Danh Mục Sản Phẩm

Mô hình nhà kho thông minh: Bước tiến lớn cho doanh nghiệp thời đại số

Mã Sản Phẩm
: Quan ly kho 56
Tên Sản Phẩm
: Mô hình nhà kho thông minh: Bước tiến lớn cho doanh nghiệp thời đại số
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Nhà kho thông minh là gì? Tìm hiểu về đặc điểm, giải pháp công nghệ được ứng dụng trong kho hàng thông minh.

Chi Tiết Sản Phẩm


Nhà kho thông minh đang dần trở thành xu hướng tất yếu trong ngành logistics và chuỗi cung ứng hiện đại. Nhờ ứng dụng các công nghệ tiên tiến như  tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), robot,, v.v., Kho hàng thông minh mang đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp như nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí, tăng cường khả năng kiểm soát. Cùng DACO tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết sau.

1. Nhà kho thông minh là gì?

kho-thong-minh

Nhà kho thông minh là mô hình kho vận ứng dụng các công nghệ tiên tiến như tự động hóa, robot, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và Big Data để tối ưu hóa hoạt động kho bãi.

Đây là xu hướng tất yếu của mọi kho hàng trong tương lai. Mô hình này mang lại nhiều lợi ích như tăng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

Cụ thể kho thông minh tự động hóa các hoạt động như:

  • Nhận và xuất hàng: Robot và hệ thống băng chuyền tự động di chuyển hàng hóa đến vị trí lưu trữ hoặc khu vực xuất kho. Sử dụng công nghệ quét mã vạch, QR Code, RFID để nhập xuất nhanh chóng, chính xác.
  • Sắp xếp và lưu trữ: Kho hàng thông minh tối ưu hóa vị trí lưu trữ hàng hóa dựa trên các yếu tố như kích thước, trọng lượng, tần suất xuất nhập kho.
  • Lấy hàng: Hệ thống xác định vị trí hàng hóa và điều khiển robot tự động lấy hàng theo yêu cầu.
  • Quản lý hàng tồn kho: Theo dõi số lượng, vị trí và tình trạng hàng hóa theo thời gian thực.
  • Phân tích dữ liệu: Hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu về hoạt động kho bãi để đưa ra các quyết định tối ưu hóa hiệu quả.

Với những đặc điểm trên, một mô hình kho thông minh gồm những thành phần gì?

2. Mô hình nhà kho thông minh

nha-kho-thong-minh

Mô hình kho thông minh là một hệ thống quản lý kho hàng được tích hợp công nghệ thông tin và tự động hoá nhằm tối ưu quá trình quản lý và vận hành nhà kho. Những thành phần chính của một mô hình kho hàng thông minh là:

2.1 Hệ thống quản lý kho thông minh (WMS)

Hệ thống này là một phần quan trọng của mô hình kho thông minh, có khả năng xử lý và phân tích dữ liệu từ các thiết bị công nghệ. Hệ thống WMS (Warehouse Management System) giúp quản lý hàng hoá trong kho hiệu quả, hỗ trợ các hoạt động trong kho hàng diễn ra nhanh chóng, chính xác, đạt hiệu suất cao. 

Ngoài ra hệ thống WMS còn cung cấp thông tin theo thời gian thực cho các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định kịp thời. 

Hiện nay, hệ thống quản lý kho thông minh SEEACT-WMS được phát triển bởi công ty DACO - Đơn vị cung cấp giải pháp tự động hóa sản xuất nhiều kinh nghiệm, với nhiều tính năng toàn diện và hữu ích đã giúp các doanh nghiệp lớn như gia tăng hiệu suất kho vượt trội, mang lại những bước tiến hiệu quả cho doanh nghiệp. Một trong những điểm nổi bật của hệ thống này là quản lý kho thông minh bằng mã vạch.

2.2 Hệ thống tự động hoá

Mô hình kho thông minh tích hợp với các hệ thống tự động hóa quy trình làm việc để giảm sự can thiệp của con người. Ở một số nhà kho hiện đại, quy trình trong kho được tự động hóa toàn bộ. Bao gồm tự động hoá nhận hàng, sắp xếp, tự động đóng gói,...

2.2.1 Kệ chứa, băng tải

Kệ chứa hàng được thiết kế để tối ưu hóa diện tích kho hàng và phù hợp với loại hàng hóa lưu trữ. Hệ thống kệ có thể được tích hợp với các công nghệ tự động hóa như robot để lấy và xếp hàng hóa tự động.

Những băng tải được sử dụng để di chuyển hàng hóa từ khu vực này sang khu vực khác trong kho. Hệ thống băng tải có thể được tích hợp với hệ thống phân loại tự động để phân loại hàng hóa theo các tiêu chí khác nhau.

kho-hang-thong-minh

2.2.2 Robot và máy móc tự động

Trong nhà kho thông minh, robot được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ như lấy hàng, xếp hàng, di chuyển hàng hóa, kiểm kê thậm chí là gói hàng giúp tăng hiệu suất và độ chính xác của các hoạt động trong kho hàng.

2.3 Hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI)

Hệ thống AI được sử dụng để dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa bố trí kho hàng, và tự động hóa các quy trình phức tạp. Kết hợp dữ liệu lớn Big Data, IoT và AI giúp nâng cao hiệu quả và tối ưu năng suất của kho hàng.

3. Những thiết bị kho thông minh

Các thiết bị trong hệ thống kho thông minh thường được thiết kế để cải thiện quản lý, theo dõi và tối ưu hóa hoạt động trong nhà kho. Dưới đây là một số thiết bị thông dụng sử dụng trong mô hình kho hàng thông minh:

  1. Giá kệ thông minh: Hệ thống kệ tích hợp công nghệ thông minh, giúp quản lý kho hàng hiệu quả bằng cách theo dõi vị trí hàng hóa, tự động sắp xếp, cảnh báo tồn kho, tối ưu hóa luồng di chuyển.
  2. Băng tải con lăn: Hệ thống vận chuyển hàng hóa sử dụng con lăn để di chuyển sản phẩm
  3. AGV: Xe tự hành vận chuyển hàng hóa, tích hợp với hệ thống kho, tự động hóa quy trình.
  4. RFID (Radio-Frequency Identification): Các thẻ RFID được gắn trên sản phẩm để xác định vị trí và lịch sử của sản phẩm trong thời gian thực bằng sóng radio
  5. Máy in mã vạch và quét mã vạch, QR Code: Đây là phương pháp phổ biến với chi phí tối ưu để kiểm tra tồn kho, quản lý dữ liệu hiệu quả.
  6. Hệ thống đèn LED thông minh: Công nghệ Pick To Light hệ thống đèn thông minh có thể hướng dẫn nhân viên đến các vị trí cụ thể trong kho, giảm thời gian tìm kiếm và tối ưu hóa quy trình.
  7. Thiết bị di động, laptop: Sử dụng máy tính bảng và điện thoại thông minh để quản lý tồn kho, cập nhật thông tin và tương tác với hệ thống quản lý kho từ xa
  8. Hệ thống camera giám sát: Giúp theo dõi hoạt động trong kho, bảo vệ an ninh.

4. Lợi ích của kho hàng thông minh so với nhà kho truyền thống

Kho thông minh mang lại nhiều lợi ích so với nhà kho truyền thống nhờ vào sự tích hợp công nghệ và tự động hóa. Sau đây là những lợi ích cụ thể:

4.1  Tăng hiệu quả hoạt động của kho hàng

Trước hết, kho hàng thông minh có chức năng gia tăng hiệu suất của kho hàng:

  • Tối ưu quy trình kho hàng: Hệ thống tự động hoá và robot giúp thực hiện các hoạt động như lấy hàng, sắp xếp, đóng gói và vận chuyển nhanh chóng và chính xác hơn con người
  • Gia tăng năng suất kho hàng: Tự động hoá giúp tăng tốc các hoạt động kho, giảm thời gian chờ đợi, tăng độ chính xác, tránh nhầm lẫn từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • Tối ưu không gian lưu trữ: Hệ thống thông minh giúp sắp xếp hàng hóa hiệu quả, tối ưu diện tích kho lên đến 80%, tìm kiếm hàng hoá và lưu chuyển nhanh chóng.

4.2 Giảm chi phí kho hàng

Đặc biệt, hệ thống kho thông minh còn giúp giảm chi phí trong kho hàng, như chi phí nhân công, chi phí do sai sót, nhầm lẫn…

  • Tiết kiệm nhân công: Bằng việc tự động hoá các hoạt động kho, số lượng nhân viên giảm đi tiết kiệm chi phí lương và phúc lợi. Theo các chuyên gia, áp dụng mô hình thông minh có thể giảm lên đến 50% nhân lực kho.
  • Giảm thiểu sai sót: Hệ thống tự động giúp hạn chế tối đa sai sót trong quá trình quản lý kho, xử lý đơn hàng, hạn chế tổn thất do hàng hoá hư hỏng hoặc bị thất lạc
  • Tiết kiệm năng lượng: Tối ưu việc sử dụng năng lượng, tiết kiệm chi phí bảo quản, điện nước.

4.3 Nâng cao khả năng theo dõi, truy xuất, ra quyết định

Kho thông minh cung cấp dữ liệu theo thời gian thực về vị trí, tình trạng và số lượng hàng hoá. Truy xuất nguồn gốc hàng hoá dễ dàng, nhanh chóng, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhờ tính năng này, các bộ phận quản lý có dữ liệu nhanh chóng để dự đoán nhu cầu thị trường hay tối ưu hoá quy trình quản lý kho.

4.4 Quản lý từ xa

Kho thông minh thường cho phép quản lý từ xa, giúp người quản lý theo dõi và kiểm soát hoạt động của nhà kho mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị như điện thoại, laptop.

4.5 Tăng cường an ninh và bảo mật

Hệ thống camera giám sát và báo động giúp đảm bảo an ninh cho kho hàng, hạn chế truy cập trái phép vào kho. Hệ thống bảo mật dữ liệu giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp.

Ngoài mang lại nhiều lợi ích vượt trội, áp dụng kho thông minh vào doanh nghiệp có những khó khăn, thách thức như chi phí đầu tư ban đầu cao, yêu cầu nhân viên có trình độ kỹ thuật cao để vận hành và phải đối mặt với nguy cơ tấn công mạng, bị gián đoạn hoạt động.

5. Chi phí triển khai nhà kho thông minh

robot-tu-dong-hoa

Hiện nay, nâng cấp kho hàng truyền thống lên kho thông minh là nhu cầu tất yếu của nhiều doanh nghiệp. Mặc dù tuỳ thuộc vào quy mô nhà kho, mức độ tự động hoá và công nghệ sử dụng nhưng chi phí để triển khi nhà như vậy là một con số lớn. Dưới đây chi phí triển khai cụ thể:

  • Nhà kho nhỏ: Diện tích dưới 1.000 m², chi phí từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng.
  • Nhà kho trung bình: Diện tích từ 1.000 m² đến 5.000 m², chi phí từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng.
  • Nhà kho lớn: Diện tích trên 5.000 m², chi phí từ 5 tỷ đến hơn 10 tỷ đồng.
  • Nhà kho nhỏ (diện tích 500 m²) với mức độ tự động hóa một phần: Chi phí từ 300 triệu đến 500 triệu đồng.
  • Nhà kho trung bình (diện tích 2.000 m²) với mức độ tự động hóa cao: Chi phí từ 2 tỷ đến 5 tỷ đồng.
  • Nhà kho lớn (diện tích 10.000 m²) với hệ thống tự động hóa hoàn toàn: Chi phí từ 10 tỷ đến hơn 20 tỷ đồng.

Tóm lại, với những lợi thế mà nhà kho thông minh mang lại, việc ứng dụng những giải pháp, công nghệ này vào hoạt động kinh doanh là điều tất yếu trong tương lai. Các doanh nghiệp cần sớm đầu tư những công nghệ hiện đại cho kho hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển lớn mạnh hơn nữa.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật