Danh Mục Sản Phẩm

Chi phí sản xuất là gì? Cách giảm lãng phí sản xuất với hệ thống MES

Mã Sản Phẩm
: Quan ly chi phi 13
Tên Sản Phẩm
: Chi phí sản xuất là gì? Cách giảm lãng phí sản xuất với hệ thống MES
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Chi phí sản xuất là gì? Tìm hiểu vai trò, phân loại, công thức tính và cách giảm chi phí sản xuất hiệu quả với hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES.

Chi Tiết Sản Phẩm


Bạn đã bao giờ cảm thấy băn khoăn về những con số chi phí hoạt động sản xuất ngày càng tăng? Liệu có cách nào để tối ưu hóa quy trình và tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về chi phí sản xuất và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên.

1. Chi phí sản xuất là gì?

Theo VAS 01 (Là Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01) và IAS 01 (Chuẩn mực kế toán quốc tế số 01) “Chuẩn mực chung”  thì: “Chi phí là các yếu tố làm giảm các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ, dưới hình thức các khoản tiền chi ra hoặc giảm tài sản hoặc làm phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu nhưng không bao gồm khoản phân phối cho các cổ động hoặc chủ sở hữu.” 

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải huy động và sử dụng các nguồn lực như lao động, vật tư, tiền vốn. Những chi phí này để tạo ra sản phẩm hay hoàn thành công việc được gọi là chi phí sản xuất.

chi-phi-san-xuat-la-gi

2. Vai trò của chi phí sản xuất là gì?

Chi phí trong sản xuất là yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh. Chi phí thấp mang lại lợi thế cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận. Dưới đây là vai trò quan trọng của chi phí này:

2.1 Cơ sở lập kế hoạch tài chính, tối ưu hóa lợi nhuận

Kiểm soát và tối ưu chi phí sản xuất hoặc tăng giá bán sản phẩm giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao mà vẫn giữ được sức hấp dẫn thị trường. Việc xác định chính xác chi phí trong sản xuất hỗ trợ lập kế hoạch tài chính và ngân sách hợp lý, đảm bảo được khả năng thanh toán và thu hồi vốn.

2.2 Căn cứ để xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ

Chi phí sản xuất quyết định đến giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ. Để cạnh tranh, doanh nghiệp cần đặt giá thành phù hợp với chi phí và tạo ra lợi nhuận.

2.3 Định hình chiến lược kinh doanh, quản lý hiệu suất

Xác định chi phí trong sản xuất hỗ trợ quyết định mở rộng sản xuất, đầu tư nâng cấp thiết bị, hoặc loại bỏ sản phẩm không lợi nhuận. Doanh nghiệp cải thiện quy trình sản xuất và tiết kiệm tài nguyên bằng cách nhận diện và loại bỏ lãng phí.

3. Công thức tính chi phí sản xuất

cong-thuc-tinh-chi-phi-san-xuat

Để tính chi phí sản xuất, bạn có thể áp dụng công thức sau:

Chi phí sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung

Trong đó:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, và vật liệu khác được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Toàn bộ chi phí trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN, và KPCĐ (kinh phí công đoàn).
  • Chi phí sản xuất chung: Các chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất tại phân xưởng. Bao gồm chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, và chi phí bằng tiền khác.

Từ những định nghĩa này, bạn có thể rút ra công thức tính chi phí sản xuất chung và dễ dàng tính toán khoản chi phí này.

4. Phân loại chi phí trong sản xuất 

Để hiểu hơn về chi phí sản xuất, cùng DACO tìm hiểu về các phân loại chi phí dựa trên các khía cạnh cụ thể.

phan-loai-chi-phi-trong-san-xuat

4.1 Các loại chi phí theo nội dung kinh tế

Phân loại này dựa trên nội dung và tính chất kinh tế của chi phí, không phân biệt lĩnh vực hoạt động. Các chi phí giống nhau được xếp vào một yếu tố, giúp doanh nghiệp lập bản thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích tình hình và dự toán chi phí. Các loại chi phí gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu: Trị giá nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế sử dụng trực tiếp trong sản xuất.
  • Chi phí tiền lương, tiền công: Tiền lương và tiền công trả cho người lao động tham gia vào sản xuất.
  • Chi phí các khoản trích theo lương: Các khoản trích như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải trả cho người lao động.
  • Chi phí công cụ, dụng cụ: Giá trị công cụ, dụng cụ xuất sử dụng và phân bổ cho chi phí trong sản xuất trong kỳ.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Trị giá hao mòn của tài sản cố định sử dụng trực tiếp cho sản xuất.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ phục vụ sản xuất như vận chuyển, điện thoại, nước,...
  • Chi phí khác bằng tiền: Các chi phí trực tiếp khác như tiếp khách, hội nghị, thuế tài nguyên (nếu có).

Phân loại này giúp doanh nghiệp nắm rõ kết cấu và tỷ trọng của từng loại chi phí sản xuất, hỗ trợ việc lập dự toán chi phí cho các kỳ sau.

4.2 Các loại chi phí theo mục đích và công dụng

Theo mục đích và công dụng, các chi phí trong doanh nghiệp được phân loại như sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và các vật liệu khác sử dụng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, phụ cấp và các khoản BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ.
  • Chi phí sản xuất chung: Chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất trong các phân xưởng, tổ đội sản xuất, bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, khấu hao tài sản cố định, vật liệu, công cụ dụng cụ và dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất.

Mục đích và lợi ích của phân loại này giúp doanh nghiệp quản lý chi phí theo định mức, tổ chức kế toán chi phí trong sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng khoản mục. Nó cũng cung cấp cơ sở để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và xây dựng định mức chi phí cho kỳ sản xuất tiếp theo.

4.3 Các loại chi phí theo khối lượng sản phẩm hoàn thành

Trong kế toán và quản trị chi phí trong sản xuất, chi phí được phân loại dựa trên mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Phân loại này giúp chia chi phí sản xuất thành:

  • Chi phí biến đổi: Chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu.
  • Chi phí cố định: Chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng tính cho một đơn vị hoạt động thì lại thay đổi, như chi phí thuê nhà xưởng và lương của ban quản lý.
  • Chi phí hỗn hợp: Chi phí gồm cả yếu tố chi phí cố định và biến đổi. Trong giới hạn tiêu chuẩn, nó là chi phí cố định, nhưng vượt qua giới hạn đó, nó trở thành chi phí biến đổi.

Phân loại này là cơ sở để thiết kế và xây dựng mô hình chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận, hỗ trợ phân tích điểm hòa vốn và đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng.

4.4 Các loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định

  • Chi phí kiểm soát được: Chi phí mà các nhà quản trị có thể xác định và kiểm soát, bao gồm quyết định về việc phát sinh chi phí.
  • Chi phí không kiểm soát được: Chi phí mà các nhà quản trị không thể dự đoán hay kiểm soát chính xác và không có thẩm quyền quyết định.

Việc xác định chi phí sản xuất kiểm soát được và không kiểm soát được ở từng cấp quản lý có thể khác nhau, tùy thuộc vào sự phân cấp quản lý của mỗi doanh nghiệp. Phân loại này quan trọng trong việc tính toán và lập báo cáo kết quả lãi, lỗ của từng bộ phận.

4.5 Các loại chi phí phục vụ cho việc ra quyết định

Phân loại chi phí nhằm phục vụ cho việc ra quyết định bao gồm:

  • Chi phí chênh lệch: Chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác.
  • Chi phí chìm: Chi phí đã phát sinh và có trong tất cả các phương án sản xuất kinh doanh được đưa ra xem xét.
  • Chi phí cơ hội: Chi phí mất đi khi chọn phương án này thay vì phương án khác. Ngoài những chi phí đã tập hợp trong sổ sách kế toán, nhà quản trị cần xem xét chi phí cơ hội phát sinh từ các yếu tố kinh doanh có thể sử dụng theo cách khác mà cũng mang lại lợi nhuận.

Phân loại này giúp nhà quản trị xác định đúng phương hướng sử dụng và nâng cao hiệu quả chi phí.

5. Ví dụ về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

vi-du-ve-chi-phi-san-xuat-va-gia-thanh-san-pham

Ví dụ về chi phí trong sản xuất 1 hộp sữa tươi 1 lít của Vinamilk:

Chi phí nguyên liệu 14.000 đ, chi phí lao động 3000 đ, chi phí máy móc và thiết bị 2000đ, chi phí năng lượng 1000đ, chi phí quản lý sản xuất 1500đ, chi phí bảo trì và sửa chữa 500đ, chi phí nghiên cứu và phát triển 1000đ, chi phí quảng cáo và tiếp thị 2000đ, chi phí vận chuyển và phân phối 1000đ, chi phí tồn kho 500đ. Vậy chi phí sản xuất cho một hộp sữa tươi 1lit của Vinamilk là 26.500đ

Để tính giá thành sản phẩm, Vinamilk cần tính thêm lợi nhuận và các chi phí khác như thuế, chi phí bán hàng và phân phối, và các chi phí hành chính. Giả sử các chi phí nà và lợi nhuận được tính tổng cộng là 30% của tổng chi phí trong sản xuất. Vậy giá thành sản phẩm = 26.500đ + (26.500đ * 0.30)=34.450đ.

Vậy giá thành sản phẩm cho 1 hộp sữa tươi 1 lit của Vinamilk sẽ vào khoảng 34.450đ.

6. Cách giảm lãng phí sản xuất với hệ thống MES

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, quản lý và giảm chi phí trong sản xuất là vô cùng quan trọng. Hệ thống quản lý sản xuất MES (Manufacturing Execution System) giúp doanh nghiệp kiểm soát và tối ưu hóa quy trình sản xuất. 

giam-chi-phi-san-xuat-voi-he-thong-mes

Sử dụng hệ thống SEEACT-MES của DACO - Đơn vị cung cấp giải pháp tự động hóa với hơn 15 năm kinh nghiệm, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí sản xuất đáng kể. Với SEEACT-MES sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Tối ưu hoá quy trình sản xuất: SEEACT-MES giúp doanh nghiệp theo dõi và điều chỉnh quy trình sản xuất liên tục và chính xác. Nhờ đó, loại bỏ các bước thừa, giảm thời gian sản xuất và tăng năng suất lao động, trực tiếp giảm chi phí hoạt động.
  • Quản lý hiệu quả vật tư: SEEACT-MES kiểm soát định mức nguyên vật liệu BOM, từ đó giảm dư thừa nguyên vật liệu. Ngoài ra, việc quản lý hàng hóa bằng mã Barcode, QR Code còn giúp giảm chi phí lưu kho dư thừa, tránh lãng phí hàng hoá.
  • Giảm chi phí nhân công: Tự động hóa và quản lý thời gian làm việc hiệu quả giúp giảm nhu cầu nhân công. SEEACT-MES phân bổ công việc hợp lý, tránh tình trạng nhân công làm việc quá tải hoặc thiếu việc.
  • Tăng cường quản lý chất lượng: SEEACT-MES theo dõi chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, giúp phát hiện và xử lý sớm các vấn đề, giảm chi phí sửa chữa, tái sản xuất.
  • Tự động hoá lịch trình sản xuất: SEEACT-MES tối ưu hóa lịch trình sản xuất bằng cách sử dụng dữ liệu thực tế và dự báo nhu cầu. Từ đó giảm thời gian chờ đợi và tăng hiệu suất sử dụng thiết bị, từ đó giảm chi phí sản xuất.
  • Báo cáo sản xuất và ra quyết định theo thời gian thực: SEEACT-MES cung cấp báo cáo chi tiết và kịp thời về hiệu suất sản xuất, chi phí và các chỉ số khác. Nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời để cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm chi phí.

Tóm lại, hệ thống quản lý sản xuất của DACO SEEACT-MES không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí hoạt động sản xuất. Để tìm hiểu thêm về chi phí sản xuất và hệ thống SEEACT-MES, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của DACO theo hotline 0936.064.289-Mr.Vũ để được tư vấn miễn phí!

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật