Danh Mục Sản Phẩm

Tổng quan về 7 công cụ QC mới (7 New Tools) trong sản xuất

Mã Sản Phẩm
: 7 QC Tools
Tên Sản Phẩm
: Tổng quan về 7 công cụ QC mới (7 New Tools) trong sản xuất
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất, 7 công cụ QC mới (7 New Tools) đã được ra đời để thúc đẩy quá trình đổi mới, đặc biệt là trong các dự án quy mô lớn

Chi Tiết Sản Phẩm


Trong thế giới sản xuất đang phát triển nhanh chóng, quản lý chất lượng trở thành một phần không thể tách rời để đảm bảo sự thành công của mọi doanh nghiệp. Thách thức đặt ra không chỉ là việc duy trì mà còn là sự nâng cao liên tục trong chất lượng sản phẩm. Theo đó, 7 công cụ QC mới ra đời nhằm tập trung hơn nữa vào quản lý chất lượng của doanh nghiệp ngay ở khâu thiết kế sản phẩm.

1. Sự ra đời của 7 New Tools - 7 công cụ quản lý chất lượng mới

Sau những tổn thất nặng nề do thế chiến thứ 2 để lại, các kỹ sư Nhật Bản đã sáng tạo ra 7 QC Tools - 7 công cụ quản lý chất lượng nhằm phục hồi và phát triển các doanh nghiệp sản xuất. Theo đó, các công cụ này đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi loại hình doanh nghiệp tại Nhật Bản. Nhờ những chuyển biến hiệu quả nhờ áp dụng 7 QC Tools, chúng đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới bên cạnh triết lý Kaizen.

Với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất, nhu cầu về truyền đạt thông tin và lập kế hoạch sản xuất trong các doanh nghiệp cũng ngày càng lớn. Thách thức này đã thúc đẩy doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm các công cụ mới tiên tiến hơn để thúc đẩy quá trình đổi mới, đặc biệt là trong các dự án quy mô lớn. Do đó, một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng đã tích hợp và phát triển bảy công cụ kiểm soát chất lượng mới, còn được biết đến là 7 công cụ QC mới (N7 - 7 New Tools). 

7-cong-cu-qc-moi-1

2. Lợi ích của 7 công cụ QC mới

7 công cụ QC mới mang lại nhiều lợi ích cho quản lý chất lượng của tổ chức, bao gồm:

  • Giúp doanh nghiệp chủ động trong quy trình kiểm soát và nâng cao chất lượng làm việc, giảm thiểu các sai lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất.
  • Giúp doanh nghiệp giảm lãng phí và tiết kiệm chi phí bằng cách tối ưu hóa quy trình sản xuất.
  • Tạo ra một nền văn hóa sáng tạo trong tổ chức, khuyến khích mọi người cùng tham gia, cùng suy nghĩ, tìm tòi cách để giải quyết vấn đề.
  • 7 công cụ QC mới giúp trình bày các dữ liệu bằng lời ở dưới dạng biểu đồ, tạo thông tin có tính tổng thể, trực quan, dễ hiểu.
  • Giúp doanh nghiệp thu thập, phân tích và hiển thị dữ liệu một cách minh bạch và có cấu trúc.
  • Kiểm soát, phát hiện ra các hỏng hóc, khiếm khuyết trong hệ thống máy móc, thiết bị; tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo cho chuỗi làm việc không bị gián đoạn.
  • Khẳng định uy tín thương hiệu tổ chức và chất lượng sản phẩm đối với các đối tác kinh doanh và khách hàng.

3. Chi tiết 7 công cụ quản lý chất lượng mới trong sản xuất

Sau đây là chi tiết về 7 công cụ QC mới: 

Biểu đồ cây (Tree Diagram)

Biểu đồ cây là một trong 7 công cụ QC mới được sử dụng để tổ chức và sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên. Biểu đồ cây bắt đầu với một mục tiêu hoặc yêu cầu ở trên cùng, sau đó phân nhánh thành các mục tiêu hoặc yêu cầu nhỏ hơn để đạt được mục tiêu đó.

7-cong-cu-qc-moi-2

Biểu đồ cây hay còn gọi là biểu đồ hệ thống là một ứng dụng từ phương pháp phân tích chức năng trong kỹ thuật giá trị (Value Engineering). Phương pháp này được bắt đầu từ việc đặt ra mục tiêu sau đó xây dựng chiến lược để có thể đạt mục tiêu đó. 

Biểu đồ cây được chia thành hai loại: Xây dựng chiến lược hoặc xây dựng các yếu tố theo mục đích sử dụng.

- Lợi ích: Việc áp dụng công cụ quản lý chất lượng này trong 7 công cụ QC mới giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng hệ thống chiến lược để giải quyết được vấn đề một cách logic hơn, tránh bỏ sót bất kỳ vấn đề gì cho dù là nhỏ nhất.

- Cách áp dụng:

  • Bước 1: Tập hợp các vấn đề cần được giải quyết.
  • Bước 2: Xác định và liệt kê những trở ngại ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu kể trên.
  • Bước 3: Thảo luận các biện pháp mang tính tức thời để đạt được mục tiêu kể trên. Lưu ý, doanh nghiệp chỉ nên đề xuất tối đa là 4 giải pháp liên quan nhất
  • Bước 4: Thảo luận và sắp xếp các giải pháp đã liệt kê theo thứ tự hiệu quả giảm dần.

Biểu đồ ma trận (Matrix Diagram)

Biểu đồ ma trận là một công cụ phân tích dữ liệu trực quan sử dụng bảng hai chiều để hiển thị mối quan hệ giữa các biến, yếu tố hoặc thuộc tính khác nhau. Bằng cách xem xét sự giao nhau giữa các hàng và cột trong ma trận, bạn có thể dễ dàng nhận ra các mẫu, xu hướng và sự tương quan.

Hãy tưởng tượng bạn đang nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ hài lòng của khách hàng với thời gian chờ đợi dịch vụ. Bạn có thể tạo một biểu đồ ma trận với mức độ hài lòng của khách hàng (ví dụ: rất hài lòng, hài lòng, trung tính, không hài lòng) trên các hàng và thời gian chờ đợi (ví dụ: dưới 5 phút, 5-10 phút, 11-15 phút, trên 15 phút) trên các cột. Các ô trong ma trận sau đó sẽ cho thấy tỷ lệ khách hàng ở mỗi mức độ hài lòng với từng thời gian chờ đợi.

Có 5 loại biểu đồ ma trận có tên gọi theo hình dạng của chúng: dạng L, dạng Y, dạng T, dạng X và dạng C. 

7-cong-cu-qc-moi-3

7-cong-cu-qc-moi-4

7-cong-cu-qc-moi-5

7-cong-cu-qc-moi-6

7-cong-cu-qc-moi-7

- Lợi ích:

  • Cập nhật dữ liệu dựa trên thông tin thực tế ở dạng số liệu. Nhờ đó, nhà quản lý sản xuất có thể ra phương án giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác ngay khi có vấn đề xảy ra.
  • Thông qua biểu đồ ma trận trong 7 công cụ QC mới, doanh nghiệp có thể thấy rõ được các yếu tố khác nhau của trạng thái cũng như cấu trúc chung của một vấn đề.

- Cách áp dụng:

Dưới đây là cách áp dụng của biểu đồ ma trận dạng L: Được sử dụng để đánh giá chiến lược và đưa ra phân công trách nhiệm.

  • Bước 1: Xác định trục tung của biểu đồ ma trận thông qua việc ghi lại các biện pháp ở mức 4 từ biểu đồ cây vào mép bên trái.
  • Bước 2: Ghi lại chi tiết thông tin bao gồm tính hiệu quả, tính thực thi và đưa lên trục hoành.
  • Bước 3: Xác định trục hoành của biểu đồ ma trận thông qua đánh giá về các thông tin kể trên và viết tên của chúng dọc theo trục hoành bên cạnh các nội dung đánh giá. Gọi cột này là cột trách nhiệm.
  • Bước 4: Xác định các đường trục hoành và trục tung của ma trận.
  • Bước 5: Kiểm tra các ô được tạo thành và vẽ các biểu tượng phù hợp theo danh mục sau:

Hiệu quả

O: Tốt

Δ: Thỏa mãn

X: Không

Năng lực thực tế

O: Tốt

Δ: Thỏa mãn

X: Không

  • Bước 6: Lưu ý các ô dưới cột trách nhiệm và vẽ vòng tròn đúp và vòng tròn đơn để xác định trách nhiệm chính cũng như trách nhiệm thứ yếu.
  • Bước 7: Chú thích biểu tượng sử dụng và các thông tin cần thiết khác.

Biểu đồ mũi tên (Arrow Diagram)

Biểu đồ mũi tên là một trong 7 công cụ QC mới được sử dụng để xác định trình tự các hoạt động trong một quá trình. Biểu đồ mũi tên sử dụng các mũi tên để hiển thị mối quan hệ giữa các hoạt động, với mũi tên hướng từ hoạt động trước đến hoạt động tiếp theo. 

7-cong-cu-qc-moi-8

Biểu đồ mũi tên là một kiểu biểu đồ vạch thời gian biểu được sử dụng trong PERT (kỹ thuật xem xét và đánh giá). PERT là một kỹ thuật để lập kế hoạch và thời gian biểu được xây dựng vào năm 1957 ở Mỹ.

Biểu đồ hình mũi tên trong 7 công cụ QC mới có thể được doanh nghiệp áp dụng trong giai đoạn đầu của các dự án để xác định thời gian và quản lý kế hoạch.

- Lợi ích:

  • Biểu đồ hình mũi tên cung cấp một bức tranh trực quan về các hoạt động được triển khai để hỗ trợ cho công tác hoạch định và trao đổi các thông tin về dự án.
  • Doanh nghiệp có thể hiểu và quản lý công việc một cách toàn diện thông qua việc chia nhỏ các hoạt động và sắp xếp chúng theo thứ tự triển khai hợp lí.

- Cách áp dụng:

  • Bước 1: Xác định được mục tiêu của biểu đồ mũi tên: Chiến lược quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần phải thực hiện.
  • Bước 2: Đối với mục tiêu kể trên, hãy xác định các yêu cầu bắt buộc.
  • Bước 3: Thảo luận về từng yêu cầu cụ thể và lập nên danh mục tất cả các hoạt động cần thiết.
  • Bước 4: Sắp xếp các hoạt động kể trên theo thứ tự ưu tiên. Để triển khai biểu đồ mũi tên đạt được hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cũng cần xác định rõ về thời gian thực hiện cho từng công việc. Lưu ý, đối với các hoạt động mang tính trùng lặp hoặc không cần thiết cần phải được loại bỏ, tránh việc lãng phí thời gian để thực hiện.
  • Bước 5: Nối mạng lưới công việc và sắp xếp chúng theo đường thẳng cũng như đặt các vòng nút phân tách giữa chúng. Tại đây, doanh nghiệp cần đánh số các nút theo thứ tự từ trái qua phải và điền thông tin cần thiết khác vào biểu đồ.

Biểu đồ phân tích dữ liệu ma trận (Matrix Data Analysis Chart)

Phân tích dữ liệu ma trận là kỹ thuật phân tích loại dữ liệu có sẵn bằng phương pháp ma trận. Trong 7 công cụ QC mới, sáu công cụ khác đều là những kỹ thuật tổ chức dữ liệu bằng lời. Phân tích dữ liệu ma trận chính là kỹ thuật duy nhất dựa trên số liệu.

7-cong-cu-qc-moi-9

- Lợi ích: Phân tích dữ liệu ma trận trong 7 công cụ QC mới là kỹ thuật được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới, khảo sát thị trường, phân tích quá trình. Biểu đồ phân tích dữ liệu ma trận giúp doanh nghiệp tìm ra mức độ ưu tiên cho các giải pháp khi triển khai mục tiêu cải tiến của tổ chức.

- Cách áp dụng:

  • Bước 1: Xác định các hạng mục sẽ được sử dụng trong phân tích dữ liệu ma trận.
  • Bước 2: Xác định đơn vị đánh giá cụ thể cho trục tung và trục hoành của biểu đồ.
  • Bước 3: Đánh giá các yếu tố đã được xác định trước đó một cách khách quan và thực tế.
  • Bước 4: Vẽ biểu đồ.
  • Bước 5: Làm rõ các mấu chốt bằng cách liên kết chúng lại với nhau thành một vòng.
  • Bước 6: Diễn giải chi tiết biểu đồ và xây dựng biện pháp dựa trên kết quả đưa ra.

Biểu đồ quá trình ra quyết định (PDPC Diagram)

Quá trình rất hiếm khi diễn ra chính xác như là kế hoạch ban đầu. Các vấn đề không dự đoán trước rất hay xuất hiện trong hệ thống phức tạp, đôi lúc dẫn tới hàng loạt các biến cố nghiêm trọng. Biểu đồ quá trình ra quyết định (PDPC Diagram) là một trong 7 công cụ QC mới được sử dụng để xác định các hành động cần thực hiện trong từng tình huống. Biểu đồ PDPC sử dụng các ô để đại diện cho các tình huống và các mũi tên để hiển thị mối quan hệ giữa các tình huống.

7-cong-cu-qc-moi-10 

Có hai kiểu biểu đồ PDPC với phương pháp xây dựng hoàn toàn trái ngược nhau: Kiểu Theo chiều thuận và kiểu theo chiều ngược.

- Lợi ích:

Phương pháp sử dụng biểu đồ PDPC trong 7 công cụ QC mới hỗ trợ cho Doanh nghiệp ra quyết định và giải quyết vấn đề; dự báo được các vấn đề có khả năng sẽ xảy ra qua việc lập kế hoạch cho các vấn đề bất ngờ giúp tổ chức giải quyết các vấn đề này một cách chủ động.

- Cách áp dụng:

  • Bước 1: Xác định được các biểu tượng sẽ được sử dụng trong biểu đồ. Theo đó, mọi biểu tượng đều sẽ có tên và ý nghĩa riêng.
  • Bước 2: Thống nhất và sắp xếp sự xuất hiện của thông tin trong biểu đồ theo trình tự nhất định: Từ trái qua phải hoặc từ trên xuống.
  • Bước 3: Thông qua trình tự sự việc xảy ra, hãy điều chỉnh vòng lặp trên biểu đồ thông qua việc chuyển hướng của các dấu mũi tên và quay về ban đầu hoặc bước trung gian.
  • Bước 4: Lặp lại quy trình trên nếu như cần thiết.

Biểu đồ quan hệ (Relation Diagram)

Biểu đồ quan hệ (Relation Diagram), còn được gọi là Interrelationship Digraph, là một công cụ được sử dụng trong quản lý chất lượng để phân tích, xác định và hiển thị các mối quan hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống hoặc quá trình.

7-cong-cu-qc-moi-11

Interrelationship Digraph trong 7 công cụ QC mới giống như một bản đồ, giúp bạn nhìn thấy được sự kết nối và tương tác giữa các thành phần khác nhau, từ đó hiểu rõ hơn cách chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Mỗi yếu tố được biểu thị bằng một vòng tròn hoặc hình khác và các mối quan hệ giữa chúng được biểu thị bằng các đường mũi tên hoặc đường thẳng.

- Lợi ích:

Cho phép phát hiện những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải thông qua việc thu thập dữ liệu từ chính tình trạng hỗn độn và sắp xếp chúng thành các nhóm tương đồng. Chính điều này giúp cho bộ phận quản trị có thể quan sát rõ nét bản chất của vấn đề, từ đó tìm chính xác phương hướng giải quyết.

- Cách áp dụng:

  • Bước 1: Xác định vấn đề.
  • Bước 2: Tập hợp toàn bộ các thông tin liên quan tới vấn đề thông qua nhiều phương pháp và cách thức tìm kiếm khác nhau.
  • Bước 3: Ghép cặp các nhóm thông tin tương đồng và có mối quan hệ gần gũi lại với nhau.
  • Bước 4: Sắp xếp vị trí các thẻ tương đồng ở trên một biểu đồ chung nhằm đảm bảo việc quan sát dễ dàng hơn.

Biểu đồ tương đồng (Affinity diagram)

Biểu đồ tương đồng là loại biểu đồ sẽ liệt kê một số lượng lớn các ý tưởng và gộp chúng lại thành một nhóm dựa vào các mối quan hệ tự nhiên.

7-cong-cu-qc-moi-12

Hãy tưởng tượng bạn đang tổ chức một buổi brainstorming và có hàng trăm ý tưởng khác nhau được đưa ra. Biểu đồ tương đồng trong 7 công cụ QC mới có thể giúp bạn sắp xếp những ý tưởng đó thành các nhóm có ý nghĩa, chẳng hạn như "tính năng cần thiết", "cải thiện giao diện", "mở rộng thị trường". Điều này giúp bạn dễ dàng phân tích thông tin, ưu tiên các ý tưởng và đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

- Lợi ích:

  • Affinity diagram trong 7 công cụ QC mới cho phép sắp xếp các vấn đề và các ý tưởng sáng tạo một cách logic, trật tự quan hệ và xuất hiện của chúng. Theo đó mọi vấn đề phức tạp ở trong tổ chức sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp cho nhà quản lý nắm bắt tình trạng của mọi sự kiện đang diễn ra.
  • Thông qua sự phối hợp ý kiến của mọi thành viên trong nhóm, khuyến khích tinh thần đồng đội; giúp các nhóm làm việc cùng nhau hiệu quả hơn bằng cách cung cấp một nền tảng chung để chia sẻ và thảo luận ý tưởng.

- Cách áp dụng:

  • Bước 1: Xác định các mục tiêu kỳ vọng hiện chưa đạt được.
  • Bước 2: Xác định nguyên nhân của những kết quả chưa đạt được một cách ngắn gọn. Cần làm rõ được đâu là nguyên nhân chính, nguyên nhân sơ cấp và thứ cấp dựa vào mối quan hệ nhân quả.
  • Bước 3: Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận từng nguyên nhân và quyết định đâu mới chính là nguyên nhân quan trọng nhất.
  • Bước 4: Trên sơ đồ quan hệ vừa xác định, tổng hợp lại và báo cáo các vấn đề cũng như nguyên nhân gây ra.

4. Sự khác biệt giữa 7 Công cụ QC mới và 7 công cụ QC cũ

Những điểm khác biệt giữa 7 công cụ QC mới và 7 công cụ QC cũ theo các tiêu chí được DACO tổng hợp ở bảng dưới đây:

Điểm khác biệt

7 công cụ QC mới (N7)

7 công cụ QC cũ (7 Basic QC Tools)

Mục đích

Sử dụng để phân tích và giải quyết những thông tin hoặc vấn đề không mang tính định lượng.

Sử dụng để phân tích và giải quyết những thông tin hoặc vấn đề mang tính định lượng.

Phương pháp thực hiện

7 công cụ QC mới sử dụng phương pháp phi định lượng, diễn giải trong sản xuất.

Sử dụng phương pháp thống kê,  trực quan hóa thông qua các đồ thị, đo lường và tính toán bằng số liệu.

Bản chất

Là các công cụ mang tính chiến lược và định hướng.

Là các công cụ mang tính chiến thuật và đo lường.

Điểm mạnh

7 công cụ QC mới kết hợp giữa diễn giải và số liệu, thường được dùng trong trường hợp:

  • Tìm ra nguyên nhân gốc rễ
  • Xác định mức độ ưu tiên, đưa ra mục đích và lập lịch thực hiện
  • Sáng tạo ý tưởng mới

Là các công cụ được tính toán, đo lường bằng số liệu vậy nên phản ánh sự chính xác, logic cao. Nhân sự dễ dàng thực hiện, theo dõi và thực thi hơn so với lời diễn giải.

Điểm yếu

Muốn phát huy tác dụng của các công cụ quản lý chất lượng mới cần được phối hợp cùng với các công cụ định lượng (7 Basic QC Tools).

Với các công cụ được thực hiển chủ yếu thông qua các con số với độ phức tạp cao, có thể gây ra khó khăn cho các nhân sự mới sử dụng.

Nhiều yêu cầu về quản lý chất lượng của Khách hàng không chỉ thể hiện bằng số liệu mà còn thể hiện bằng lời diễn giải. Do đó, cần phối kết hợp cùng với 7 công cụ QC mới để có thể phát huy hiệu quả.

Xem thêm

 

Kết luận

Chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất toàn diện của doanh nghiệp. Sự xuất hiện của sản phẩm chất lượng thấp có thể dẫn đến mất mát về danh tiếng, giảm doanh số bán hàng, và thậm chí là rủi ro về an toàn cho người sử dụng. Do đó, việc áp dụng 7 công cụ QC mới trở thành một ưu tiên hàng đầu để doanh nghiệp giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong thời đại công nghệ ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới đã mở ra nhiều cơ hội để cải thiện quá trình QC. Việc ứng dụng hệ thống quản lý sản xuất hiện đại cùng 7 công cụ QC mới mang lại khả năng đánh giá và kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả và tự động hơn.

SEEACT-MES - Nền tảng kết nối hiệu quả giữa tầng sản xuất và quản lý để theo dõi và kiểm soát chất lượng từ IQC, PQC cho đến OPC.

Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể tận dụng các thông tin chi tiết và dữ liệu lớn để đảm bảo sự nhất quán và đồng đều trong sản xuất. Sự đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy sự hình thành của 7 công cụ QC mới, hứa hẹn mang lại sự linh hoạt và độ chính xác cao hơn trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trong bối cảnh này, việc đầu tư và áp dụng những công nghệ tiên tiến trở nên quan trọng để duy trì sự cạnh tranh và đáp ứng nhanh chóng với những thách thức của thị trường ngày nay. 

Liên hệ ngay với DACO qua số hotline: 0936.064.289 - Mr. Vũ để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật