Danh Mục Sản Phẩm

Tìm hiểu LIFO FEFO - Hai phương pháp quản lý tồn kho hiệu quả

Mã Sản Phẩm
: Quan ly kho 55
Tên Sản Phẩm
: Tìm hiểu LIFO FEFO - Hai phương pháp quản lý tồn kho hiệu quả
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Phương pháp LIFO FEFO là gì? Tìm hiểu ưu nhược điểm của từng phương pháp LIFO FEFO cũng như cách lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp.

Chi Tiết Sản Phẩm


Để quản lý kho hiệu quả, lựa chọn phương pháp quản lý hàng tồn kho phù hợp là một quyết định quan trọng của mọi doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ trình bày những đặc điểm của hai phương pháp phổ biến LIFO FEFO, so sánh ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp này, đồng thời đưa ra một số gợi ý để doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phù hợp.

1. Phương pháp LIFO FEFO là gì?

phuong-phap-lifo-fefo

Để tìm hiểu về nguyên tắc LIFO FEFO trong quản lý hàng hoá, chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm của hai phương pháp này:

1.1 LIFO là gì?

LIFO là viết tắt của cụm từ Last In, First Out, có nghĩa là nhập sau, xuất trước. Theo phương pháp LIFO, các hàng hóa được nhập vào kho gần đây nhất sẽ được xuất ra đầu tiên. Điều này có nghĩa là các mặt hàng mới sẽ được sử dụng trước, trong khi các mặt hàng cũ sẽ được lưu trữ lại cho đến khi cần thiết.

Đây là phương pháp quản lý hàng tồn kho được áp dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, áp dụng cho những hàng hoá không bị mất giá trị hoặc tăng theo thời gian. Bên cạnh đó, nó cũng được ứng dụng cho những doanh nghiệp có mục tiêu giảm lợi nhuận kế toán và thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí lưu kho,...

1.2 FEFO là gì?

Ngoài LIFO FEFO cũng là một phương pháp phổ biến phù hợp với đặc thù của nhiều loại hàng hoá. FEFO là viết tắt của cụm từ First Expired, First Out, có nghĩa là hết hạn trước, xuất trước. Đây là phương pháp quản lý hàng tồn kho được áp dụng cho các sản phẩm có hạn sử dụng. Theo phương pháp này, các sản phẩm có hạn sử dụng sớm hơn sẽ được xuất kho trước, đảm bảo sản phẩm luôn tươi mới và tránh lãng phí do hết hạn.

Với đặc điểm này, phương pháp FEFO thường được áp dụng đối với thực phẩm, đồ uống, dược phẩm y tế, mỹ phẩm có hạn sử dụng…

2. Ưu nhược điểm của LIFO FEFO

Bên cạnh những đặc điểm cơ bản về LIFO FEFO thì bạn cũng cần tìm hiểu về ưu và nhược điểm của hai phương pháp này để có lựa chọn phù hợp.

2.1 Ưu nhược điểm của phương pháp LIFO

phuong-phap-lifo

Ưu điểm:

  • Giảm rủi ro lỗi thời: Các mặt hàng mới sẽ được bán trước, giảm rủi ro lỗi thời do thay đổi thị hiếu hoặc nhu cầu của khách hàng.
  • Phù hợp với đặc điểm sản phẩm: Đối với các ngành kỹ thuật, xây dựng, những sản phẩm nguyên liệu, linh kiện, thiết bị mới nhất được xuất trước đảm bảo việc sản xuất, lắp ráp hợp lý, hiệu quả. 
  • Phản ánh chi phí bán hàng: Phương pháp LIFO phản ánh chi phí bán hàng hiện tại và giảm thiểu lợi nhuận chưa thực sự thực tế trong bảng cân đối kế toán.
  • Giảm rủi ro giảm giá: Khi giá hàng hóa tăng lên, việc sử dụng phương pháp LIFO có thể giảm rủi ro giảm giá. Theo đó, giá trị tồn kho được tính theo giá mua mới nhất, dẫn đến việc giảm lỗ trong trường hợp giảm giá đột ngột.
  • Ưu tiên lợi nhuận thuế: Trong môi trường thuế tăng cao, LIFO giúp giảm thiểu lợi nhuận chịu thuế và do đó giảm mức thuế phải trả, đây là điểm khác biệt lớn khi so sánh LIFO FEFO.

Nhược điểm:

  • Rủi ro hàng tồn kho lâu: Những hàng hoá tồn lâu do không được xuất kho có thể làm tăng chi phí lưu kho và giảm khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp
  • Theo dõi và quản lý phức tạp: Theo dõi các mặt hàng có thể phức tạp hơn so với các phương pháp khác
  • Giảm lợi nhuận khi giá tăng: Khi giá cả tăng, việc sử dụng phương pháp LIFO sẽ dẫn đến việc ghi nhận giá vốn hàng bán thấp hơn, từ đó làm giảm lợi nhuận.
  • Không phản ánh chi phí thực tế: Phương pháp LIFO có thể dẫn đến việc tồn kho được đánh giá thấp hơn giá trị thực tế, thể hiện lợi nhuận cao hơn trong bảng cân đối kế toán, đặc biệt là trong thời kỳ tăng giá.

2.2 Ưu nhược điểm của phương pháp FEFO

phuong-phap-fefo

Trong hai nguyên tắc LIFO FEFO, phương pháp hết hạn trước xuất trước mang những ưu nhược điểm riêng biệt, đặc thù, cụ thể:

Ưu điểm: 

  • Giảm thiểu lãng phí sản phẩm: Phương pháp FEFO đảm bảo sản phẩm được bán ra trước khi hết hạn, tránh tình trạng tồn kho sản phẩm sắp hết hạn hoặc đã hết hạn gây tổn thất.
  • Tăng doanh thu: Giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn, đặc biệt áp dụng với những sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn.
  • Nâng cao uy tín thương hiệu: Thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng qua việc cung cấp những sản phẩm chất lượng.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu khả năng quản lý cao: Phương pháp FEFO phức tạp hơn các phương pháp khác, yêu cầu doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý kho hiệu quả để theo dõi hạn sử dụng của từng sản phẩm.
  • Cần chi phí đầu tư vào phần mềm quản lý: Doanh nghiệp có thể cần phải đầu tư vào hệ thống quản lý kho và đào tạo nhân viên sử dụng, quản lý phần mềm.

3. Ứng dụng của phương pháp LIFO FEFO

Quyết định nên lựa chọn phương pháp LIFO FEFO thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại sản phẩm, đặc điểm thị trường và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Dưới đây là đặc điểm bạn có thể xem xét để đưa ra quyết định:

3.1 Dựa theo loại sản phẩm

  • Nếu sản phẩm của bạn có hạn sử dụng và có nguy cơ hết hạn, thì FEFO là lựa chọn tốt để đảm bảo rằng tồn kho được quản lý một cách hiệu quả, tránh lãng phí và mất mát do sản phẩm hết hạn.
  • Đối với các sản phẩm không có hạn sử dụng LIFO được khuyến khích sử dụng 

3.2 Dựa vào đặc điểm thị trường

  • Trong hai phương pháp LIFO FEFO thì nguyên tắc FEFO cần được ưu tiên nếu thị trường yêu cầu sự chú trọng đặc biệt đến chất lượng và an toàn của sản phẩm, như trong trường hợp thực phẩm, dược phẩm
  • Nếu thị trường của bạn có sự biến động về giá cả lớn, LIFO có thể giúp giảm thiểu tác động của giá cả tăng lên đối với lợi nhuận, giá sản phẩm mới nhất được áp dụng vào chi phí hàng tồn kho, sử dụng LIFO lúc này sẽ không gặp nhiều vấn đề.

3.3 Dựa vào khả năng quản lý

  • Phương pháp FEFO yêu cầu có một hệ thống quản lý tồn kho chặt chẽ để theo dõi và đảm bảo rằng sản phẩm có hạn sử dụng sớm hơn được xuất trước.
  • Để quản lý hai phương pháp LIFO và FEFO, Last In First Out đơn giản hơn nhưng có thể gặp khó khăn trong việc định giá tồn kho.

Lưu ý: Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng kết hợp cả hai phương pháp LIFO FEFO tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng loại sản phẩm và yêu cầu của thị trường. Cụ thể có thể chia hàng tồn kho thành 2 nhóm: Nhóm A bao gồm các sản phẩm có hạn sử dụng, nhóm B gồm các sản phẩm không có hạn dùng. Khi đó nhóm A giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm có hạn sử dụng trước khi hết hạn, giảm thiểu lãng phí. Nhóm B giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm giá cao trước khi giá giảm, giảm thiểu rủi ro lỗ vốn.

  • Xem thêm: Nguyên tắc FIFO và FEFO: Đâu là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp?

4. Cách áp dụng phương pháp LIFO FEFO hiệu quả

nguyen-tac-lifo-va-fefo

Để tối ưu hóa việc quản lý kho hàng theo hai phương pháp LIFO FEFO và đảm bảo hiệu quả kinh doanh, trước hết cần thiết lập khu vực lưu trữ riêng biệt: Phân chia khu vực cho sản phẩm để đảm bảo xuất kho đúng quy trình.

Ngoài ra, nên sử dụng phần mềm quản lý kho giúp theo dõi số lượng, ngày nhập, ngày xuất, hạn sử dụng chính xác, hiệu quả. Nhập đầy đủ thông tin về sản phẩm bao gồm mã, tên, số lượng, ngày tháng nhập, hạn dùng,... Áp dụng phần mềm sẽ giúp tối ưu kho hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh doanh.

Hiện nay, hệ thống quản lý kho được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn là SEEACT-WMS. Đây là giải pháp của đơn vị cung cấp giải pháp tự động hóa hàng đầu tại Việt Nam DACO với nhiều tính năng hữu ích giúp quản lý kho hiệu quả và chuyên nghiệp. Hệ thống tích hợp công nghệ quản lý hàng hóa qua mã Barcode, QR Code giúp kiểm soát chặt chẽ về ngày nhập, xuất theo thời gian thực. Bên cạnh đó cung cấp hạn sử dụng của từng mặt hàng một cách nhanh chóng.

Tóm lại, LIFO FEFO là hai phương pháp quản lý hàng tồn kho phổ biến với những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Việc lựa chọn phù hợp cần dựa theo nhiều khía cạnh như đặc điểm sản phẩm, thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để áp dụng hiệu quả cần tích hợp với một hệ thống quản lý kho hàng. Không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất kho mà còn hỗ trợ các bộ phận kho thực hiện các phương pháp quản lý LIFO, FEFO một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật