Trong lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp xây dựng một quy trình quản lý chất lượng sản phẩm cụ thể để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với yêu cầu và mục đích của người sử dụng. Một sản phẩm đảm bảo chất lượng khi nó thỏa mãn các tiêu chí, quy cách được đặt ra từ trước. Chất lượng sản phẩm không phải tự nhiên mà có mà là nhờ sự tác động của hàng loạt yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau và muốn đạt chất lượng tốt thì cần có sự quản lý tốt các yếu tố này. Hoạt động đó được gọi là quản lý chất lượng.
Vậy, quản lý chất lượng sản phẩm là sự phối hợp của các yếu tố giúp định hướng và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm như chính sách chất lượng, hoạch định chất lượng, mục tiêu chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm.
Trong lĩnh vực sản xuất cần có một quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tốt để đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm không có lỗi và đáp ứng được nhu cầu của họ. Khi quá trình này diễn ra sai lệch, nó có thể khiến việc tiêu thụ hàng hóa bị tổn thất nặng nề.
Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm là một tập hợp các giai đoạn được tuân thủ để đảm bảo rằng chất lượng của sản phẩm luôn ổn định cũng như đáp ứng tiêu chuẩn. Quy trình gồm 4 bước:
Hoạch định chất lượng là bước khởi đầu trong quy trình quản lý chất lượng. Quality Planning là một hoạt động xác định mục tiêu và các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu về chất lượng sản phẩm.
Nhiệm vụ của hoạch định chất lượng:
Hoạch định chất lượng đặc biệt được chú trọng trong các giai đoạn tiền sản xuất. Lý do chủ yếu là do các lỗi phát sinh có thể dễ dàng được phát hiện và loại bỏ từ sớm bằng các biện pháp thích hợp. Và trong các giai đoạn tiền sản xuất này, chi phí loại bỏ các sai sót đó bằng một phần nhỏ so với chi phí loại bỏ lỗi phát sinh trong hoặc sau quá trình sản xuất.
Quality Assurance là hệ thống các công việc tập trung vào nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng quy trình sản xuất cua công ty theo một chuẩn mực chất lượng. QA sẽ quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng trong tất cả các giai đoạn từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế…. cho đến khâu sản xuất ra sản phẩm cuối cùng và bán hàng , tiêu thụ trên thị trường.
Nhiệm vụ của QA:
Hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện dưới các cuộc kiểm tra và thử nghiệm nhằm kiểm tra sản phẩm có đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật hoặc các yêu cầu được đặt ra hay không.
Quy trình gồm 3 bước: IQC, PQC, QQC
Cải tiến chất lượng là hoạt động được tiến hành trong toàn tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng của tổ chức đó.
Theo Masaaki Imai : “Cải tiến chất lượng có nghĩa là nỗ lực không ngừng nhằm không những duy trì mà còn nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm”. Mục đích cuối cùng là đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn. Để hoạt động quản lý chất lượng có hiệu quả, cần nghiên cứu xem xét mối tương quan và tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
>>> Kaizen - Phương pháp cải tiến liên tục, nâng cao hiệu suất doanh nghiệp.
>>> PDCA - Chu trình theo dõi, cải tiến nâng cao hiệu suất doanh nghiệp.
>>> 6 Sigma - Phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và chất lượng
Quản lý chất lượng là một trong những module cốt lõi và quan trọng của phần mềm SEEACT – giải pháp toàn diện dành cho nhà máy thông minh. Hệ thống này cung cấp các chức năng quản lý sản phẩm giúp người dùng tối ưu được mọi hoạt động, từ khâu kiểm kê đến xuất nhập đều được quản lý chính xác. Tạo ra quy trình quản lý sản phẩm, sản xuất chặt chẽ và khép kín, điều này đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát tối ưu.
>> Tham khảo tính năng của Phần mềm quản lý chất lượng sản xuất:
SEEACT - Giải pháp toàn diện cho nhà máy thông minh tại Việt Nam.
Mục tiêu của SEEACT hướng đến đó là giải quyết các vấn đề hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp sản xuất quan tâm: nâng cao chất lượng sản phẩm – tối ưu các chi phí – tăng khả năng đáp ứng đơn đặt hàng nhà máy.
SEEACT với sứ mệnh nâng tầm các nhà máy Việt Nam lên mô hình nhà máy thông minh toàn diện (Smart Factory) – được coi là đích đến của mọi doanh nghiệp sản xuất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Một số dự án SEEACT tiêu biểu.
Với kinh nghiệm hơn 12 năm trong ngành tự động hóa. Liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0936.064.289 – Mr.Vũ để được hỗ trợ tư vấn giải pháp thông minh phù hợp nhất với Quý khách hàng !
Công Ty TNHH DACO - Nhà Phân Phối Thiết Bị Điện Tự Động Hóa Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0936.13.5466 / 0904.182.235
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.daco.vn