Danh Mục Sản Phẩm

Quy trình sản xuất là gì? 7 cách cải thiện quá trình sản xuất hiệu quả

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 46
Tên Sản Phẩm
: Quy trình sản xuất là gì? 7 cách cải thiện quá trình sản xuất hiệu quả
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Quy trình sản xuất là gì? Tìm hiểu về sơ đồ quy trình, các loại hình sản xuất và đặc biệt là khám phá 7 cách cải thiện quá trình sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp.

Chi Tiết Sản Phẩm


Bạn có đang đau đầu vì quy trình sản xuất trì trệ, lãng phí chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp? Trên thực tế, đây là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp. Nhiều nhà quản lý và lãnh đạo sản xuất đang gặp khó khăn trong việc quản lý sản xuất một cách hiệu quả do thiếu hụt kiến thức, công cụ và nguồn lực. Bài viết này sẽ chia sẻ một số giải pháp thiết thực giúp các nhà quản lý hiểu quy trình sản xuất là gì, nắm được các phương pháp tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1. Quy trình sản xuất là gì?

quy-trinh-san-xuat-la-gi

Quy trình sản xuất là một chuỗi các hoạt động và công đoạn được sắp xếp hợp lý, liên kết chặt chẽ với nhau, nhằm biến đổi nguồn lực ban đầu như kinh tế, lao  động, thiết bị vốn hoặc đất đai để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho người tiêu dùng. 

Quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Một quy trình hiệu quả đảm bảo chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí, tăng cường an toàn lao động, đặc biệt nâng cao năng suất sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

2. Sơ đồ quy trình sản xuất

so-do-quy-trinh-san-xuat

Sơ đồ quy trình sản xuất trên mô tả quá trình sản xuất một sản phẩm từ nguyên liệu thô đến thành phẩm được lưu trữ trong kho. Quá trình được bắt đầu từ việc nhận nguyên liệu thô, sau đó đến kiểm tra chất lượng của nguyên liệu để đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu. Sau khi nguyên vật liệu được kiểm tra, sẽ được lưu trong kho nguyên vật liệu hoặc một vị trí theo quy định để cung cấp đầu vào cho sản xuất.

Tiếp theo, dây chuyền sản xuất được chuẩn bị để tiến hành sản xuất, gồm lắp đặt các thiết bị cần thiết, đảm bảo an toàn cho mọi nhân viên sản xuất. Khi dây chuyền sản xuất hay máy móc, thiết bị đã sẵn sàng, quá trình sản xuất sẽ được tiến hành.

Trong sơ đồ quy trình sản xuất, nguyên liệu thô được sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh thông qua một loạt các bước, tùy thuộc vào sản phẩm được sản xuất. Trong suốt quá trình sản xuất này, doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng để đảm bảo thành phẩm đạt tiêu chuẩn yêu cầu.

Cuối cùng, sau khi được sản xuất xong, sản phẩm được đóng gói để vận chuyển hoặc bảo quản tại kho hàng. Các hoạt động cuối bao gồm dán nhãn, đóng gói,..để lưu trữ trong kho cho đến khi giao cho các khách hàng, nhà bán lẻ…

Điều quan trọng trong sơ đồ quy trình sản xuất đó là luôn bám sát vào yếu tố chất lượng để đảm bảo các bước sản xuất đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Ngoài ra, yếu tố an toàn rất quan trọng để đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình sản xuất.

3. Các loại hình sản xuất

cac-loai-hinh-san-xuat

Các loại hình sản xuất được phân loại tuỳ thuộc vào sản phẩm của công ty và nhu cầu của doanh nghiệp. Có 5 loại hình sản xuất đó là:

3.1 Sản xuất dây chuyền

Sản xuất dây chuyền là phương pháp tổ chức sản xuất trong đó các công đoạn sản xuất được sắp xếp theo trình tự logic, tạo thành một chuỗi liên tục, di chuyển nguyên vật liệu từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Nói cách khác, sản xuất dây chuyền chia nhỏ quy trình sản xuất thành các bước nhỏ, đơn giản, được thực hiện liên tục và lặp đi lặp lại bởi các công nhân chuyên môn hóa tại các vị trí cố định. Mỗi công nhân chỉ tập trung thực hiện một hoặc vài thao tác nhất định.

Sản xuất dây chuyền thường được áp dụng cho các sản phẩm được sản xuất hàng loạt, có thiết kế tương đồng và nhu cầu thị trường cao. Ví dụ như ngành công nghiệp ô tô, điện tử.

3.2 Sản xuất theo công đoạn

Khác với sản xuất dây chuyền, sản xuất theo công đoạn chia các bộ phận sản xuất thành các bộ phận riêng biệt, hoạt động độc lập với nhau. Sản phẩm được hoàn thiện sau khi trải qua nhiều bộ phận khác nhau. Công nhân có thể linh hoạt thực hiện nhiều công việc.

Sản xuất công đoạn phù hợp cho sản xuất sản phẩm có thiết kế phức tạp, nhu cầu thị trường thay đổi thường xuyên. Ví dụ như ngành sản xuất bánh, bia thủ công.

3.3 Sản xuất theo yêu cầu

Sản xuất theo yêu cầu là quy trình sản xuất sản phẩm đáp ứng riêng cho sở thích, nhu cầu của khách hàng. Loại hình sản xuất này có quy mô nhỏ hơn hai loại trên và thực hiện sản xuất số ít sản phẩm. Các sản phẩm được hoàn thành trước khi thực hiện đảm nhiệm các công việc tiếp theo. Ví dụ như ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất đồ nội thất theo yêu cầu.

3.4 Sản xuất tuỳ chỉnh hàng loạt

Giống với sản xuất theo yêu cầu, sản xuất tùy chỉnh hàng loạt có mục đích sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhưng điểm khác biệt ở đây là: Quy trình tuỳ chỉnh hàng loạt chỉ có thể tùy chỉnh một số chi tiết nhất định, chi phí thấp hơn với tốc độ nhanh hơn do sản xuất hàng loạt. Ví dụ như ngành công nghiệp ô tô có tuỳ chỉnh, ngành may mặc sản xuất quần áo.

4. Cách cải thiện quy trình sản xuất

Cải thiện quy trình sản xuất hiệu quả là điều mà doanh nghiệp sản xuất nào cũng hướng đến. Sau đây là tổng hợp những phương pháp hiệu quả nhất để giúp doanh nghiệp sản xuất hiệu quả hơn.

4.1 Tối ưu hóa bố trí nhà máy

Trong các nhà máy sản xuất truyền thống, các máy móc tương tự được xếp gần nhau. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ tốn thời gian để di chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm để thực hiện các bước hoàn thành quy trình. Thay bằng cách sắp xếp này, doanh nghiệp có thể sắp xếp vị trí của máy móc và công nhân theo trình tự các bước sản xuất. Có thể sử dụng bố cục đường thẳng, chữ S, hình tròn, chữ U. Ví dụ bố cục chữ U:

toi-uu-bo-tri-nha-may-trong-qua-trinh-san-xuat

4.2 Chuẩn hóa quy trình sản xuất

Tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất có vai trò quan trọng, giúp nhà máy nâng cao năng suất sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định. Các doanh nghiệp nên tối ưu hoá quy trình và tiêu chuẩn hoá quy trình cốt lõi trên một phân xưởng, sau đó mở rộng ra các cơ sở khác.

4.3 Loại bỏ điểm nghẽn trong quy trình

Hãy xác định các khu vực có máy móc hay phải dừng nhiều nhất hay tồn đọng nhiều nhất. Xác định loại tắc nghẽn thuộc dạng nào (tắc nghẽn dây chuyền, tắc nghẽn do chuỗi cung ứng, tắc nghẽn do con người). Sau đó đi sâu và tìm biện pháp giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn. 

Việc giải quyết tắc nghẽn trong quy trình sản xuất là cách hiệu quả giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất mà không cần mua thêm máy móc, thiết bị hay thuê thêm nhân công.

4.4 Chủ động bảo trì, bảo dưỡng thiết bị

Để tránh những sự cố như thời gian thiết bị dừng gây tổn thất, sản xuất chậm chạp, doanh nghiệp nên chủ động bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc của mình theo kế hoạch. Một số phần mềm quản lý sản xuất có chức năng quản lý bảo trì, bảo dưỡng giúp doanh nghiệp quản lý nguồn lực máy móc của mình hiệu quả.

4.5 Thực hiện sản xuất tinh gọn

Sản xuất tinh gọn là phương pháp sản xuất phổ biến hiện nay giúp doanh nghiệp cắt giảm mọi chi phí và gia tăng hiệu quả sản xuất. Một số kỹ thuật phổ biến doanh nghiệp có thể áp dụng để tối ưu quá trình sản xuất: Kaizen, Six Sigma, Just In Time, Kanban.

4.6 Quản lý hàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho là cách để doanh nghiệp có thể đảm bảo nguồn nguyên vật liệu được duy trì đều đặn cho quy trình sản xuất, tránh tạm dừng sản xuất do thiếu nguyên liệu. Một số phương pháp để doanh nghiệp tính toán được đặt hàng phù hợp, tránh dư thừa hay thiếu hụt là EOQ (số lượng đặt hàng kinh tế), POQ (số lượng đặt hàng theo sản xuất).

Ngoài ra, doanh nghiệp nên đầu tư vào mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu, máy móc và phụ tùng để đảm bảo không phải đối mặt với tình trạng chậm trễ sản xuất kéo dài.

4.7 Sử dụng hệ thống quản lý sản xuất MES

Cách cải thiện cuối cùng nhưng mang lại hiệu quả cao nhất, đó chính là số hoá nhà máy của doanh nghiệp bạn. Triển khai hệ thống quản trị sản xuất MES chính là giải pháp số 1, mang lại hiệu quả vượt trội cho quá trình sản xuất  của doanh nghiệp.

he-thong-quan-ly-quy-trinh-san-xuat-seeact-mes

SEEACT-MES là hệ thống quản lý sản xuất (MES) được phát triển tâm huyết bởi DACO Việt Nam - Đơn vị phát triển giải pháp quản trị sản xuất nhằm cung cấp giải pháp toàn diện để tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. Hệ thống mang lại nhiều lợi ích, bao gồm: 

  • Quản lý kho hàng thông minh sử dụng công nghệ Barcode, QR Code
  • Quản lý kế hoạch, lệnh sản xuất hiệu quả, tiết kiệm công sức và thời gian lập kế hoạch
  • Quản lý các công đoạn trong quy trình sản xuất, giám sát năng suất từng công đoạn và tiến độ của kế hoạch sản xuất
  • Quản lý hiệu suất của thiết bị nhà máy (OEE), thu thập và báo cáo sản lượng sản xuất, tình trạng máy móc theo real time (thời gian thực). SEEACT ở đây là “nhìn thấy”, “đo lường” để “hành động”, đưa ra giải pháp hiệu quả.
  • Ngoài ra, SEEACT-MES còn cung cấp các tính năng khác như quản lý chất lượng của sản phẩm, quản lý bảo trì - bảo dưỡng thiết bị.
  • Đặc biệt, hệ thống do đội ngũ IT, OT giàu kinh nghiệm chuyên môn có khả năng số hoá “thách thức mọi máy móc bất kể thương hiệu hay tuổi đời” của doanh nghiệp.

Nhờ SEEACT-MES, nhiều doanh nghiệp đã gia tăng năng lực sản xuất vượt trội, cải thiện lên tới 80%  hiệu quả sản xuất. 

Tóm lại, tối ưu hóa quy trình sản xuất có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: giảm thiểu lãng phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và gia tăng lợi nhuận. Bài viết này đã chia sẻ một số giải pháp thiết thực giúp các nhà quản lý tối ưu hóa hoạt động sản xuất. Hãy bắt đầu áp dụng những giải pháp được chia sẻ trong bài viết để nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ với DACO theo hotline 0936.064.289-Mr.Vũ để được tư vấn miễn phí về giải pháp quản lý sản xuất tối ưu SEEACT-MES.


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật