Danh Mục Sản Phẩm

Lean Six Sigma là gì? Các cấp độ chuyên môn của Lean 6 Sigma

Mã Sản Phẩm
: Quan ly chat luong 78
Tên Sản Phẩm
: Lean Six Sigma là gì? Các cấp độ chuyên môn của Lean 6 Sigma
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Bạn đang gặp vấn đề về chất lượng, năng suất hoặc chi phí trong doanh nghiệp? Lean Six Sigma có thể là giải pháp cho bạn! Vậy Lean Six Sigma là gì?

Chi Tiết Sản Phẩm


Lean Six Sigma là một phương pháp quản lý tiên tiến giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng, năng suất và giảm chi phí. Phương pháp này được phát triển từ hai thành phần chính: Lean và Six Sigma. 

Tìm hiểu khái niệm Lean và Six Sigma

Trước khi tìm hiểu mô hình Lean Six Sigma là gì, đầu tiên các bạn phải nắm rõ khái niệm của Lean và Six Sigma.

Lean là gì?

Lean là hệ thống các phương pháp và công cụ nhằm liên tục loại bỏ tất cả lãng phí trong quá trình sản xuất. Mục đích của Lean là tăng sản lượng, giảm chi phí và rút ngắn thời gian sản xuất. 

Lean loại bỏ 8 loại lãng phí lần lượt là:

mo-hinh-lean-six-sigma-la-gi-1

Six Sigma là gì?

Six Sigma (6 Sigma hay 6σ) là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu được tỷ lệ sai sót hoặc khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây ra lỗi bằng cách xác định và loại bỏ các nguồn tạo nên sự dao động (bất ổn) trong các quy trình kinh doanh.

mo-hinh-lean-six-sigma-la-gi-2

Mô hình Lean Six Sigma là gì?

Mô hình Lean Six Sigma còn được gọi là Mô hình LSS là một phương pháp quản lý tập trung theo nhóm với mục đích cải thiện hiệu suất bằng cách loại bỏ các khiếm khuyết và sự lãng phí để phát huy tốt nhất tiềm năng nội tại của một tổ chức.

mo-hinh-lean-six-sigma-la-gi-3

Mô hình Lean Six Sigma kết hợp đồng thời giữa Lean và Six Sigma. Six Sigma được sử dụng để giảm sự biến đổi, khiếm khuyết và sai sót trong một quy trình. Lean giúp tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nhanh hơn và hiệu quả hơn bằng cách xác định và loại bỏ lãng phí. Cả hai đều sử dụng các công cụ và kỹ thuật khác nhau để nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động.

Các cấp độ chuyên môn của Mô hình Lean Six Sigma 

Đào tạo mô hình Lean Six Sigma các chuyên gia sử dụng thuật ngữ "vành đai" (belt) để biểu thị các cấp độ chuyên môn và được phân loại như sau:   

Cấp độ

Vai trò

Trách nhiệm

Yêu cầu

Master Black Belt

Chuyên gia Lean Six Sigma cao cấp

Đào tạo, huấn luyện và hỗ trợ triển khai các dự án Lean 6 Sigma

Kiến thức chuyên môn sâu rộng về Lean 6 Sigma, kinh nghiệm triển khai dự án thành công

Black Belt

Chuyên gia Lean 6 Sigma

Dẫn dắt các dự án Lean Six Sigma phức tạp

Kiến thức chuyên môn về Lean 6 Sigma, kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án

Green Belt

Chuyên viên Lean 6 Sigma

Tham gia vào các dự án Lean 6 Sigma

Kiến thức cơ bản về Lean 6 Sigma, kỹ năng thu thập dữ liệu và phân tích

Yellow Belt

Cán bộ cơ bản

Áp dụng các công cụ Lean Six Sigma đơn giản

Hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của Lean 6 Sigma

 

Lợi ích mô hình Lean Six Sigma là gì?

Mô hình Lean Six Sigma sẽ giúp doanh nghiệp chủ động phát hiện, giảm thiểu các lãng phí và biến động trong quá trình cung cấp dịch vụ, tối ưu hóa giá trị tới khách hàng, rút ngắn thời gian cung cấp nhằm đảm bảo duy trì được khả năng cạnh tranh vượt trội và tăng trưởng một cách bền vững.

Giảm chi phí và tăng lợi nhuận

Khi áp dụng mô hình Lean Six Sigma, doanh nghiệp sẽ giảm chi phí sản xuất nhờ tiết kiệm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, nhân công,… Giảm thiểu chi phí do lỗi sai, lãng phí và sửa chữa. Nhờ đó tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

mo-hinh-lean-six-sigma-la-gi-4

Thật vậy, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã đưa ra những con số vô cùng đáng kể  khi áp dụng Lean Six Sigma trong những năm qua. Ví dụ như:

  • Công ty hàng không vũ trụ, ô tô và kỹ thuật của Mỹ là Allied Signal đã tiết kiệm được hơn 800 triệu đô kể từ 1995.
  • Tập đoàn đa quốc gia của Mỹ là General Electric đã liên tục tăng trưởng, đạt lợi nhuận và tiết kiệm chi phí được hơn 2 tỷ đô.

Cải thiện khả năng hoạch định chiến lược và ra quyết định

Khi triển khai các dự án Lean Six Sigma, chúng ta sẽ có thể nhận thấy được các lợi ích trong cải thiện khả năng hoạch định chiến lược và ra quyết định. Để làm được điều này, các doanh nghiệp sẽ cần phải có sự tham gia những đội ngũ chuyên viên được đào tạo bài bản cấp độ Lean Six Sigma đai xanh hoặc đai đen. 

Đội ngũ này sẽ có khả năng giải quyết tốt các vấn đề phức tạp trong quy trình, họ không chỉ xử lý vấn đề khi nó xảy ra mà còn có thể tìm và xử lý những nguyên nhân gốc rễ tránh tái phát lỗi ở tương lai.

Ngoài ra, với khả năng làm việc cùng với số liệu, họ có thể chỉ ra vấn đề, quy mô vấn đề cũng như những giải pháp xử lý vấn đề giúp chủ doanh nghiệp có thể đánh giá lại hoặc phát triển chiến lược một cách nhanh chóng và chủ động hơn.

Giảm sản phẩm lỗi trong sản xuất

Thông thường các nhân viên rất khó để có thể tìm ra được gốc rễ của vấn đề để có thể sửa chữa, giải quyết một cách tận gốc và kết quả là thời gian, năng lượng, nguồn nhân lực bị lãng phí vào những thay đổi hời hợt không đem lại nhiều lợi ích.

Mô hình Lean Six Sigma giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình bằng cách hỗ trợ điều tra và hiểu rõ quy trình giúp nhân viên có thể giải quyết tận gốc vấn đề đang gây ra những khiếm khuyết mà khách hàng nhận thấy ở sản phẩm. 

Thực hiện mô hình Lean Six Sigma theo chu trình cải tiến DMAIC

Chu trình cải tiến DMAIC là công cụ cốt lõi được áp dụng để có thể thúc đẩy các dự án Lean Six Sigma. Mỗi chữ cái sẽ đại diện cho một giai đoạn trong quy trình.

mo-hinh-lean-six-sigma-la-gi-5

1. Xác định – Define (D): Giai đoạn đầu tiên khi thực hiện mô hình Lean Six Sigma theo chu trình cải tiến DMAIC tập trung làm rõ vấn đề cần giải quyết, các mục tiêu và yêu cầu của dự án.

2. Đo lường – Measure (M): Giai đoạn này nhằm mục đích hiểu được thực trạng năng lực hiện tại của tổ chức, đo lường năng suất lao động, thời gian (Cycle time, Lead time, Takt time, Waste time), thiết lập chi tiết quy trình sản xuất, tìm ra các điểm nút cổ chai (bottleneck) xảy ra ở trong quá trình sản xuất,..

3. Phân tích – Analyze (A): Khi thực hiện mô hình Lean Six Sigma, giai đoạn này phân tích các thông số thu thập được trong Đo lường – Measure (M) để giả thuyết về nguyên nhân của dao động và tiến hành xác định, kiểm chứng những điểm không tạo ra giá trị gia tăng (Non – Value added) và những điểm tạo ra giá trị gia tăng (Value added), xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề, những điểm nút cổ chai ở trong quá trình sản xuất.

Một số công cụ và phương pháp thống kê được sử dụng trong bước này là: 5 Whys, Các phương pháp kiểm chứng giả thuyết, FMEA (Failure Mode and Effect Analysis), Đồ thị tác nhân chính (Main Effect Plot),…

4. Cải tiến – Improve (I): Giai đoạn tập trung vào phát triển các giải pháp nhằm loại trừ căn nguyên của dao động, kiểm chứng và chuẩn hóa những giải pháp.

Các công cụ thường được áp dụng trong bước này khi thực hiện mô hình Lean Six Sigma bao gồm: Phương pháp 5S, Kanban, Hệ thống JIT (Just In Time), Thời gian chuyển đổi/Chuẩn bị (Changeover/setup time), Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (Total Productive Maintenance), Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping),…

5. Kiểm soát – Control (C): Giai đoạn thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và khắc phục những vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo lường.

Các công cụ có thích hợp nhất ở bước này bao gồm: Kế hoạch kiểm soát (Control Plans), Lưu đồ quy trình với các mốc kiểm soát, Các biểu đồ kiểm soát quy trình bằng thống kê (SPC), Các phiếu kiểm tra (Check Sheets),...

Kết hợp sức mạnh giữa Lean Six Sigma và SEEACT-MES: Bước tiến mạnh mẽ trong quản lý sản xuất

SEEACT-MES - Hệ thống quản lý sản xuất do DACO cung cấp là một hệ thống thông tin tự động hóa được sử dụng trong quản lý sản xuất để theo dõi và kiểm soát quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Khi kết hợp với phương pháp Lean Six Sigma, phần mềm MES của DACO có thể cung cấp nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:

  • Thu thập dữ liệu và phân tích hiệu suất: SEEACT-MES có khả năng thu thập dữ liệu từ các thiết bị và quy trình sản xuất, giúp cung cấp thông tin cần thiết cho việc phân tích hiệu suất và xác định các vấn đề tiềm ẩn trong quy trình sản xuất. Phân tích dữ liệu này có thể giúp xác định các lỗ hổng, phạm vi cải tiến và cơ hội tối ưu hóa.
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất: SEEACT-MES có thể hỗ trợ việc thiết lập và duy trì các quy trình sản xuất Lean Six Sigma thông qua việc tự động hóa các quy trình, giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa luồng công việc.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: SEEACT-MES giúp theo dõi và kiểm soát chất lượng sản phẩm qua các giai đoạn của chu trình sản xuất. Bằng cách này, nó có thể phát hiện và ngăn chặn sự cố chất lượng sớm, giúp giảm thiểu lãng phí và chi phí tái làm.
  • Tăng cường tương tác và thông tin liên lạc: SEEACT-MES cung cấp một nền tảng để tăng cường tương tác và thông tin liên lạc giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, từ sản xuất đến quản lý cấp cao. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc cộng tác và linh hoạt, phù hợp với triển khai các phương pháp Lean Six Sigma.
  • Quản lý dữ liệu và hồ sơ: SEEACT-MES có thể tự động hóa quy trình quản lý dữ liệu và hồ sơ sản xuất, giúp giảm thiểu thủ công và lỗi nhân viên trong việc nhập liệu và duy trì hồ sơ.

Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi sự tối ưu hóa trong quy trình sản xuất. Việc áp dụng hệ thống quản lý sản xuất chuyên sâu & toàn diện SEEACT-MES trở nên cấp thiết cho mọi doanh nghiệp. 

Tùy vào đặc thù của từng doanh nghiệp, hệ thống SEEACT-MES sẽ được thiết kế riêng phù hợp nhất với mô hình sản xuất của từng nhà máy, phân xưởng, từng ngành sản xuất, nhờ đó mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Liên hệ ngay qua số Hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ hoặc để lại yêu cầu hỗ trợ qua website https://daco.vn/ để được chúng tôi tư vấn 1-1 và nhận demo miễn phí!

Kết luận

Mô hình Lean Six Sigma là gì? Đây là một phương pháp quản lý hiệu quả giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng, năng suất, giảm chi phí và tăng sự hài lòng của khách hàng. Phương pháp này đã được áp dụng thành công tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới và mang lại những lợi ích to lớn.

Để áp dụng Lean Six Sigma thành công, doanh nghiệp cần có sự cam kết từ ban lãnh đạo, sự tham gia của toàn thể nhân viên và một chương trình đào tạo bài bản. Hy vọng bạn sẽ tìm hiểu thêm và áp dụng phương pháp này cùng các Giải pháp tự động hóa sản xuất 4.0 để nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của mình.


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật