Danh Mục Sản Phẩm

Cách tính hàng tồn kho bình quân chi tiết nhất cho doanh nghiệp

Mã Sản Phẩm
: Quan ly kho 32
Tên Sản Phẩm
: Cách tính hàng tồn kho bình quân chi tiết nhất cho doanh nghiệp
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Hàng tồn kho bình quân là gì? Tìm hiểu về cách tính hàng tồn kho bình quân gia quyền theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, sau mỗi lần nhập và các cách tính phổ biến khác.

Chi Tiết Sản Phẩm


Hàng tồn kho bình quân đóng vai trò quan trọng trong quản lý kinh doanh, mang lại nhiều ưu điểm và cơ hội cải thiện hiệu suất. Cùng tìm hiểu về khái niệm này và cách tính theo các phương pháp phổ biến hiện nay.

1. Hàng tồn kho bình quân là gì?

hang-ton-kho-binh-quan-1

Hàng tồn kho bình quân (tiếng anh Average Inventory) là một chỉ số quan trọng trong quản lý kho hàng, được sử dụng để đo lường hiệu suất quản lý kho của một doanh nghiệp. Chỉ số này thường được tính bằng cách chia tổng giá trị của hàng tồn kho trong nhiều giai đoạn cho số giai đoạn trong một khoảng thời gian cụ thể.

Giá trị tồn kho bình quân = (Giá trị tồn kho giai đoạn 1 + giá trị tồn kho giai đoạn 2 +… + giá trị tồn kho giai đoạn n) / n

Tính bình quân hàng tồn kho giúp doanh nghiệp đánh giá đúng khả năng quản lý tồn kho của mình. Nếu mức tồn kho cao có thể dẫn đến chi phí lưu trữ, chi phí cơ hội (do nguồn vốn rơi vào hàng hoá tồn kho thay vì được đầu tư vào hoạt động khác). Ngược lại, mức tồn kho thấp có thể gây tình trạng thiếu hụt hàng, làm giảm sự linh hoạt và tính sẵn sàng để giao hàng, cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng.

Vì vậy, việc theo dõi và duy trì mức hàng tồn kho bình quân tối ưu rất quan trọng để cân bằng giữa chi phí lưu trữ và khả năng cung ứng hàng hoá.

2. Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho bình quân

hang-ton-kho-binh-quan-2

Để tính giá trị tồn kho bình quân, có 4 phương pháp tính giá trị của hàng tồn kho theo từng giai đoạn là:

2.1 Phương pháp thực tế đích danh

Công thức tính:

  • Giá trị đơn vị bình quân = Giá trị thực tế của từng đơn vị/Số lượng thực tế từng đơn vị
  • Giá trị tổng hàng tồn kho = Tổng (Số lượng tồn kho của từng đơn vị x Giá trị đơn vị bình quân)

Theo phương pháp này, giá trị của hàng tồn kho được tính dựa trên giá cụ thể mà từng đơn vị hàng hoá được mua. Ưu điểm của phương pháp là phản ánh chính xác chi phí thực tế của từng lô hàng. Tuy nhiên, nhược điểm là phải theo dõi chặt chẽ từng đơn vị hàng tồn kho, đòi hỏi công sức và chi phí quản lý cao.

2.2 Cách tính hàng tồn kho bình quân gia quyền

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất. Giá trị hàng tồn kho được tính dựa trên giá trung bình của tất cả các mặt hàng tồn kho.

Công thức tính:

  • Giá trị hàng hoá tồn kho = Số lượng tồn kho x Giá trị trung bình

Theo đó, giá trị trung bình được tính theo 2 phương pháp, là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữgiá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

Theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:

  • Giá trị trung bình = (Giá trị thực tế hàng tồn kho đầu kỳ + giá trị thực nhập trong kỳ) / (Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ)

Theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập:

  • Giá trị trung bình sau mỗi lần nhập = (Giá trị thực tế hàng hoá vật tư sau mỗi lần nhập) / (Số lượng hàng hoá vật tư sau mỗi lần nhập)

Ưu điểm của phương pháp hàng tồn kho bình quân gia quyền đó là dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu ảnh hưởng biến động giá cả của các mặt hàng. Tuy nhiên, phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ hay bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập cũng có nhược điểm, đó là có thể che giấu sự biến động giá thực tế, không phản ánh chính xác giá trị từng lô hàng.

2.3 Phương pháp nhập trước, xuất trước (First In, First Out - FIFO)

Giả sử hàng tồn kho được sử dụng theo thứ tự đầu tiên vào là đầu tiên ra. Giá trị hàng tồn kho được xác định bằng giá của các đơn vị hàng tồn kho mới nhất.

  • Giá trị hàng tồn kho = Giá trị đơn vị hàng mới nhất x Số lượng hàng tồn kho mới nhất 

Ưu điểm của phương pháp là phản ánh tốt chi phí thực tế của những ngành nghề có tính chất hàng tồn kho nhanh biến động về giá. Tuy nhiên, có thể  tạo ra biến động giá lớn khi giá cả biến động đột ngột.

2.4 Phương pháp nhập sau, xuất trước (Last In, First Out - LIFO)

Giả sử hàng tồn kho được sử dụng theo thứ tự cuối cùng vào sẽ đưa ra đầu tiên. Giá trị hàng tồn kho được xác định bằng giá các đơn vị hàng tồn kho cũ nhất.

  • Giá trị hàng tồn kho = Giá đơn vị hàng cũ nhất x Số lượng hàng tồn kho cũ nhất

Ưu điểm khi tính tồn kho bình quân theo phương pháp này là có thể giảm chi phí thuế thu nhập do giảm giá trị tồn kho khi giá tăng, tuy nhiên không phản ánh chính xác được chi phí hàng tồn kho thực tế và có thể tạo ra hiệu ứng "LIFO squeeze" khi giá tăng.

3. Vòng quay hàng tồn kho bình quân

hang-ton-kho-binh-quan-3

Một khái niệm liên quan đến tồn kho bình quân là vòng quay hàng tồn kho. Công thức tính:

  • Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn của hàng bán/ Giá trị hàng tồn kho bình quân

Trong đó Bình quân của giá trị hàng tồn kho được tính như sau: 

  • Bình quân giá trị hàng tồn kho = (Giá trị tồn kho đầu kỳ + Giá trị tồn kho cuối kỳ)/2

Số ngày của một vòng quay tồn kho được tính như sau:

  • Số ngày của 1 vòng quay = Số ngày theo kỳ kế toán / Số vòng quay tồn kho

Trong đó, kỳ kế toán tương ứng 1 năm, 1 quý, 1 tháng là 365, 90, 30 ngày.

Ý nghĩa vòng quay của hàng tồn kho:

  • Chỉ số vòng quay hàng tồn kho đo lường khả năng của doanh nghiệp chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu. Nếu vòng quay hàng tồn kho tăng, thể hiện doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
  • Tối ưu hoá vốn đầu tư: Giảm lượng vốn đầu tư vào kho hàng, giúp doanh nghiệp giảm chi phí liên quan đến việc duy trì và quản lý hàng tồn kho
  • Dự báo và lập kế hoạch sản xuất: Qua việc theo dõi vòng quay hàng tồn kho doanh nghiệp có thể dự đoán nhu cầu thị trường và điều chỉnh kế hoạch linh hoạt tránh tồn kho dư thừa hay thiếu hụt

4. Mức tồn kho bình quân tối ưu

hang-ton-kho-binh-quan-4

Mức tồn kho bình quân tối ưu là mức tồn kho mà một doanh nghiệp cần duy trì để đảm bảo sự linh hoạt trong chuỗi cung ứng mà không gặp phải tình trạng thiếu hoặc dư thừa lớn. Điều này liên quan đến việc tìm ra sự cân bằng giữa việc duy trì đủ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà không tăng chi phí tồn kho quá mức.

Mức hàng tồn kho bình quân tối ưu có thể được ước lượng dựa trên nhiều yếu tố như mô hình dự báo nhu cầu, thời gian chu kỳ sản xuất và giao hàng, chi phí lưu kho, và các yếu tố chi phí khác liên quan đến quản lý tồn kho.

Người quản lý tồn kho hiệu quả sẽ cố gắng duy trì mức tồn kho bình quân tối ưu để giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa hiệu suất toàn bộ hệ thống cung ứng sản xuất.

Hiện nay, hệ thống quản lý kho SEEACT-WMS của đơn vị cung cấp giải pháp điều hành và thực thi sản xuất DACO, với tính năng theo dõi số lượng tồn kho, phân tích vòng quay tồn kho, hiển thị trực quan năng lực kho, và cảnh báo về mức tồn kho tối thiểu, tối đa, rất hiệu quả trong việc duy trì mức tồn kho bình quân tối ưu. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm với hơn 15 năm trong lĩnh vực kho, sản xuất, hệ thống SEEACT - WMS không chỉ giúp theo dõi tồn kho một cách chính xác mà còn cung cấp thông tin phân tích hữu ích, hỗ trợ quản lý trong việc điều chỉnh mức tồn kho theo thời gian thực và tối ưu hóa hiệu suất toàn bộ hệ thống kho. 

Tóm lại, việc duy trì mức tồn kho bình quân tối ưu giúp tối ưu hóa chi phí, tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất và chuỗi cung ứng. Đồng thời, thông tin từ hàng tồn kho bình quân hỗ trợ quản lý rủi ro và đánh giá tình hình tài chính, góp phần vào việc đảm bảo chất lượng dịch vụ và xây dựng lòng tin từ phía khách hàng.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật