Danh Mục Sản Phẩm

Cách áp dụng mô hình POQ hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất

Mã Sản Phẩm
: Quan ly kho 60
Tên Sản Phẩm
: Cách áp dụng mô hình POQ hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Mô hình POQ (Production Order Quantity) được áp dụng khi lượng hàng được cung cấp liên tục hoặc sản xuất đồng thời với tiêu thụ. Mô hình này giúp xác định số lượng sản xuất/đặt hàng tối ưu để giảm chi phí tồn kho và đặt hàng.

Chi Tiết Sản Phẩm


Mô hình POQ (Production Order Quantity) là một mô hình quản lý hàng tồn kho được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất. Mô hình này giúp doanh nghiệp xác định số lượng sản phẩm cần đặt hàng để tối ưu hóa chi phí và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bài viết này sẽ giới thiệu về POQ, bao gồm công thức sử dụng, ưu nhược điểm và cách khắc phục khi áp dụng trong thực tế.

1. Mô hình POQ là gì?

mo-hinh-poq-la-gi

Mô hình POQ, hay sản lượng đặt hàng theo sản xuất (Production Order Quantity Model) là một mô hình quản lý và được ứng dụng trong các trường hợp sau:

  • Lượng hàng được đưa đến liên tục để phục vụ sản xuất: Ví dụ sản xuất theo dây chuyền, sản xuất theo đơn đặt hàng.
  • Sản phẩm vừa được sản xuất vừa được sử dụng hoặc bán ra: Ví dụ như sản xuất bánh mì, sản xuất sữa tươi.

Giống với EOQ, mô hình POQ giúp doanh nghiệp xác định số lượng hàng hóa cần đặt hàng mỗi lần để tối ưu hóa chi phí quản lý hàng tồn kho, bao gồm chi phí đặt hàng và chi phí lưu trữ.

2. Công thức POQ và ví dụ về mô hình POQ

2.1 Các giả thuyết trong mô hình POQ

Trong mô hình EOQ (Số lượng đặt hàng kinh tế), lượng hàng hóa đặt hàng sẽ được vận chuyển đến tất cả một lần. Tuy nhiên trong thực tế hàng hoá có thể không đến vào một thời điểm như vậy. Khi đó, mô hình POQ được ứng dụng. Những giả thuyết trong mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất này là:

  • Hàng hoá được đưa đến đều đặn
  • Nhu cầu sử dụng hàng hoá hàng ngày nhỏ hơn mức cung ứng/sản xuất
  • Nhu cầu thị trường liên tục và không đổi. .
  • Không có biến động trong hoạt động sản xuất và cung ứng
  • Chi phí đặt hàng, vận chuyển hàng hoá là không đổi.
  • Thời gian vận chuyển không đổi và được xác định trước

2.2 Công thức POQ

Công thức của mô hình POQ:

cong-thuc-poq

Trong đó: 

  • POQ: Sản lượng đặt hàng theo sản xuất
  • D: Số lượng nhu cầu của hàng tồn kho trong một năm
  • S: Chi phí đặt hàng/thiết lập cho mỗi lần sản xuất
  • H: Chi phí tồn kho mỗi năm cho một đơn vị sản phẩm
  • P: Tốc độ sản xuất hàng năm

2.3 Ví dụ POQ

Để hiểu công thức của mô hình POQ, hãy tham khảo ví dụ sau: Giả sử quản lý kho cần xác định lượng đặt hàng của một doanh nghiệp sản xuất. Các số liệu như sau:

  • D (Nhu cầu hàng hóa trong một năm): 1200 sản phẩm/năm.
  • S (Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn đặt hàng): $50/đơn đặt hàng.
  • H (Chi phí lưu trữ cho mỗi đơn vị hàng hóa trong một khoảng thời gian cố định): $2/năm.
  • P (Tốc độ sản xuất): 1300 sản phẩm/năm

Áp dụng công thức POQ tính được bằng xấp xỉ 883 sản phẩm

Vậy lượng lượng hàng hoá cần đặt/sản xuất là 883 sản phẩm.

3. So sánh mô hình EOQ và POQ

Điểm giống nhau giữa hai mô hình EOQ và POQ là đều xác định số lượng sản phẩm tối ưu để đặt hàng nhằm giảm chi phí mua, giao hàng và bảo quản sản phẩm.

Điểm khác nhau giữa mô hình EOQ và POQ đó là POQ là mở rộng của EOQ. Mô hình POQ giả định công ty tự sản xuất sản phẩm của mình hoặc các bộ phận hàng hoá được chuyển đến công ty để phục vụ sản xuất liên tục. 

Trong khi EOQ hàng hoá sẽ được chuyển đến một lần thì POQ lượng hàng sẽ được giao tăng dần trong khi sản phẩm đang được sản xuất.

4. Ưu điểm của mô hình POQ

mo-hinh-poq-trong-san-xuat

4.1 Giảm chi phí đặt hàng

Mô hình POQ giúp giảm chi phí đặt hàng bằng cách tính toán đặt hàng với số lượng lớn hơn. Việc đặt hàng số lượng lớn giúp doanh nghiệp thương lượng được giá tốt hơn với nhà cung cấp, đồng thời giảm chi phí vận chuyển và xử lý đơn hàng.

4.2 Giảm chi phí lưu kho

POQ giúp tối ưu hóa mức tồn kho, từ đó giảm chi phí lưu kho. Doanh nghiệp chỉ cần lưu trữ lượng hàng hóa đủ để đáp ứng nhu cầu trong một khoảng thời gian nhất định, giúp giảm chi phí cho kho bãi, bảo quản, bảo hiểm, v.v.

4.3 Tăng hiệu suất sản xuất

Mô hình POQ giúp tăng cường hoạt động sản xuất hiệu quả hơn bằng cách cung cấp những nguyên liệu kịp thời, liên tục.

4.4 Dễ dàng áp dụng

Phương pháp Production Order Quantity dễ dàng áp dụng trong thực tế, những số liệu trong công thức POQ cũng dễ thu thập, tính toán. Đặc biệt có thể linh hoạt điều chỉnh theo nhu cầu và tình hình thực tế của doanh nghiệp.

5. Nhược điểm và giải pháp của mô hình POQ

mo-hinh-eoq-va-poq

Những giả thuyết của mô hình chưa thực tế như:

  • Nhu cầu ổn định: Mô hình POQ giả định rằng nhu cầu về sản phẩm là ổn định, tuy nhiên trong thực tế nhu cầu thường biến động. Doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp dự đoán nhu cầu hiệu quả để giảm thiểu sai sót như phân tích thị trường, sử dụng phần mềm dự đoán, phân tích dữ liệu lịch sử…
  • Thời gian giao hàng không đổi: Thực tế do những điều kiện giao thông, thời tiết có thể ảnh hưởng đến thời gian giao hàng. Doanh nghiệp cần có kế hoạch dự phòng.
  • Chi phí sản xuất không đổi: POQ giả định rằng chi phí sản xuất là không đổi, tuy nhiên trên thực tế chi phí sản xuất có thể thay đổi do giá nguyên vật liệu, nhân công, v.v. Doanh nghiệp cần cập nhật chi phí sản xuất thường xuyên để đảm bảo hiệu quả của mô hình POQ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần theo dõi và cập nhật liên tục các dữ liệu trên mới có thể đảm bảo tính chính xác của mô hình này.

Để thuận tiện cho việc ứng dụng mô hình Production Order Quantity, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống quản lý kho để theo dõi nhu cầu sản phẩm theo thời gian thực. Dữ liệu nhu cầu này được sử dụng để tính toán số lượng sản phẩm cần đặt hàng theo mô hình POQ. WMS giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình quản lý hàng tồn kho, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu. 

Một trong những giải pháp hiệu quả hiện nay hệ thống quản lý kho thông minh SEEACT-WMS giúp tự động hóa các quy trình quản lý hàng tồn kho, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Giải pháp SEEACT-MES của DACO cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng hàng tồn kho, giúp bộ phận quản lý và lãnh đạo đưa ra quyết định hiệu quả theo real time.

Mô hình POQ là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số điểm hạn chế. Doanh nghiệp cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng các yếu tố trước khi áp dụng công thức POQ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật