như hệ thống quản lý trạng thái hoạt động của máy móc, mô hình quản lý năng suất, phương pháp gọi hỗ trợ, giải pháp cải tiến trong quản lý kho hàng, phần mềm quản lý tài sản, hệ thống báo giờ tự động, phương pháp giám sát điện năng, nhiệt độ - độ ẩm , … 

Với nhiều Dự án tiêu biểu, SEEACT - Hệ thống giải pháp cho nhà máy thông minh số 1 Việt Nam do DACO phát triển độc quyền tại Việt Nam hân hạnh có mặt tại nhiều nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp trên khắp cả nước, hãy liên hệ DACO để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ cách thức ứng dụng công nghiệp 4.0 phù hợp doanh nghiệp sản xuất của bạn ngay bây giờ nhé.

Lợi ích và hạn chế của công nghiệp 4.0


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật