Danh Mục Sản Phẩm

Biểu đồ Ishikawa là gì? Cách thức xây dựng biểu đồ xương cá Ishikawa

Mã Sản Phẩm
: Quan ly chat luong 60
Tên Sản Phẩm
: Biểu đồ Ishikawa là gì? Cách thức xây dựng biểu đồ xương cá Ishikawa
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Biểu đồ Ishikawa, hay còn được gọi là biểu đồ nguyên nhân và kết quả, là một công cụ phân tích mạnh mẽ được sử dụng phổ biến trong quản lý chất lượng.

Chi Tiết Sản Phẩm


Biểu đồ xương cá Ishikawa là một công cụ trực quan được sử dụng rộng rãi để phân tích và giải quyết vấn đề. Biểu đồ này được phát triển bởi nhà khoa học Nhật Bản Kaoru Ishikawa vào những năm 1950 và đã trở thành một công cụ thiết yếu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm quản lý chất lượng, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch và đào tạo. Cùng DACO tìm hiểu khái niệm biểu đồ Ishikawa là gì, tầm quan trọng và các bước để xây dựng biểu đồ này qua bài viết sau nhé!

Biểu đồ Ishikawa là gì?

Biểu đồ Ishikawa (Ishikawa Diagram) là biểu đồ thể hiện mối tương quan nhân quả (nguyên nhân và kết quả). Đây là một trong 7 QC Tools – Bộ 7 công cụ quản lý và kiểm định chất lượng. 

Tên của biểu đồ này được đặt theo tên của người tạo ra nó - Tiến sĩ Kaoru Ishikawa - Một nhà khoa học quản lý chất lượng hàng đầu thế giới. Biểu đồ Ishikawa được xây dựng vào năm 1950 tại trường đại học Tokyo, với mục đích giúp nhà quản lý điều chỉnh cũng như nắm bắt được mối liên hệ giữa các nhóm nguyên nhân tác động hay ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề.

bieu-do-xuong-ca-ishikawa-la-gi-1

Biểu đồ Ishikawa được còn được gọi là biểu đồ xương cá (Fishbone Diagram) vì cấu trúc của nó giống với hình xương cá. Trục xương trung tâm được xem là quá trình dẫn đến vấn đề. Các xương lớn gắn vào xương trung tâm thể hiện những yếu tố chính hay các hạng mục tổng quát. Những xương vừa và nhỏ thể hiện các nguyên nhân cụ thể, chi tiết. 

Biểu đồ này giúp các nhóm nguyên nhân được sắp xếp có hệ thống. Điều này giúp hỗ trợ việc tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến vấn đề và thực hiện nhanh chóng các biện pháp khắc phục, ngăn chặn, tránh ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

Các loại biểu đồ xương cá Ishikawa

Về cốt lõi, biểu đồ Ishikawa đều giống nhau. Tuy nhiên, sẽ có nhiều biến thể nhằm phù hợp với mục đích sử dụng và ứng dụng riêng của từng nhóm ngành. Dưới đây là các loại Ishikawa Diagram phổ biến:

Biểu đồ Ishikawa 6Ms hoặc 5M1E

Mỗi "xương" trong biểu đồ đồ xương cá Ishikawa 6Ms thể hiện một vấn đề liên quan đến kiểm soát chất lượng và được mô tả bằng sáu chữ "M", trong đó các lỗi hoặc lỗi tiềm ẩn có thể được xác định và khắc phục. Đó là:

  • Men (Con người) 
  • Machine (Máy móc) 
  • Material (Vật liệu) 
  • Methods (Phương pháp)
  • Measurement (Đo lường) 
  • Mother Nature (Mẹ thiên nhiên)

Trong đó vấn đề Mother Nature - Mẹ thiên nhiên có thể được thay thế bằng Environment - Môi trường nên biểu đồ này có thể được gọi là biểu đồ Ishikawa 5M1E.

Biểu đồ Ishikawa 8Ps

Tương tự như biểu đồ 6Ps cổ điển, một biến thể biểu đồ xương cá Ishikawa sắp xếp thông tin thành tám loại khác nhau được liệt kê bên dưới:

bieu-do-xuong-ca-ishikawa-la-gi-3

  • Procedure (Thủ tục)
  • Polistic (Chính sách) 
  • Place (Địa điểm) 
  • Product (Sản phẩm) 
  • People (Con người) 
  • Process (Quy trình)
  • Price (Giá) 
  • Promotion (Quảng cáo) 

Biểu đồ Ishikawa 4Ss

Biểu đồ Ishikawa 4Ss có ít xương và xương sườn hơn vì nó chỉ chia các hạng mục ra thành bốn thành phần. Sơ đồ này phù hợp hơn với các tổ chức kinh doanh ngành dịch vụ do nó bỏ qua các danh mục sẽ hữu ích hơn khi xem xét về một sản phẩm hoặc một quy trình sản xuất.

bieu-do-xuong-ca-ishikawa-la-gi-2

  • Supplier (Nhà cung cấp) 
  • System (Hệ thống) 
  • Surrounding (Môi trường xung quanh)
  • Skills (Kỹ năng) 

Biểu đồ Ishikawa 3Ms

Một biến thể đơn giản của biểu đồ Ishikawa của 6Ms là biểu đồ của 3Ms. Trong biến thể này, chỉ sử dụng Men (Con người), Machine (Máy móc) và Material (Vật liệu). Điều này có thể được thấy phổ biến hơn trong các quy trình sản xuất có ít tương tác hơn với môi trường hoặc các quy trình không cần đo lường hoặc sàng lọc liên tục.

Tầm quan trọng của biểu đồ Ishikawa trong quản lý chất lượng

Biểu đồ xương cá Ishikawa đóng một vai trò không thể phủ nhận trong quản lý chất lượng do nó cung cấp cái nhìn sâu sắc và toàn diện về nguyên nhân gây ra vấn đề. Dưới đây là những điểm quan trọng về tầm quan trọng của biểu đồ xương cá Ishikawa trong quản lý chất lượng:

  • Phân tích nguyên nhân cơ bản: Một trong những ưu điểm quan trọng của biểu đồ Ishikawa là khả năng phân tích nguyên nhân cơ bản thay vì chỉ xử lý các triệu chứng bề ngoài. Bằng cách tìm ra nguyên nhân gốc của vấn đề, tổ chức có thể áp dụng các biện pháp cải thiện hiệu quả hơn.
  • Tăng cường sự hiểu biết và nhận thức: Tham gia vào quá trình tạo biểu đồ xương cá Ishikawa không chỉ giúp mọi thành viên trong tổ chức hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất, mà còn tạo ra một cơ sở hiểu biết chung và nhận thức về quy trình làm việc.
  • Hỗ trợ quyết định dựa trên dữ liệu: Một điểm mạnh khác của biểu đồ Ishikawa là việc hỗ trợ quyết định dựa trên dữ liệu thực tế và sự phân tích logic. Điều này giúp tăng cường tính chính xác và tính minh bạch trong quy trình quản lý chất lượng.
  • Thúc đẩy sự hợp tác và giải quyết vấn đề: Sự hợp tác trong quá trình tạo biểu đồ xương cá Ishikawa giúp tạo ra các giải pháp đa chiều và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề. Quá trình này thường được thực hiện bởi một nhóm hoặc các chuyên gia từ các bộ phận khác nhau trong tổ chức.
  • Liên kết giữa nguyên nhân và hiệu quả: Cuối cùng, biểu đồ Ishikawa không chỉ giúp tổ chức hiểu rõ hơn về cách các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn phản ánh mối liên kết giữa chất lượng và quy trình làm việc, giúp tổ chức liên kết chặt chẽ hơn với mục tiêu cải thiện liên tục.

Cách thức xây dựng biểu đồ Ishikawa

Dưới đây là các bước chi tiết để tạo một biểu đồ xương cá Ishikawa, các bạn hãy xem qua và tham khảo ví dụ bên dưới để hiểu rõ nhé!

Bước 1:  Xác định vấn đề cần giải quyết

Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng biểu đồ Ishikawa là xác định rõ ràng vấn đề cần giải quyết. Vấn đề cần được mô tả một cách cụ thể, súc tích và dễ hiểu. Ví dụ: "Tỷ lệ lỗi sản phẩm cao", "Doanh thu bán hàng thấp",...

Bước 2: Xác định các nhóm nguyên nhân chính

Liệt kê các nhóm nguyên nhân chính thường được sử dụng trong biểu đồ xương cá Ishikawa, bao gồm: Phương pháp, Máy móc, Nguyên vật liệu, Con người, Môi trường. Bạn có thể thêm hoặc bớt các nhóm nguyên nhân chính cho phù hợp với vấn đề cụ thể của mình.

Bước 3:  Phân nhánh các nguyên nhân chi tiết

Đối với mỗi nhóm nguyên nhân chính trong biểu đồ Ishikawa, hãy brainstorm để xác định các nguyên nhân chi tiết dẫn đến vấn đề cần giải quyết. Cố gắng liệt kê tất cả các nguyên nhân có thể, dù là nhỏ nhất.

Bước 4: Phân tích và đánh giá các nguyên nhân

Sau khi đã xác định được các nguyên nhân chi tiết, hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến vấn đề cần giải quyết trong biểu đồ xương cá Ishikawa. Bạn có thể sử dụng một số phương pháp như:

  • Brainstorming: Thảo luận nhóm để đánh giá mức độ quan trọng của từng nguyên nhân.
  • Bình chọn: Cho các thành viên trong nhóm bình chọn mức độ quan trọng của từng nguyên nhân.
  • Phân tích dữ liệu: Sử dụng dữ liệu thu thập được để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân.

Bước 5: Đề xuất giải pháp và hành động khắc phục

Dựa vào kết quả phân tích và đánh giá, hãy đề xuất các giải pháp và hành động cụ thể để giải quyết từng nguyên nhân. Giải pháp cần được thực hiện một cách hiệu quả và có thể đo lường được kết quả.

Ví dụ minh họa cụ thể các bước để xây dựng một biểu đồ Ishikawa

Ví dụ: Báo cáo vấn đề: Xuất hiện hạt nhựa trong các sản phẩm của một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vấn đề này có thể gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng và ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của công ty. Cần phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ và có giải quyết vấn đề này nhanh chóng. 

bieu-do-xuong-ca-ishikawa-la-gi-4

Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành xây dựng sơ biểu đồ Ishikawa theo các bước:

Bước 1: Xác định vấn đề “Hạt nhựa xuất hiện trong sản phẩm”

Bước 2: Vẽ khung chính của sơ đồ Ishikawa và viết vấn đề chính lên đầu con cá là “hạt nhựa xuất hiện trong sản phẩm”.

Bước 3: Từ khung xương chính của biểu đồ Ishikawa sẽ vẽ các xương lớn gồm 5 yếu tố: Nguyên liệu; Nhân viên; Môi trường; Quy trình sản xuất; Công cụ và thiết bị.

Bước 4: Phân tích các nguyên nhân ở từng xương chính bằng cách đặt các câu hỏi tại sao, ví dụ:

  • Nguyên liệu: Tại sao ở trong nguyên liệu lại có hạt nhựa? Có phải do nhà cung cấp chưa đáp ứng được theo tiêu chuẩn chất lượng?
  • Quy trình sản xuất: Tại sao hạt nhựa lại xuất hiện ở trong sản phẩm? Có phải do quy trình sản xuất đã xảy ra vấn đề hay không đúng cách?
  • Nhân viên: Tại sao hạt nhựa lại có ở trong sản phẩm? Có phải do nhân viên không thực hiện đúng theo quy trình kiểm tra chất lượng?
  • Công cụ và thiết bị: Tại sao hạt nhựa lại có ở trong sản phẩm? Có phải do thiết bị không đáp ứng được với các yêu cầu về an toàn và vệ sinh?
  • Môi trường: Tại sao hạt nhựa lại xuất hiện ở trong sản phẩm? Có phải vì môi trường làm việc chưa đảm bảo an toàn vệ sinh?

Bước 5: Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề trong biểu đồ Ishikawa và đưa ra các giải pháp thích hợp để khắc phục. Trong ví dụ này, nếu như phát hiện ra rằng nguyên liệu được cung cấp không đáp ứng được theo tiêu chuẩn chất lượng chính là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề chứ không phải do các yếu tố khác. Do đó, doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề bằng các biện pháp:

  • Liên lạc với nhà cung cấp để cùng trao đổi, đảm bảo rằng nguyên liệu cung cấp đáp ứng theo tiêu chuẩn chất lượng.
  • Tăng cường quy trình Kiểm tra và đánh giá chất lượng nguyên liệu đầu vào (IQC) trước khi đưa vào sản xuất.
  • Tăng cường đào tạo cán bộ nhân viên về quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo được sự đồng nhất trong công việc của họ.

Lưu ý khi sử dụng biểu đồ Ishikawa

Để việc sử dụng biểu đồ xương cá Ishikawa đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao nhất, sau đây là một số điều cần lưu ý:

  • Ishikawa Diagram biểu thị mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả, vậy nên mỗi xương nhánh nên có khoảng 3 - 4 xương con. Biểu đồ Ishikawa chi tiết giúp nhóm phân tích có cái nhìn toàn diện hơn và dễ dàng tìm ra được nguyên nhân gốc rễ.
  • Đặc trưng của kiểu biểu đồ xương cá Ishikawa là hệ thống toàn diện và xếp loại các nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề, không phải là phương pháp loại trừ nó.
  • Khi xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng cần phải dựa trên những số liệu khách quan, bằng chứng, đảm bảo tính logic, tránh việc liệt kê những nguyên nhân dựa trên cảm tính chủ quan.
  • Khi đã xác định cơ bản nguyên nhân dẫn đến vấn đề, nhóm phân tích vẫn cần có những số liệu khách quan để nhìn rõ mối quan hệ, giúp đưa ra các giải pháp chính xác và kịp thời.

Kết luận

Như vậy qua bài viết trên chúng ta đã hiểu rõ sơ biểu đồ Ishikawa là gì cũng như cách ứng dụng của nó trong giải quyết vấn đề. Đây là một công cụ quản lý chất lượng hiệu quả nhằm tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn của bất kỳ vấn đề nào và đi sâu vào nguyên nhân gốc rễ để tìm ra giải pháp khắc phục. 

Nó cung cấp cho các nhà quản lý và nhóm thực hiện một cái nhìn toàn diện về các loại quy trình và vấn đề của họ, đồng thời cho phép tập trung vào các lĩnh vực cần phải khắc phục để giảm thiểu hoặc loại bỏ vấn đề.

Sự kết hợp giữa các công cụ quản lý chất lượng như biểu đồ xương cá Ishikawa cùng hệ thống SEEACT-MES của DACO không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn là nền tảng để chuyển đổi nhà máy thành mô hình Smart Factory. 

Các công cụ quản lý sản xuất đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra hiệu quả, trong khi SEEACT-MES cung cấp công cụ giám sát thời gian thực và quản lý chất lượng. Sự tương tác giữa chúng tối ưu hóa tổ hợp nguyên vật liệu, dự đoán nhu cầu sản xuất, và tăng cường chất lượng sản phẩm. Kết quả là một hệ thống chuyển đổi tự động, đáng tin cậy, đưa nhà máy từ việc quản lý sản xuất thông thường đến một mô hình sản xuất thông minh và linh hoạt. 

Liên hệ ngay với Đơn vị phát triển giải pháp quản lý sản xuất DACO qua số hotline: 0936.064.289 - Mr. Vũ để được giải đáp, tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật