Danh Mục Sản Phẩm

Tìm hiểu về đánh giá chất lượng sản phẩm - Tiêu chí & Phương pháp

Mã Sản Phẩm
: Quan ly chat luong 13
Tên Sản Phẩm
: Tìm hiểu về đánh giá chất lượng sản phẩm - Tiêu chí & Phương pháp
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Đánh giá chất lượng sản phẩm là một hoạt động quan trọng nhằm xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.

Chi Tiết Sản Phẩm


Cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật trong thời gian gần đây, sản phẩm sản xuất ra ngày càng phức tạp và chu kỳ sống ngày càng bị rút ngắn. Do đó, nhu cầu về việc sử dụng các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm không chỉ phát sinh sau khi sản phẩm đã được sản xuất và đưa vào sử dụng mà nhu cầu này xuất hiện ngay từ khi khâu nghiên cứu, sản xuất thử.

Đánh giá chất lượng sản phẩm là gì?

Đánh giá chất lượng của sản phẩm là quá trình đo lường và đánh giá các thuộc tính và đặc điểm của sản phẩm để đảm bảo rằng nó đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. Quá trình này thường được thực hiện để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định ngành công nghiệp.

danh-gia-chat-luong-san-pham-1

Đánh giá chất lượng có thể bao gồm việc kiểm tra các đặc điểm vật lý, hóa học, cơ học, hoặc các thuộc tính khác của sản phẩm. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm như kiểm tra và đo lường như kiểm tra mẫu, sử dụng các công cụ đo lường chuyên dụng hoặc thậm chí là việc sử dụng các kỹ thuật phân tích phức tạp như phổ hấp thụ nguyên tử hoặc kỹ thuật hình ảnh.

Mục đích của hoạt động này nhằm xác định mặt định lượng của các chỉ tiêu chất lượng và tổng hợp các chỉ tiêu ấy theo những nguyên tắc xác định để biểu thị chất lượng của sản phẩm. Trên cơ sở đó có thể đưa ra quyết định liên quan đến sản phẩm, về chiến lược sản phẩm nhằm giải quyết tốt các vấn đề về dự báo. Đồng thời, việc lập kế hoạch tối ưu hóa và phê chuẩn về chất lượng cũng là một phần quan trọng trong quá trình này.

8 tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm cơ bản

Chất lượng sản phẩm có thể được đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, với những tiêu chí riêng biệt tương ứng. Ngay cả đối với người tiêu dùng, khi mua sắm họ có thể đánh giá sản phẩm dựa trên chất liệu, kiểu dáng, tính năng và những yếu tố cụ thể khác. Tất cả những đánh giá này cuối cùng đều dựa trên một hệ thống các tiêu chí. Hơn nữa, chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như yêu cầu của thị trường, quy định của Nhà nước và trình độ phát triển của khoa học - kỹ thuật.

danh-gia-chat-luong-san-pham-2

Trong đó, yêu cầu của thị trường thường là nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Điều này bao gồm cả nhu cầu hiện tại và tương lai, cũng như các thị trường mới mà các doanh nghiệp có thể muốn thâm nhập. Ngoài ra, yếu tố này cũng phải cân nhắc đến khả năng sản xuất của các doanh nghiệp.

Sự tương tác hai chiều giữa yêu cầu thị trường và khả năng sản xuất của doanh nghiệp sẽ hình thành chất lượng của sản phẩm - giá trị cuối cùng mà người tiêu dùng nhận được. Dựa vào các tài liệu hiện hành, có 8 tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm cơ bản:

  1. Tính năng hoạt động (Performance)
  2. Đặc tính (Features)
  3. Độ tin cậy (Reliability)
  4. Phù hợp (Conformance)
  5. Độ bền (Durability)
  6. Khả năng dịch vụ (Serviceability)
  7. Thẩm mỹ (Aesthetic)
  8. Chất lượng được cảm nhận (Perceived quality)

Các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm

Có nhiều phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng loại sản phẩm khác nhau. Dưới đây là các phương pháp phổ biến:

1. Phương pháp phòng thí nghiệm

Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp mà các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật cơ bản cũng là các tham số liên quan đến chất lượng tiêu dùng của sản phẩm, hoặc khi trình độ chất lượng được đánh giá gián tiếp thông qua các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật.

danh-gia-chat-luong-san-pham-3

Trong các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm, phương pháp này thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm, sử dụng các thiết bị và máy móc chuyên dụng. Kết quả thu được thường là dữ liệu số liệu rõ ràng và khách quan.

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nhiều chi phí và không phải ai cũng có khả năng thực hiện. Đặc biệt, đối với các chỉ tiêu liên quan đến tình trạng sản phẩm, tính thẩm mỹ, mùi vị, sự thích thú,... phương pháp này không phản ánh được đầy đủ.

Căn cứ vào tính chất riêng của các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp thí nghiệm được thực hiện thông qua các phương pháp khác nhau:

  • Phương pháp đo: Sử dụng các thiết bị đo để thu thập thông tin. Phương pháp này thường được áp dụng trực tiếp đối với các chỉ tiêu như khối lượng, cường độ dòng điện, số vòng quay, tốc độ...
  • Phương pháp phân tích hóa lý: Xác định về thành phần hóa học, hàm lượng các chất, tạp chất, cũng như một số tính chất hóa học khác, sự co giãn và kéo dài của sản phẩm.

2. Phương pháp tính toán

Phương pháp tính toán là phương pháp dựa trên việc sử dụng các thông tin nhận được nhờ các quan hệ lý thuyết hoặc nội suy.

Phương pháp đánh giá này chủ yếu được dùng để xác định những chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm trong giai đoạn thiết kế như tính bảo toàn, năng suất, tính dễ sửa chữa,… Khi cần thiết để tính toán các chỉ tiêu, có thể dùng số liệu được tính bằng các phương pháp khác.

3. Phương pháp ghi chép

Phương pháp ghi chép là phương pháp dựa trên những thông tin thu được bằng cách đếm các vật thể, các biến số nhất định, các chi phí. Ví dụ như số hư hỏng trong lúc thử nghiệm sản phẩm, chi phí cho chế tạo, thống nhất hóa, số bộ phận được tiêu chuẩn hóa, số bộ phận được cấp bằng phát minh,…

4. Phương pháp cảm quan

Phương pháp cảm quan là phương pháp dựa trên những thông tin thu thập được nhờ phân tích các cảm giác của các cơ quan thụ cảm: thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. 

danh-gia-chat-luong-san-pham-4

Các cơ quan thụ cảm đóng vai trò quan trọng trong thu nhận cảm giác. Giá trị của các chỉ tiêu chất lượng sẽ được xác định bằng cách phân tích các cảm giác đó dựa trên cơ sở kinh nghiệm đã tích lũy và được biểu thị bởi một hệ thống điểm. Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu về thực phẩm, tính thẩm mỹ, mùi vị, trang trí,...

Phương pháp cảm quan phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm, thói quen và khả năng của các chuyên viên giám định. Tuy nhiên, phương pháp này có tính chủ quan cao và phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của các chuyên viên. Do đó, kết quả có thể không chính xác bằng các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm khác, nhưng lại đơn giản và nhanh chóng hơn.

5. Phương pháp xã hội học

Phương pháp xã hội học được xác định bằng cách đánh giá chất lượng thông qua thu thập thông tin và xử lý các ý kiến của khách hàng.

Để thu thập thông tin chung ta có thể sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến của khách hàng, thông qua các triển lãm, hội chợ, hội nghị khách hàng,… Sau đó tiến hành thống kê, xử lý thông tin và đưa ra kết luận.

6. Phương pháp chuyên gia

Cơ sở khoa học của phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm này dựa trên việc sử dụng kết quả từ các phương pháp thí nghiệm, phương pháp cảm quan tổng hợp, xử lý và phân tích ý kiến của các chuyên gia để đưa ra điểm số. Phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong việc đánh giá chất lượng.

Phương pháp chuyên gia thường được sử dụng khi các phương pháp khác không kinh tế hoặc không có đủ dữ liệu. Điều này thường xảy ra trong các dự báo khoa học, nghiên cứu thuật toán và phương pháp, áp dụng các giải pháp quản lý và kinh tế cũng như giám định chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, trong  các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm thì phương pháp chuyên gia có tính chủ quan cao, kết quả đánh giá phụ thuộc nhiều vào phản ứng tự nhiên, kinh nghiệm và tâm lý của các chuyên gia. Để giảm thiểu những hạn chế này, người ta luôn có sự nỗ lực để cải thiện các phương thức đánh giá và xử lý thông tin.

Phương pháp chuyên gia thường được tổ chức theo hai cách:

5.1. Phương pháp DELPHI

Phương pháp DELPHI xuất phát từ Mỹ, được bảo mật vào những năm 1950 và được công bố lần đầu vào những năm 1960. Khi sử dụng phương pháp này, các chuyên gia không tiếp xúc trực tiếp với nhau để tránh ảnh hưởng từ yếu tố tâm lý hoặc thích ứng với ý kiến đa số. Thay vào đó, họ đưa ra ý kiến trong các bản nhận xét có giải thích chi tiết. 

Để thu thập thông tin bổ sung, chuyên gia có thể xem xét các bản nhận xét của nhau trong các vòng trưng cầu ý kiến và họ có quyền thay đổi quan điểm của mình trong các vòng trưng cầu tiếp theo. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Các chuyên gia bày tỏ ý kiến của mình trong những bản nhận xét có giải thích tỉ mỉ. Để thu nhập thêm thông tin, người ta sẽ tạo điều kiện cho các chuyên gia tìm hiểu các bản nhận xét của chuyên gia khác. Vì vậy, trong các vòng sau của cuộc trưng cầu ý kiến họ có quyền được thay đổi quan điểm của mình.

Nhược điểm của phương pháp DELPHI là phức tạp, mất nhiều thời gian.

5.2. Phương pháp PATERNE

Phương pháp PATERNE được đề xuất vào những năm 1962-1964 tại Mỹ. Khi dùng phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm này, các chuyên gia tiếp xúc và trao đổi với nhau để đưa ra ý kiến chung của nhóm. Phương pháp PATERNE có ưu điểm so với phương pháp DELPHI ở chỗ việc trưng cầu ý kiến của các chuyên gia diễn ra đơn giản hơn, nhưng vẫn mất thời gian để thực hiện.

Trình tự tiến hành đánh giá chất lượng theo phương pháp chuyên gia được thể hiện qua sơ đồ sau:

danh-gia-chat-luong-san-pham-5

Vai trò của hoạt động đánh giá chất lượng sản phẩm trong sản xuất 

Hoạt động đánh giá chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Dưới đây là một số vai trò chính:

  • Đảm bảo Chất lượng: Hoạt động đánh giá chất lượng giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đáp ứng được theo các tiêu chuẩn chất lượng đã được đề ra và phù hợp với các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng. Điều này giúp tăng cường niềm tin của khách hàng vào sản phẩm và thương hiệu.
  • Phát hiện lỗi và sửa chữa: Khi thực hiện đánh giá chất lượng, các lỗi hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn có thể được phát hiện sớm. Điều này cho phép nhà sản xuất thực hiện các biện pháp sửa chữa kịp thời để cải thiện chất lượng sản phẩm và tránh được những rủi ro liên quan đến sự cố sau này.
  • Tăng cường hiệu suất sản xuất: Đánh giá chất lượng không chỉ giúp kiểm soát chất lượng của sản phẩm cuối cùng mà còn có thể giúp cải thiện quy trình sản xuất. Bằng việc xác định các vấn đề liên quan đến chất lượng, nhà sản xuất có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất để tăng cường hiệu suất và giảm thiểu lãng phí.
  • Đáp ứng yêu cầu của khách hàng: Đánh giá chất lượng sản phẩm giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này làm tăng sự hài lòng của khách hàng và giữ cho họ trung thành với thương hiệu.
  • Giảm thiểu rủi ro và chi phí: Bằng cách phát hiện và sửa chữa các vấn đề liên quan đến chất lượng sớm, hoạt động đánh giá chất lượng giúp giảm thiểu rủi ro sản phẩm và giảm chi phí tái sản xuất hoặc đền bù sau này.

Kết luận

Có thể khẳng định rằng, hiểu về các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm và thực hiện hoạt động đánh giá đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sự hài lòng của khách hàng và tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào hoạt động này để đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài hạn.

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần xây dựng và duy trì hệ thống quản trị chất lượng hiệu quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm được kiểm soát liên tục và đồng bộ trong toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh. 

Hiện nay, một trong những xu hướng công nghệ đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng là Phần mềm điều hành và thực thi sản xuất MES với nhiều ứng dụng đem lại lợi ích trực tiếp trong hoạt động quản trị chất lượng tại các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất. 

Hiện nay Công ty TNHH DACO là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp tự động hóa sản xuất hàng đầu, chuyên gia số 1 về xây dựng các Hệ thống Quản lý sản xuất với nhiều dự án tiêu biểu

Để tìm hiểu thêm về hệ thống SEEACT-MES của DACO, các sản phẩm thiết bị, các giải pháp cho nhà máy sản xuất và dịch vụ kỹ thuật tự động hóa tối ưu nhất cho doanh nghiệp bạn, vui lòng liên hệ đến hotline 0936.064.289-Mr.Vũ để được hỗ trợ và tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

Tham khảo thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật