Danh Mục Sản Phẩm

Cycle time là gì? Tìm hiểu và tối ưu thời gian chu kỳ sản xuất

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 33
Tên Sản Phẩm
: Cycle time là gì? Tìm hiểu và tối ưu thời gian chu kỳ sản xuất
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Tìm hiểu Cycle time là gì, sự khác biệt so với Takt time, Lead time, cánh tính, vai trò và các phương pháp để tối ưu Cycle time hiệu quả.

Chi Tiết Sản Phẩm


Một quy trình sản xuất trơn tru, nhanh chóng không chỉ giúp tối ưu nguồn lực mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng lợi nhuận và củng cố uy tín thương hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với bài toán nan giải về việc rút ngắn thời gian sản xuất (Cycle time). Dây chuyền sản xuất ì ạch, lãng phí thời gian, tồn kho dư thừa… là những “rào cản” kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về Cycle time là gì, vai trò và những cách hiệu quả để rút ngắn thời gian, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bài viết sau.

1. Cycle time là gì?

cycle-time-la-gi

Cycle time là gì? Cycle time hay thời gian chu kỳ là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một vòng lặp trong một quy trình sản xuất.

Đây là một thước đo quan trọng trong sản xuất, giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của dây chuyền sản xuất. Cycle time càng ngắn, nghĩa là quy trình sản xuất càng hiệu quả, năng suất càng cao. Việc giảm thời gian chu kỳ có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn.

Có hai loại Thời gian chu kỳ:

  • Operator Cycle Time: Là thời gian cần thiết để một công nhân hoàn thành một chu kỳ công việc, bao gồm tất cả các hoạt động như di chuyển, lấy nguyên liệu, thao tác máy móc, kiểm tra, hoàn thiện… Thời gian này bao gồm cả thời gian chờ đợi nguyên liệu, máy móc hỏng..
  • Machine Cycle Time: Là thời gian cần thiết để một máy móc hoàn thành một chu kỳ sản xuất. Thời gian này chỉ gồm thời gian máy móc thực sự hoạt động, không gồm thời gian chờ đợi các yếu tố bên ngoài.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm của dây chuyền sản xuất tự động sử dụng máy móc là chủ yếu hoặc thủ công mà doanh nghiệp tập trung quản lý Operator Cycle Time hay Machine Cycle Time.

2. Cách tính Cycle time trong sản xuất

cach-tinh-cycle-time

Công thức tính Cycle time là gì?

Thời gian chu kỳ = Thời gian sản xuất ròng / Số đơn vị sản xuất

Ví dụ: Nếu thời gian sản xuất ròng của một bộ phận sản xuất là 80 giờ và tổng số hàng hóa họ sản xuất được là 320 thì giá trị sẽ được tính như sau: 160/320 = 0,25.

Sau đó nhân 0,25 với 60 được thời gian chu kỳ như sau: 0,25 x 60 = 15 phút.

Vì thời gian chu kỳ Cycle time có thể là một số liệu dao động theo thời gian nên điều quan trọng là bạn cần phải thực hiện các phép tính một cách thường xuyên. Việc thực hiện tính toán thường xuyên sẽ đảm bảo độ chính xác của thời gian chu kỳ tổng thể và giúp bạn điều chỉnh quy trình sản xuất của mình, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.

3. So sánh Cycle time và Takt time, Lead time

so-sanh-cycle-time-lead-time-takt-time

 

Cycle time (Thời gian chu kỳ)

Lead time (Thời gian thực hiện)

Takt time (Nhịp sản xuất)

Định nghĩa

Thời gian cần thiết cho sản xuất một đơn vị

Thời gian từ khi đặt hàng cho đến khi giao hàng

Tốc độ sản xuất hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng

Công thức tính

Cycle time = Thời gian sản xuất ròng / Số đơn vị sản xuất

Lead time = Ngày giao hàng - Ngày đặt hàng

Takt time = Số giờ sản xuất có thể/Nhu cầu khách hàng của đơn vị

Mục tiêu

Dùng để điều chỉnh thời gian sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất

Cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động sản xuất và bán hàng để cải thiện sự hài lòng của khách hàng 

Được sử dụng để tránh sản xuất thừa hoặc thiếu và xem xét lại các mốc thời gian sản xuất và phân bổ nguồn lực. Doanh nghiệp mong muốn Cycle time nhỏ hơn hoặc bằng Takt time.

  • Xem thêm: PLM là gì? Tìm hiểu về hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm

4. Vai trò của Cycle time là gì?

vai-tro-cua-cycle-time

Những vai trò của Cycle time trong doanh nghiệp sản xuất:

4.1 Hiển thị năng suất

Thời gian chu kỳ thể hiện doanh nghiệp đã sản xuất được bao nhiêu mặt hàng trong một khoảng thời gian cụ thể. Vì vậy doanh nghiệp có thể đánh giá được tình trạng hoạt động sản xuất của mình đang ở mức nào.

4.2 Đo lường hiệu quả sản xuất

Cycle time giúp các nhóm sản xuất đo lường mức độ hiệu quả của dự án. Ví dụ, thời gian chu kỳ dài thể hiện các nhóm đang không làm việc hiệu quả như mong muốn.

4.3 Xác định các lĩnh vực cần cải thiện

Từ thông số Cycle time, doanh nghiệp có thể biết cần tối ưu hoạt động tại điểm nào để cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm thời gian sản xuất sản phẩm. Thời gian chu kỳ giúp doanh nghiệp xác định chính xác nguyên nhân khiến quá trình sản xuất bị chậm lại.

4.4 Tối ưu chi phí sản xuất

Việc xác định và rút ngắn Cycle time giúp doanh nghiệp giảm các chi phí liên quan đến sản xuất như tiền nhân công, chi phí nguyên vật liệu, năng lượng. 

4.5 Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

Nhờ giảm Cycle time đồng nghĩa với việc doanh nghiệp gia tăng năng suất lao động. Khi có nhiều thời gian để tập trung vào sản phẩm, nhân viên có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm kỹ hơn, giảm tỷ lệ lỗi. Từ đó cung cấp ra thị trường những sản phẩm tốt nhất với thời gian nhanh nhất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

5. Cách tối ưu Cycle time

cach-toi-uu-cycle-time

Với những vai trò trên, có thể thấy việc tối ưu Cycle time là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Dưới đây là các phương pháp để doanh nghiệp giảm Cycle time hiệu quả:

5.1 Phân tích và tối ưu hoá quy trình làm việc

Đầu tiên, điều bạn cần làm để giảm Cycle time  là hiểu rõ quy trình sản xuất hiện tại để có thể phân tích các bước, tìm ra các hoạt động mất thời gian, lặp lại hoặc không cần thiết để loại bỏ. Sau đó, cần tối ưu hoá các bước thực hiện để giảm thời gian chờ đợi và di chuyển…

5.2 Loại bỏ lãng phí

Dựa trên phân tích quy trình sản xuất, doanh nghiệp cần loại bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị. Áp dụng các nguyên tắc Lean manufacturing để giảm thiểu lãng phí trong quy trình sản xuất có thể giúp giảm Cycle time.

5.3 Tích hợp công nghệ

Sử dụng công nghệ để tăng cường tự động hoá và tối ưu hoá quy trình làm việc. Như sử dụng máy móc tự động, phần mềm quản lý quy trình và hệ thống tự động hoá để giảm thời gian làm việc thủ công và tăng tốc sản xuất, giảm Cycle time. Cần đảm bảo máy móc và thiết bị được bảo trì tốt để tránh hỏng hóc và downtime.

5.4 Đào tạo nhân viên

Xác định những vấn đề của nhân viên, hướng dẫn họ các kỹ năng làm việc và đào tạo bài bản để làm việc hiệu quả hơn, như các quy trình sản xuất mới, cách sử dụng máy móc, thiết bị, kỹ năng Lean manufacturing. Từ đó, doanh nghiệp sẽ gia tăng năng suất làm việc và giảm Cycle time.

Xác định và phân phối công việc một cách cân nhắc để tránh tình trạng quá tải hoặc thừa nhân lực.

5.5 Theo dõi, đo lường và cải tiến liên tục

Do Cycle time là một thông số thay đổi theo thời gian, vì vậy doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và đo lường để đánh giá hiệu quả của các biện pháp cải tiến. Từ đó, liên tục tìm kiếm các cách để cải thiện quy trình sản xuất và giảm thiểu lãng phí, sử dụng các phương pháp như Kaizen, 5S, Six Sigma,...

Việc cải thiện Cycle time cần có sự  hợp tác tham gia của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, từ ban lãnh đạo đến nhân viên. Doanh nghiệp cần tạo một môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo đổi mới để thúc đẩy việc cải tiến liên tục.

6. Kết luận

Hiện nay, hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES của DACO Việt Nam là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp doanh nghiệp cải thiện Cycle time qua nhiều tính năng hiện đại như:

  1. Thu thập dữ liệu theo thời gian thực: SEEACT-MES thu thập dữ liệu real time về hiệu suất sản xuất, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định các bước có thời gian thực hiện lâu hoặc các điểm nghẽn kém hiệu quả trong quy trình sản xuất.
  2. Phân tích dữ liệu: SEEACT-MES phân tích dữ liệu và tạo báo cáo, biểu đồ trực quan để xác định các nguyên nhân gây ra Cycle time dài
  3. Cải thiện quy trình sản xuất: SEEACT-MES có thể giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình sản xuất bằng cách cung cấp các tính năng như lập kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho, quản lý công đoạn sản xuất, quản lý hiệu suất tổng thể thiết bị, quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý bảo trì, bảo dưỡng
  4. Theo dõi và đo lường: SEEACT-MES có thể giúp doanh nghiệp theo dõi và đo lường Cycle time, Takt time một cách thường xuyên.
  5. Tự động hoá: SEEACT-MES có thể tự động hóa một số bước trong quy trình sản xuất, giúp giảm thiểu thời gian thao tác thủ công và tăng tốc độ sản xuất.

Tóm lại Cycle time là một chỉ số quan trọng trong sản xuất và việc giảm chỉ số này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp doanh nghiệp cải thiện Cycle time và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. Để được hỗ trợ về giải pháp SEEACT-MES và được chuyên gia tư vấn miễn phí, hãy liên hệ đến Hotline 0936.064.289-Mr.Vũ.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật