Danh Mục Sản Phẩm

Phương thức sản xuất là gì? 7 phương thức sản xuất phổ biến hiện nay

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 30
Tên Sản Phẩm
: Phương thức sản xuất là gì? 7 phương thức sản xuất phổ biến hiện nay
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Phương thức sản xuất là gì? Tìm hiểu khái niệm, các yếu tố cấu thành và các phương thức, mô hình sản xuất phổ biến trong xã hội hiện nay.

Chi Tiết Sản Phẩm


Bạn có bao giờ tự hỏi những chiếc điện thoại thông minh tinh xảo, những chiếc xe hơi mạnh mẽ hay những bộ quần áo thời trang được tạo ra như thế nào? Câu trả lời nằm ở phương thức sản xuất, cách thức con người biến ý tưởng thành hiện thực. Hãy cùng tìm hiểu sâu về các yếu tố cốt lõi của khái niệm này, cùng những phương thức sản xuất phổ biến hiện nay.

1. Phương thức sản xuất là gì?

phuong-thuc-san-xuat-la-gi

Phương thức sản xuất là gì? Hiểu đơn giản, đây là cách thức con người tổ chức và thực hiện quá trình tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu của bản thân và xã hội. Nó bao gồm hai yếu tố chính là lực lượng sản xuất (những yếu tố con người tác động vào tự nhiên để tạo ra sản phẩm) và quan hệ sản xuất (những mối quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất).

Ở mỗi giai đoạn lịch sử của xã hội loài người sẽ có một phương thức sản xuất (PTSX) khác nhau, phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

  • PTSX nguyên thuỷ: Con người sử dụng sức lao động đơn thuần kết hợp các công cụ thô sơ khai thác tự nhiên để kiếm sống.
  • PTSX châu Á: Đây là khái niệm được Karl Marx đưa ra để mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của một số quốc gia ở châu Á trong quá khứ. Đây là một hình thái xã hội có giai cấp sơ khai, trong đó nhà nước đóng vai trò thống trị và bóc lột nông dân. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình lớn. 
  • PTSX nô lệ: Con người sử dụng sức lao động của nô lệ để tạo ra sản phẩm, chủ yếu phục vụ cho tầng lớp thống trị.
  • PTSX phong kiến: Tầng lớp địa chủ sử dụng sức lao động của nông dân để tạo ra sản phẩm.
  • PTSX tư bản chủ nghĩa: Sử dụng sức lao động của công nhân để tạo ra sản phẩm, chủ yếu phục vụ cho tầng lớp tư bản.
  • PTSX xã hội chủ nghĩa: Con người sử dụng sức lao động của bản thân để tạo ra sản phẩm, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cá nhân và xã hội.

2. Phương thức sản xuất bao gồm những yếu tố nào?

phuong-thuc-san-xuat-bao-gom-nhung-yeu-to-nao

Để hiểu phương thức sản xuất bao gồm những yếu tố nào thì lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai yếu tố chính cấu thành. Đặc điểm của hai yếu tố này như sau:

2.1 Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất gồm lực lượng lao động và tư liệu sản xuất:

  • Lực lượng lao động: Gồm những người lao động trực tiếp tham gia sản xuất và tạo ra sản phẩm
  • Tư liệu sản xuất: Những công cụ cần thiết tham gia vào quá trình sản xuất, gồm:
  • Đối tượng lao động: Vật liệu tự nhiên để tạo ra sản phẩm (Ví dụ gỗ, bông, quặng sắt…)
  • Công cụ lao động: Vật dụng con người tạo ra để tác động lên đối tượng lao động (Ví dụ như máy móc, thiết bị)
  • Phương tiện lao động: Gồm điều kiện vật chất, kỹ thuật để phục vụ cho quá trình sản xuất (Nhà xưởng, kho bãi, đường sá…)
  • Khoa học, kỹ thuật: Kiến thức khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả.

2.2 Quan hệ sản xuất

Là những mối quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất, bao gồm:

  • Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: Là mối quan hệ giữa người sở hữu tư liệu sản xuất và những người không sở hữu tư liệu sản xuất.
  • Quan hệ trong việc tổ chức và quản lý sản xuất: Quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, cấp trên và cấp dưới, giữa người lao động với nhau…
  • Quan hệ phân phối sản phẩm: Là mối quan hệ giữa những người tham gia vào quá trình sản xuất trong việc phân chia sản phẩm tạo ra.

2.3 Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Sau khi tìm hiểu phương thức sản xuất bao gồm những yếu tố nào, hãy tìm hiểu về mối quan hệ giữa các khái niệm này. 

Theo đó, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Theo dòng chảy của lịch sử, lực lượng sản xuất đã phát triển từ tính cá nhân lên tính xã hội hoá. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định khiến quan hệ sản xuất không còn phù hợp, dẫn đến việc thay thế quan hệ sản xuất mới để thúc đẩy cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Điều này cũng đồng nghĩa với phương thức sản xuất mới ra đời.

Ngoài ra, quan hệ sản xuất cũng có tính tác động trở lại lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tuy nhiên, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất cũ được thay thế.

3. Các phương thức sản xuất phổ biến

cac-phuong-thuc-san-xuat-pho-bien

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, con người đã áp dụng nhiều phương thức trong sản xuất khác nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Hiện nay, một số phương thức phổ biến nhất bao gồm:

3.1 Sản xuất để lưu kho (Make To Stock), sản xuất theo lô (Make By Project)

Đây là các phương pháp sản xuất trong đó các sản phẩm được sản xuất và lưu trữ trước trong kho hàng trước khi xuất kho để phục vụ nhu cầu khách hàng (MTS). Các sản phẩm được sản xuất theo nhu cầu thị trường và theo lô chứ không theo đơn hàng cụ thể. 

Ưu điểm của phương thức sản xuất này là đáp ứng nhanh với nhu cầu thị trường và chi phí sản xuất thấp do sản xuất với số lượng lớn. Tuy nhiên nhược điểm là có nguy cơ tồn kho cao nếu dự đoán sai nhu cầu thị trường.

Đây là phương pháp phù hợp với các sản phẩm dễ dự đoán nhu cầu, các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày…

3.2 Sản xuất theo đơn đặt hàng (Make To Order)

Đây là phương thức sản xuất chỉ thực hiện khi có đơn đặt hàng từ khách hàng. Ưu điểm của phương pháp MTO là đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, giảm thiểu tồn kho. Tuy nhiên khách hàng phải chờ đợi lâu và chi phí sản xuất cao do sản xuất số lượng ít. 

Do đặc điểm này mà MTO phù hợp trong các ngành công nghiệp lớn như xây dựng, sản xuất máy bay, tàu thuyền,.. Hay phù hợp với các sản phẩm cấu hình cao như máy móc, ô tô,..

3.3 Sản xuất lắp ráp theo đơn hàng (Assemble To Order)

Theo phương pháp sản xuất ATO, doanh nghiệp sẽ sản xuất các bộ phận cơ bản của sản phẩm nhưng chưa lắp ráp hoàn thiện chúng. Chỉ khi nhận được đơn hàng mới bắt đầu lắp ráp và tuỳ chỉnh theo yêu cầu từ khách hàng.

Ưu điểm của phương pháp này là sự kết hợp những ưu điểm của MTS và MTO, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng nhanh với nhu cầu thị trường, có thể tùy biến sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. Tuy nhiên nhược điểm là yêu cầu quản lý kho linh hoạt và hiệu quả để tránh nguy cơ mất doanh thu do hết hàng.

phuong-thuc-san-xuat-ATO

3.4 Sản xuất cấu hình theo đơn hàng (Configure To Order)

Phương thức sản xuất CTO nghĩa là khách hàng lựa chọn cấu hình sản phẩm theo nhu cầu, sở thích sau đó doanh nghiệp mới bắt đầu sản xuất. Ưu điểm của phương thức này là tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên nhược điểm chi phí sản xuất cao, thời gian giao hàng lâu.

3.5 Sản xuất thiết kế theo đơn hàng (Engineer To Order)

Theo phương thức ETO, doanh nghiệp thiết kế sản phẩm theo yêu cầu cụ thể từ khách hàng. Ưu điểm của ETO là đáp ứng và cá nhân hoá sản phẩm cho khách hàng, tạo ra sản phẩm độc nhất và gia tăng ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Nhược điểm là chi phí sản xuất cao, thời gian sản xuất lâu, đòi hỏi nhân lực thiết kế có chuyên môn cao.

3.6 Sản xuất linh hoạt (Just In Time)

Đây là phương thức sản xuất với đặc điểm chỉ sản xuất đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng nơi và đúng thời điểm. Đây là phương pháp sản xuất được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng, như Apple. Ưu điểm của phương pháp này là giảm thiểu tồn kho, tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và nhân lực. Nhược điểm là yêu cầu hệ thống quản lý sản xuất chặt chẽ và đồng bộ. JIT phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có nhu cầu biến động, khó dự đoán.

3.7 Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing)

Với nguyên tắc loại bỏ mọi lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, Lean manufacturing giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần thay đổi tư duy quản lý cũng như văn hoá doanh nghiệp. Phương thức sản xuất này phù hợp với mọi loại hình sản xuất.

4. Kết luận

Việc lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như loại sản phẩm, nhu cầu thị trường, năng lực tài chính, công nghệ sản xuất, v.v. để lựa chọn phương pháp và cách thức phù hợp nhất.

Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp quản lý sản xuất, DACO tự tin có thể hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các phương thức sản xuất hiệu quả nhất. Hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES của DACO có khả năng "thách thức mọi máy móc bất kể thương hiệu hay tuổi đời", giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình sản xuất, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.

Liên hệ với DACO ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về giải pháp SEEACT-MES: 0936.064.289-Mr.Vũ.


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật