Danh Mục Sản Phẩm

Triển khai hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES tại nhà máy bao bì Châu Thái Sơn

Mã Sản Phẩm
: Case Study - Chau Thai Son
Tên Sản Phẩm
: Triển khai hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES tại nhà máy bao bì Châu Thái Sơn
Danh Mục
: Câu chuyện thành công
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Nằm trong Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh đợt 1/2023 do Samsung Việt Nam phối hợp cùng Bộ Công Thương, Nhà máy Châu Thái Sơn (Thuộc công ty cổ phần Tiến Thành) vinh dự là 1 trong những đơn vị tham gia trong dự án lần này. Hãy cùng DACO tìm hiểu những kết quả ấn tượng mà nhà máy đã đạt được trong giai đoạn 1 này.

Chi Tiết Sản Phẩm


TRIỂN KHAI DỰ ÁN HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT SEEACT-MES TẠI CÔNG TY TNHH IN VÀ BAO BÌ CHÂU THÁI SƠN

Nằm trong Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh đợt 1/2023 do Samsung Việt Nam phối hợp cùng Bộ Công Thương, Nhà máy Châu Thái Sơn (Thuộc công ty cổ phần Tiến Thành) vinh dự là 1 trong những đơn vị tham gia trong dự án lần này. Hãy cùng DACO tìm hiểu những kết quả ấn tượng mà nhà máy đã đạt được trong giai đoạn 1 này.

trien khai du an quan ly san xuat seeact-mes tai nha may bao bi chau thai son

Giới thiệu về nhà máy bao bì Châu Thái Sơn

Được thành lập từ năm 2006, Châu Thái Sơn được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực bao bì tại Việt Nam với các sản phẩm thế mạnh như: hộp carton kích thước vừa và lớn, hộp offset và các phụ kiện hỗ trợ.

Nhà máy Châu Thái Sơn có diện tích hơn 30.000m2, được đầu tư trang thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại với đội kỹ sư vận hành lành nghề. Tổng công suất nhà máy hiện tại đạt 4.500 tấn/tháng với 200.000 lượt sản phẩm được sản xuất ra trong 1 giờ đồng hồ.

Nhưng không dừng lại ở đó, với sứ mệnh lấy khách hàng là trung tâm, lấy thị trường để định hướng phát triển và với phương châm không ngừng cải tiến, đổi mới, Châu Thái Sơn đã tìm hiểu các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến đổi mới công nghệ để tối ưu hoá chi phí và chất lượng sản xuất nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và tối ưu hoá hiệu quả sản xuất.

Đến tháng 7 năm 2023, Châu Thái Sơn đã quyết định triển khai hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES được nghiên cứu, phát triển bởi công ty TNHH DACO và đội ngũ với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

SEEACT-MES Packaging - Hệ thống quản lý sản xuất chuyên sâu và toàn diện cho ngành bao bì

Trien khai he thong quan ly san xuat tai nha may bao bi chau thai sonTrien khai he thong quan ly san xuat tai nha may bao bi chau thai sonTrien khai he thong quan ly san xuat tai nha may bao bi chau thai son

Trien khai he thong quan ly san xuat tai nha may bao bi chau thai sonTrien khai he thong quan ly san xuat tai nha may bao bi chau thai son

Kết quả đạt được sau khi triển khai hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES

Sau gần 3 tháng với những nỗ nực không ngừng nghỉ từ đội ngũ cố vấn, tư vấn của SamSung (IDC), DACO và Công ty cổ phần Tiến Thành (Nhà máy bao bì Châu thái Sơn), hệ thống SEEACT-MES chính thức được ứng dụng thành công và đã đạt được một số kết quả ấn tượng.

"Công ty cổ phần Tiến thành là một trong những doanh nghiệp đã ghi nhận những cải tiến vượt bậc trong việc tối ưu hoá hệ thống thông qua các hoạt động: xây dựng môi trường thu thập/chia sẻ thời gian thực sản lượng, kết quả kiểm tra chất lượng công đoạn; quản lý trạng thái máy và thông số chính của thiết bị; quản lý nhập/xuất và tồn kho thành phẩm theo thời gian thực thông qua ứng dụng mã vạch; thay đổi cấu trúc dây chuyền, đảm bảo kết nối, minh bạch dữ liệu cân bằng dây chuyền; dự báo từ sớm bất thường phát sinh tại hiện trường."

Theo Tạp Chí Công Thương

Dưới đây là một số kết quả đạt được sau khi triển khai hệ thống SEEACT-MES giai đoạn 1:

1. Cải tiến quy trình lập và triển khai kế hoạch sản xuất

Xây dựng quy trình lập kế hoạch phù hợp và có kế hoạch chi tiết đến từng máy. Kế hoạch sản xuất được đồng bộ và tăng khả năng kiểm soát thực hiện sản xuất cho từng công đoạn.

2. Thống kê chỉ số Tact Time trên từng công đoạn

Tại hiện trường, 100% các công đoạn đã thống kê Tact Time để lập kế hoạch sản xuất theo phương thức kéo – kiểm soát thời gian tại các công đoạn.

3. Giám sát tình hình sản xuất theo thời gian thực

Các Dashboard được gắn trực tiếp tại các vị trí đầu line, phòng điều hành sản xuất để trực quan hóa tình trạng sản xuất - giảm thời gian phản ứng và ra quyết định.

4. Xây dựng môi trường thu thập sản lượng tự động

Thu thập thông tin sản xuất tự động trên hệ thống thông qua các thiết bị IoT tại hiện trường và hiển thị sản lượng sản xuất trực quan theo thời gian thực giúp tăng hiệu suất sử dụng máy và giảm thời gian ghi nhận thu thập dữ liệu tới 90%.

5. Xây dựng môi trường quản lý hiệu suất máy

Trước đây, việc quản lý hiệu suất máy móc toàn bộ được thực hiện thủ công thông qua việc ghi chép giấy tờ sau đó tiếp tục tổng hợp trên excel.

Hiện nay, tình hình hoạt động thiết bị đã được theo dõi tự động với các chỉ số như: Loss time, Breakdown, NG Rate, UPH… Toàn bộ dữ liệu sẽ được hiển thị thông qua dashboard trên màn hình quản lý.

Không chỉ có vậy, hệ thống còn thống kê lại các chỉ số OEE giúp người quản lý có thể theo dõi, giám sát tình trạng máy móc để đưa ra hành động tức thì cũng như việc thúc đẩy cải tiến hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng máy.

6. Xây dựng kế hoạch quản lý bảo trì bảo dưỡng thiết bị, khuôn và bản in trên hệ thống

Để có thể cải thiện được khả năng giám sát tình trạng sử dụng khuôn, thúc đẩy cải tiến giảm lỗi khuôn, bản in thì nhà máy cần quản lý chính xác, hiệu quả các thông tin như: số lần sử dụng, vị trí, số shot, thời gian bảo dưỡng, lỗi khuôn…

Từ đó, kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị sẽ được xây dựng dễ dàng thông qua hệ thống phần mềm giúp tăng tuổi thọ thiết bị cũng như giảm thời gian dừng sản xuất bất thường do sự cố thiết bị.

7. Cải tiến quy trình quản lý chất lượng và hoạt động cải tiến chất lượng

Tại đây, hệ thống đã chuẩn hóa tổ chức hoạt động OPQC, xây dựng được các tiêu chuẩn kiểm tra, có quy trình và triển khai các hoạt động cải tiến liên quan đến chất lượng.

Sau quá trình triển khai, lỗi Claim của khách hàng đã giảm đáng kể từ 0.7% xuống còn 0.5%.

8. Cải tiến quy trình xuất, nhập và quản lý kho thành phẩm

Quy trình được xây dựng với mục đích làm rõ luồng ghi nhận, kiểm soát từ đầu vào cho tới đầu ra để phù hợp với hạ tầng và thuận lợi cho vận hành, lưu chuyển hàng hóa.

Sơ đồ bố trí kho thành phẩm được tối ưu hóa thông qua layout kho hiển thị trực quan và nắm bắt được sức chứa hiện tại của kho hàng. 100% các giá kệ, rack, khu vực để hàng hóa được định danh và dán QR Code để đảm bảo nền tảng hiện trường cho hoạt động kiểm soát kho thành phẩm.

9. Tối ưu hóa mặt bằng khu vực sản xuất

Cải tiến hoạt động kiểm tra và xuất nhập kho từ đó tối ưu 70% diện tích lưu kho chờ nhập và tận dụng tối đa diện tích mặt bằng khu vực sản xuất để mở rộng sản xuất.

Tìm hiểu: Tại sao hệ thống MES lại không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất

Thăm hiện trường và chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của các doanh nghiệp sau khi tham gia dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh, ông Choi Joo Ho - Tổng giám đốc Samsung Việt Nam bày tỏ: “Thành quả cải tiến mà các doanh nghiệp gặt hái được không chỉ nhờ sự hướng dẫn của các chuyên gia mà còn nhờ sự quyết tâm đầu tư mạnh mẽ cũng như sự đóng góp tích cực của cán bộ và nhân viên trong chính doanh nghiệp ấy.”

Sau dự án, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển hệ thống nhà máy thông minh dưới sự cố vấn trực tuyến của các chuyên gia Hàn Quốc nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng lực tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Dự án Hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh đợt 2/2023 sẽ tiếp tục được thực hiện tại khu vực phía Nam từ tháng 9/2023.

Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh tại các địa phương là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh đã được Samsung phối hợp cùng Bộ Công Thương ký kết biên bản ghi nhớ vào tháng 2/2022 với mục tiêu hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh tại 50 doanh nghiệp và đào tạo 100 chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn nhà máy thông minh trong 02 năm (2022 - 2023).

Từ năm 2015, Bộ Công Thương và Samsung đã phối hợp để triển khai chương trình tư vấn cải tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho 379 doanh nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn 2018-2021, Bộ Công Thương và Samsung đã đào tạo 406 chuyên gia về công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó, nhận thấy tầm quan trọng của lĩnh vực khuôn mẫu trong sản xuất công nghiệp, Bộ Công thương và Samsung tiếp tục triển khai dự án đào tạo 200 kỹ thuật viên khuôn mẫu trong giai đoạn 2020 – 2023. Qua nỗ lực tìm kiếm doanh nghiệp cung ứng, số lượng nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2 của Việt Nam, trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung tăng gấp 10 lần, từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 257 doanh nghiệp vào cuối năm 2022.

Cột mốc khởi đầu trên hành trình đồng hành cùng phát triển

Việc triển khai hệ thống MES chính là điểm mở đầu trong một tương lai hợp tác lâu dài giữa DACO và Châu Thái Sơn. DACO cam kết sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ cùng nhà máy trong việc mở rộng kinh doanh, tối ưu hóa quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp Châu Thái Sơn có thể xây dựng nền móng để tiến lên nhà máy thông minh, là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành.

DACO tin rằng, sự hợp tác này sẽ giúp cả 2 doanh nghiệp cùng tiến xa hơn những dự định ban đầu.

Trien khai he thong quan ly san xuat tai nha may bao bi chau thai sonTrien khai he thong quan ly san xuat tai nha may bao bi chau thai sonTrien khai he thong quan ly san xuat tai nha may bao bi chau thai son

Trien khai he thong quan ly san xuat tai nha may bao bi chau thai son


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật