Danh Mục Sản Phẩm

Điều độ sản xuất là gì? Kế hoạch vận hành và điều độ sản xuất

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 23
Tên Sản Phẩm
: Điều độ sản xuất là gì? Kế hoạch vận hành và điều độ sản xuất
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Điều độ sản xuất là chìa khóa mở cánh cửa cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bài viết sau trình bày 6 quy trình điều độ sản xuất và cách lập kế hoạch hiệu quả.

Chi Tiết Sản Phẩm


Điều độ sản xuất là một hoạt động quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, giúp đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, đáp ứng nhu cầu của thị trường và tối ưu hóa nguồn lực. Đây là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.

1. Điều độ sản xuất là gì?

dieu-do-san-xuat-1

Cụ thể, công tác điều độ sản xuất là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo sự linh hoạt và hiệu quả trong quá trình sản xuất.

Mục tiêu của quá trình này là tối ưu hóa sự sắp xếp các nguồn lực như lao động, vật liệu, và thiết bị để đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả nhất. Đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất đúng số lượng, đúng chất lượng và đúng thời điểm.

Điều độ khác lập kế hoạch sản xuất đó là  lập kế hoạch sản xuất là xác định mục tiêu và phác thảo các kế hoạch chi tiết trong khi điều độ trong sản xuất là việc thực hiện và kiểm soát quá trình sản xuất hàng ngày để đảm bảo sự tuân thủ với kế hoạch đã đề ra.

2. Vai trò của điều độ sản xuất

dieu-do-san-xuat-2

2.1 Đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng

Lợi ích đầu tiên đó là điều độ sản xuất giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi trong nhu cầu thị trường hoặc biến động trong nguồn cung. Nhờ vậy tối ưu hóa khả năng linh hoạt của quy trình sản xuất, đẩy mạnh sản xuất hiệu quả. Gia tăng sự hài lòng của khách hàng và uy tín của doanh nghiệp.

2.2 Nâng cao năng suất sản xuất

Mục tiêu chính của điều độ trong sản xuất là tối ưu hóa hiệu suất và năng suất của các quy trình. Giúp cắt giảm lãng phí, tối ưu hóa công thức làm việc, và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả để gia tăng năng suất tạo ra thêm lợi nhuận.

2.3 Tối ưu hóa nguồn lực và cắt giảm chi phí

Việc điều tiết giúp giảm lãng phí, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, sử dụng vật liệu và nguồn lực con người - máy móc một cách hiệu quả hơn, giúp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

3. 6 Quy trình điều độ sản xuất

dieu-do-san-xuat-33

Với những lợi ích trên, công tác điều độ sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng. Những bước cơ bản tạo nên một quy trình hoàn chỉnh là:

Bước 1: Thu thập dữ liệu tiến hành lập kế hoạch

Đây là bước quan trọng giúp nhà quản lý có cái nhìn sâu sắc về các hoạt động sản xuất ở hiện tại và tương lai, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Dựa vào dữ liệu về nguồn lực của doanh nghiệp như máy móc, nhân lực, thiết bị,.. Nhà quản lý xác định những điểm thiếu hiệu quả trong quá trình sản xuất để đưa ra phương án cải thiện.

Trong quá trình thu thập dữ liệu và lập kế hoạch điều độ sản xuất, nhà quản lý cần theo dõi nhu cầu thị trường và xu hướng tiêu dùng để có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Bước 2: Định tuyến

Đây là bước đo lường quy trình và nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất để đưa ra những quy trình hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất trong quá trình sản xuất.

Bước 3: Lên lịch

Doanh nghiệp cần tạo các lịch trình cụ thể cho các dự án phù hợp với đặc thù của công ty. Ví dụ lịch trình tổng thể, lịch trình sản xuất, lịch trình hoạt động bán lẻ..

Bước 4: Điều phối

Đây là việc ban hành các mệnh lệnh liên quan đến con người, bộ phận và sản phẩm để đảm bảo quá trình hoạt động đạt hiệu quả và hiệu suất cao. 

Bước 5: Thực hiện

Đây là bước hành động của kế hoạch vận hành và điều độ. Đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ, điều chỉnh phù hợp để kế hoạch diễn ra theo đúng kế hoạch. Người quản lý có thể sử dụng phần mềm quản lý theo thời gian thực để kiểm soát và điều chỉnh kịp thời, giúp quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, gia tăng hiệu suất.

Bước 6: Duy trì

Sau khi thực hiện điều độ sản xuất, nên đưa ra đánh giá để có cái nhìn toàn diện và đúng nhất đối với các khâu và các lỗi có thể có. Những thông tin dữ liệu trên các phần mềm sản xuất giúp người quản lý xác định được các vấn đề cần cải thiện, giúp duy trì sản xuất đạt hiệu quả cao.

4. Lập kế hoạch vận hành và điều độ sản xuất

dieu-do-san-xuat-4

Lập kế hoạch và điều độ sản xuất là một bước quan trọng để đảm bảo hiệu suất cao và tối đa hóa nguồn lực. Sau đây là các bước cần thực hiện khi lập kế hoạch:

  1. Xác định mục tiêu sản xuất: Đặt ra mục tiêu cụ thể về sản lượng, chất lượng sản phẩm, và hiệu suất sản xuất.
  2. Phân tích nhu cầu thị trường: Điều tra và phân tích nhu cầu thị trường để dự đoán xu hướng và yêu cầu sản phẩm.
  3. Đánh giá nguồn lực: Đánh giá tài nguyên nhân sự, vật chất, và tài chính cần thiết để đáp ứng mục tiêu sản xuất.
  4. Xác định quy trình sản xuất: Mô tả chi tiết quy trình sản xuất từ nguyên liệu đến sản phẩm hoàn thành.
  5. Thực hiện kế hoạch sản xuất: Lên lịch sản xuất dựa trên nhu cầu thị trường và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp
  6. Quản lý hệ thống cung ứng: Đảm bảo rằng nguồn cung ứng nguyên liệu và vật liệu đủ để duy trì quy trình sản xuất.
  7. Quản lý chất lượng: Thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng mong muốn.
  8. Quản lý rủi ro: Chuẩn bị kế hoạch xử lý sự cố trong quá trình sản xuất để giảm thiểu ảnh hưởng đến lịch trình.
  9. Tối ưu hoá quy trình: Liên tục đánh giá và tối ưu hóa quy trình sản xuất để cải thiện hiệu suất và giảm chi phí.

5. Phương pháp điều độ sản xuất

dieu-do-san-xuat-5

5.1 Phương pháp điều độ dựa trên năng lực

  • Công suất vô hạn:  Điều độ sản xuất giả định doanh nghiệp không có giới hạn nào về nguồn lực từ nhân lực, máy móc, các bộ phận, kho hàng,..
  • Năng lực hữu hạn: Phương pháp này chỉ doanh nghiệp đã xác định được trước về các giới hạn của nguồn lực, như giờ làm việc, hạn chế của thiết bị, lao động,.. Thường các doanh nghiệp sử dụng phương pháp này.

5.2 Phương pháp điều độ sản xuất thuận và nghịch

Phương pháp điều độ thuận

Trong phương pháp này, doanh nghiệp trước hết xác định thời gian của bước sớm nhất. Bước này không ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành của công việc. Sau đó dựa vào bước đầu để lên lịch cho từng bước tiếp theo. Nhờ vậy mà doanh nghiệp tối ưu hoá được thời gian và nguồn lực để hoàn thành công việc và dự án.

Phương pháp điều độ ngược

Khác với phương pháp trên, phương pháp điều độ nghịch bắt đầu từ ngày hạn chót của công việc, điều độ ngược trở về bước công việc đầu tiên.

Cả hai phương án này đều có những ưu điểm riêng, việc lựa chọn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của ngành công nghiệp, quy mô sản xuất và môi trường kinh doanh. Cụ thể trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp, tồn kho bán thành phẩm thấp thì công đoạn cuối thường chiếm nhiều thời gian. Vì vậy việc điều độ sản xuất nghịch sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được thời gian bắt đầu và tối ưu quy trình sản xuất.

dieu-do-san-xuat-6

Hiện nay, quá trình điều độ có vai trò quyết định đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, giúp quản lý quy trình sản xuất hiệu quả, gia tăng lợi nhuận, uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. 

Trong thế giới mà công nghệ thông tin lên ngôi, trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh chóng, doanh nghiệp sản xuất nên lựa chọn những giải pháp thông minh giúp quá trình tạo ra sản phẩm được quản lý hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao. Giải pháp về MES như hệ thống SEEACT-MES của DACO có khả năng số hoá từng công đoạn sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và điều độ hiệu quả, nhanh chóng thuận lợi, từ đó mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Có thể thấy điều độ sản xuất là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Với việc thực hiện tốt công tác này, doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng lợi nhuận.

Xem thêm: 

 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật