Danh Mục Sản Phẩm

Sản xuất liên tục là gì? 5 bước thiết lập quy trình Continuous Production

Mã Sản Phẩm
: Quan ly chat luong 99
Tên Sản Phẩm
: Sản xuất liên tục là gì? 5 bước thiết lập quy trình Continuous Production
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Sản xuất liên tục là một phương thức sản xuất tiên tiến, được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Vậy sản xuất liên tục là gì?

Chi Tiết Sản Phẩm


Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng cạnh tranh. Một trong những phương thức được áp dụng rộng rãi hiện nay là sản xuất liên tục (Continuous production). Vậy hình thức sản xuất liên tục là gì? Làm thế nào để triển khai phương thức sản xuất này đạt hiệu quả? Cùng Công ty DACO khám phá qua bài viết sau đây nhé!

Sản xuất liên tục là gì?

Sản xuất liên tục (Continuous Production) là một phương thức sản xuất trong đó các sản phẩm được tạo ra một cách liên tục, không có sự gián đoạn hay tạm ngừng nào giữa các công đoạn sản xuất. Phương pháp này còn được gọi là sản xuất theo dòng và là một trong những phương pháp sản xuất chính được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

san-xuat-lien-tuc-la-gi-1

Phương thức sản xuất này phụ thuộc rất nhiều vào tự động hóa, từ công đoạn xử lý nguyên vật liệu đầu vào cho đến kiểm soát chất lượng sản phẩm và thậm chí cả khâu đóng gói. Do việc thiết lập phức tạp và tốn thời gian nên loại hình sản xuất liên tục thường nhằm mục đích tạo ra khối lượng lớn sản phẩm được tiêu chuẩn hóa đồng thời giảm thiểu thời gian chết downtime.

Là xương sống của các ngành công nghiệp đòi hỏi hoạt động suốt ngày đêm như sản xuất thép và lọc dầu do tính chất của nguyên liệu thô hoặc quá trình cần thiết để xử lý chúng. Những tiến bộ trong công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang mở rộng phạm vi áp dụng hình thức sản xuất liên tục sang các lĩnh vực khác như thực phẩm, đồ uống, ngành dược phẩm,… 

Ví dụ về sản xuất liên tục

Một số ví dụ về sản xuất liên tục điển hình có thể kể đến như: 

- Sản xuất ô tô: Nhà máy ô tô Toyota tại Indonesia là một trong những đơn vị ứng dụng  thành công phương thức sản xuất theo dòng này với quy trình phức tạp. Nó bao gồm 3 nhà máy tích hợp, hoạt động đồng nhất các công đoạn: Đúc kim loại, dập kim loại, chế tạo động cơ, lắp ráp phương tiện và đóng gói.

- Sản xuất dược phẩm: Các công ty ngành dược phẩm đang dần chuyển từ sản xuất hàng loạt sang loại hình sản xuất liên tục. Loại hình sản xuất này giúp việc nén nguyên liệu bột thành dạng viên nén qua một quy trình liên tục. Nhờ đó giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc, giảm lãng phí nguyên liệu thô và tăng năng suất. 

- Sản xuất giấy: Triển khai mô hình sản xuất liên tục, tự động hóa trong các nhà máy sản xuất giấy đã cải thiện đáng kể chất lượng. Tính liên tục hỗ trợ tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu cung ứng lớn của thị trường.

san-xuat-lien-tuc-la-gi-2

Ngoài ra, các ngành nghề như lọc dầu, nấu chảy kim loại, công nghệ thực phẩm, nước uống,… cũng là những ví dụ về sản xuất liên tục khác.

Đặc điểm sản xuất liên tục

Dưới đây là một số đặc điểm chính của phương thức sản xuất theo dòng này:

  • Liên tục và không gián đoạn: Phương thức sản xuất này không có sự gián đoạn lớn trong quá trình sản xuất. Các dây chuyền hoạt động liên tục và sản phẩm được tạo ra một cách liên tục theo luồng công việc.
  • Sản xuất theo tỷ lệ cao: Quy trình sản xuất theo dòng này thường áp dụng cho việc sản xuất theo tỷ lệ cao, với khả năng sản xuất một lượng lớn sản phẩm trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Tối ưu hóa dây chuyền sản xuất: Dây chuyền sản xuất liên tục được thiết kế để hoạt động một cách liên tục và hiệu quả, với các thiết bị và máy móc được tối ưu hóa để làm việc 24/7 mà không cần tắt máy.
  • Kiểm soát chất lượng: Phương thức sản xuất theo dòng này thường đi kèm với các hệ thống kiểm soát chất lượng liên tục để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng đã được xác định.
  • Yêu cầu về nguyên vật liệu liên tục: Quy trình sản xuất này yêu cầu sự cung cấp liên tục của nguyên vật liệu và vật liệu tiêu hao để đảm bảo rằng dây chuyền sản xuất không bị gián đoạn.
  • Tính linh hoạt thấp: So với sản xuất hàng loạt, hình thức sản xuất liên tục thường ít linh hoạt hơn về việc thay đổi sản phẩm hoặc điều chỉnh dây chuyền sản xuất. Điều này có thể làm tăng khó khăn trong việc thích ứng với sự biến động của thị trường.

Ưu điểm và nhược điểm của sản xuất liên tục là gì?

Ưu điểm

Một số lợi ích của loại hình sản xuất liên tục bao gồm:

  • Tiêu chuẩn hóa quy trình: Phương thức sản xuất này là một quy trình nhất quán, chặt chẽ được giám sát cẩn thận, sử dụng nhiều máy móc tiên tiến để sản xuất tiêu chuẩn hóa. Các doanh nghiệp sản xuất có thể giảm thiểu rủi ro về lỗi của con người và chất lượng sản phẩm đồng nhất. Điều này cũng dẫn tới giảm chất thải cũng như thời gian ngừng hoạt động được hạn chế đáng kể.
  • Tăng tốc độ sản xuất: Do không cần phải tắt hoặc khởi động lại máy móc nên doanh nghiệp có thể sản xuất số lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn hơn so với một nhà máy chỉ chạy theo ca. Nhờ đó có thể đảm bảo theo kịp nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
  • Tăng cường an toàn cho người lao động: Việc sử dụng máy móc tự động hóa cao trong hình thức sản xuất liên tục giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động cho người công nhân. Ví dụ, một nhà máy sản xuất ô tô sử dụng robot để thực hiện các công việc nguy hiểm như hàn, sơn và lắp ráp.

Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích, phương thức sản xuất theo dòng này cũng tiềm ẩn những nhược điểm cần được quan tâm:

  • Vốn đầu tư ban đầu cao: Việc xây dựng hệ thống sản xuất theo dòng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn cho máy móc tự động, robot, hệ thống điều khiển, nhà xưởng và các thiết bị phụ trợ khác. Chi phí này có thể là rào cản lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và mới khởi nghiệp.

san-xuat-lien-tuc-la-gi-3

  • Thiếu tính linh hoạt: Hệ thống sản xuất liên tục thường được thiết kế để tối ưu hóa sản xuất một sản phẩm duy nhất. Điều này có thể gây khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng và yêu cầu sản phẩm cá nhân hóa. Việc chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm mới đòi hỏi thời gian và chi phí lớn để thiết kế lại hệ thống.
  • Dễ gián đoạn sản xuất: Do tính liên kết chặt chẽ giữa các công đoạn, bất kỳ trục trặc nào trong dây chuyền sản xuất cũng có thể dẫn đến gián đoạn toàn bộ hệ thống. Việc sửa chữa và khắc phục sự cố có thể tốn kém thời gian và chi phí.
  • Nguy cơ dư thừa hàng tồn kho: Loại hình sản xuất liên tục tạo ra sản phẩm với tốc độ cao. Nếu nhu cầu thị trường thay đổi hoặc dự báo nhu cầu không chính xác, doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ dư thừa hàng tồn kho, dẫn đến lãng phí tài nguyên và chi phí lưu trữ cao.
  • Yêu cầu cao về kỹ thuật và quản lý: Vận hành hệ thống sản xuất này đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao để bảo trì, sửa chữa và vận hành máy móc. Doanh nghiệp cũng cần có hệ thống quản lý hiệu quả để đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các công đoạn và tối ưu hóa năng suất.
  • Tác động môi trường: Việc sử dụng máy móc và năng lượng trong Phương thức sản xuất theo dòng này có thể gây ảnh hưởng đến môi trường. Doanh nghiệp cần có biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và đảm bảo sản xuất bền vững.

Sự khác biệt giữa sản xuất hàng loạt và sản xuất liên tục là gì?

Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa hình thức sản xuất liên tục và sản xuất hàng loạt. Sau đây là những điểm khác biệt giúp chúng ta phân biệt giữa hai loại hình sản xuất này:

Điểm Khác Biệt

Sản xuất hàng loạt

Sản xuất liên tục

Quy trình sản xuất

Diễn ra trong nhiều bước, ở giữa các bước sẽ có điểm dừng để đánh giá chất lượng, thực hiện việc bảo trì hoặc vận chuyển sản phẩm sang nhà máy khác để tiếp tục sản xuất tiếp.

Vận hành 24/7, kết hợp các bước sản xuất tạo thành một quy trình tích hợp với tính ổn định cao và tối ưu thời gian sản xuất.

Độ linh hoạt

Thích hợp cho sản phẩm có yêu cầu đặc biệt hoặc độ phức tạp cao.

Thích hợp cho sản phẩm tiêu chuẩn hóa và lượng lớn sản phẩm.

Đánh giá hiệu suất

Hiệu suất sản xuất có thể biến đổi giữa các lô sản phẩm.

Hiệu suất sản xuất ổn định và dễ dàng đo lường.

Chi phí

Chi phí thiết lập ban đầu thấp hơn nhưng chi phí sản xuất cho mỗi sản phẩm có thể cao hơn.

Chi phí thiết lập ban đầu cao hơn nhưng chi phí sản xuất cho mỗi sản phẩm thấp hơn do năng suất cao và ít thời gian ngừng máy.

Chu kỳ dừng nghỉ

Sau khi kết thúc sản xuất mỗi lô hàng.

Tùy thuộc vào tính chất của từng nhà máy hoặc dây chuyền (một số nhà máy hoạt động 2-3 năm không ngừng, các lò luyện nhiệt độ cao có thể hoạt động liên tục trong vòng 5 tới 10 năm).

Ví dụ

Sản xuất ô tô, máy tính

Sản xuất thép, hóa chất,...

 

5 bước trong quy trình thiết lập sản xuất liên tục

Được xem là một phương thức tiên tiến mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Việc thiết lập quy trình sản xuất liên tục hiệu quả đòi hỏi một quá trình bài bản, được thực hiện dựa trên nền tảng kiến thức chuyên môn và sự đầu tư kỹ lưỡng.

Bước 1: Lập kế hoạch và thiết kế dây chuyền sản xuất

  • Xác định sản phẩm mục tiêu và nhu cầu thị trường: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để thiết lập quy trình sản xuất. Doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm mà họ muốn sản xuất, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đó và các đối thủ cạnh tranh.
  • Nghiên cứu và lựa chọn công nghệ phù hợp: Có rất nhiều công nghệ trong hình thức sản xuất liên tục khác nhau. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và lựa chọn công nghệ phù hợp với sản phẩm, quy mô sản xuất và ngân sách của mình.
  • Thiết kế dây chuyền sản xuất: Dây chuyền sản xuất cần được thiết kế theo nguyên tắc tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Doanh nghiệp cần bố trí các công đoạn sản xuất một cách hợp lý, lựa chọn máy móc và thiết bị phù hợp và đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các công đoạn.
  • Lập kế hoạch chi tiết: Doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết cho từng công đoạn sản xuất, bao gồm nguyên vật liệu, nhân lực, thời gian và chi phí.

san-xuat-lien-tuc-la-gi-4

Bước 2: Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị

Bước tiếp theo trong quy trình thiết lập, doanh nghiệp cần thực hiện một số hoạt động sau:

  • Xây dựng nhà xưởng: Nhà xưởng cần được xây dựng phù hợp với quy mô sản xuất và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất liên tục.
  • Mua sắm máy móc, thiết bị tự động hóa và hệ thống điều khiển: Doanh nghiệp cần mua sắm máy móc, thiết bị tự động hóa và hệ thống điều khiển hiện đại để đảm bảo hiệu quả và độ chính xác trong quá trình sản xuất.
  • Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định và chất lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục.

Bước 3: Tuyển dụng và đào tạo nhân lực

Ngoài yếu tố cơ sở vật chất, con người chính là yếu tố quan trọng tiếp theo doanh nghiệp cần đảm bảo trong quy trình thiết lập hệ thống sản xuất này:

  • Tuyển dụng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp: Doanh nghiệp cần tuyển dụng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vận hành hệ thống sản xuất liên tục.
  • Đào tạo nhân viên: Doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên về kỹ năng vận hành máy móc, quy trình sản xuất và an toàn lao động.

Bước 4: Thử nghiệm và vận hành

Khi đã đảm bảo cơ sở vật chất và nhân sự, doanh nghiệp sẽ tiến hành thử nghiệm vận hành dây chuyền. Cụ thể:

  • Chạy thử hệ thống sản xuất: Doanh nghiệp cần chạy thử hệ thống sản xuất để kiểm tra hiệu quả và khắc phục lỗi.
  • Vận hành hệ thống: Doanh nghiệp cần vận hành hệ thống theo quy trình đã được thiết lập và giám sát chặt chẽ.
  • Thu thập dữ liệu: Doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu về hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, chi phí và các yếu tố khác.

Bước 5: Quản lý và kiểm soát

Bước cuối cùng trong quá trình thiết lập chính là quản lý và kiểm soát hệ thống theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần đánh giá thường xuyên để đưa ra các biện pháp cải thiện, tối ưu quy trình sản xuất liên tục của mình.

  • Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng: Doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
  • Theo dõi và kiểm soát: Doanh nghiệp cần theo dõi và kiểm soát các yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất như năng suất, chất lượng, chi phí và an toàn lao động.
  • Cải tiến liên tục: Doanh nghiệp cần thực hiện cải tiến liên tục dựa trên dữ liệu thu thập và phản hồi của khách hàng.

Lưu ý trong hoạt động sản xuất liên tục 

Phương thức sản xuất tiên tiến này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, để áp dụng thành công phương thức này, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

1. Bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên

Hệ thống sản xuất liên tục với máy móc tự động hóa cao đòi hỏi bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro gián đoạn sản xuất. Doanh nghiệp cần:

  • Lập kế hoạch bảo trì định kỳ, sử dụng hệ thống giám sát thông minh để theo dõi tình trạng thiết bị và có phương án xử lý kịp thời khi cần thiết.
  • Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp về bảo trì, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống sản xuất.

san-xuat-lien-tuc-la-gi-5

2. Quản lý nguyên vật liệu tốt

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định và chất lượng đầu vào là yếu tố then chốt cho hoạt động sản xuất liên tục. Doanh nghiệp cần:

  • Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng tiêu chuẩn và phù hợp với quy trình sản xuất.
  • Áp dụng hệ thống quản lý kho hàng hiệu quả để tối ưu hóa việc lưu trữ, kiểm soát số lượng và chất lượng nguyên vật liệu.
  • Theo dõi và dự báo nhu cầu nguyên vật liệu để đảm bảo nguồn cung cấp kịp thời cho sản xuất, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc tồn kho quá mức.

3. Quản lý chất lượng tốt

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế là điều cần thiết để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao và đồng nhất trong sản xuất liên tục. Doanh nghiệp cần:

  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các khâu khác nhau trong quy trình sản xuất, từ nguyên vật liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất đến sản phẩm thành phẩm.
  • Phân tích dữ liệu về chất lượng sản phẩm, xác định nguyên nhân lỗi và thực hiện các biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.

4. Cân nhắc về công nghệ

Hầu hết dây chuyền sản xuất liên tục hiện nay được tích hợp máy móc với khả năng tự động hóa, thực hiện các thao tác lặp lại với độ chính xác cao. Nhiều thiết bị có thể kể tới như cánh tay robot công nghiệp được lắp đặt cảm biến, hệ thống nhận diện hoặc chụp ảnh bằng camera cho phép doanh nghiệp theo dõi sát sao các lỗi trước khi vận chuyển, không chỉ giúp tăng chất lượng mà còn giảm lãng phí nguyên vật liệu.

Với một quy trình, công nghệ vận hành hiện đại như trên, doanh nghiệp cần một công nghệ quản lý tương thích, phối hợp nhịp nhàng trong sản xuất, giúp quản lý, tăng hiệu quả hoạt động ở tất cả các khâu sản xuất.

Điển hình, SEEACT-MES là phần mềm quản lý sản xuất chuyên sâu được DACO phát triển chuyên sâu theo nhu cầu của các doanh nghiệp với 6 modules lõi: 

Hệ thống SEEACT-MES của DACO và các giải pháp sản xuất 4.0 cho nhà máy thông minh chính là những lời giải tối ưu nhất hiện nay cho các doanh nghiệp muốn triển khai mô hình này. Nếu doanh nghiệp cần tư vấn thêm về các giải pháp công nghệ hỗ trợ sản xuất, vui lòng liên hệ số hotline: 0936.064.289 để được tư vấn chi tiết.

5. Cải tiến liên tục

Áp dụng phương pháp cải tiến liên tục là chìa khóa để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất liên tục. Doanh nghiệp cần:

  • Thu thập dữ liệu về năng suất, chất lượng, chi phí và các yếu tố quan trọng khác trong quá trình vận hành để đánh giá hiệu quả hoạt động và thực hiện điều chỉnh phù hợp.
  • Khuyến khích sáng tạo, đổi mới và áp dụng các công nghệ mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bằng cách tuân thủ các lưu ý và thực hiện các biện pháp phù hợp, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của quy trình sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Kết luận

Như vậy, bài viết đã giới thiệu về khái niệm hình thức Sản xuất liên tục là gì, đặc điểm, ưu nhược điểm cũng như các bước và lưu ý khi triển khai của từng loại sản xuất này. 

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Phương thức sản xuất theo dòng này sẽ tiếp tục được cải tiến và hoàn thiện, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa. Doanh nghiệp cần chủ động cập nhật những công nghệ mới nhất và áp dụng hiệu quả phương thức sản xuất này để phát triển bền vững trong tương lai.


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật