Danh Mục Sản Phẩm

Thực trạng áp dụng hệ thống TQM tại doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Mã Sản Phẩm
: He thong TQM 2
Tên Sản Phẩm
: Thực trạng áp dụng hệ thống TQM tại doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Tìm hiểu về thực trạng áp dụng TQM tại Việt Nam hiện nay thông qua các dẫn chứng cụ thể về các doanh nghiệp cũng như hiệu quả mà nó mang lại.

Chi Tiết Sản Phẩm


Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM hiện đang là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vậy trên thực tế các doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng hệ thống TQM như thế nào? Có khó khăn gì phát sinh trong quá trình triển khai hay không? Cùng DACO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Điều kiện để doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM

Để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện đạt hiệu quả tốt nhất, các doanh nghiệp phải cần đảm bảo điều những kiện sau:

Lãnh đạo cao nhất của tổ chức là người chịu trách nhiệm về chất lượng. Lãnh đạo cần phải đưa ra cam kết, tạo điều kiện để phát triển TQM trong hệ thống và đồng hành trong mọi giai đoạn triển khai TQM.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải kiên trì áp dụng, không nóng vội, triển khai TQM lần lượt từ khu vực, bộ phận tới toàn thể; mạnh dạn cải tiến và thay đổi doanh nghiệp theo chương trình TQM; trao quyền và ủy nhiệm cho các giám sát viên, cán bộ trung gian, trưởng nhóm và cả người lao động để họ có thể chủ động trong việc thực hiện TQM; Đảm bảo hệ thống thông tin luôn vận hành liên tục.

thuc-trang-doanh-nghiep-ap-dung-he-thong-tqm-tai-viet-nam-hien-nay-1

Ngoài ra cần khai thác tốt các công cụ thống kê để tìm ra nguyên nhân, qua đó có các biện pháp khắc phục, điều chỉnh chính xác và kịp thời. Để tránh những tổn thất về kinh tế, doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo cụ thể, phải triệt để thực hiện theo nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu.

Cần phải làm rõ chất lượng phải là mối quan tâm của tất cả thành viên trong tổ chức. Do vậy TQM phải được xây dựng dựa trên cơ sở thông hiểu lẫn nhau, huy động sự hợp tác, cùng tham gia của tất cả mọi người vì mục tiêu chung là chất lượng.

2. Thực trạng áp dụng hệ thống TQM tại Việt Nam

Thực trạng áp dụng hệ thống TQM tại Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Theo số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến năm 2022 đã có khoảng 2.000 doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng TQM. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường như: Vingroup, Honda Việt Nam, Vinamilk,...

Các doanh nghiệp áp dụng TQM tại Việt Nam chủ yếu thuộc các ngành sản xuất, dịch vụ, xây dựng,... Trong lĩnh vực sản xuất, TQM được áp dụng trong các khâu như: thiết kế, sản xuất, kiểm tra, đóng gói, vận chuyển,... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và tăng năng suất.

Có thể tóm lược thực trạng áp dụng TQM tại Việt Nam theo 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn triển khai

Cách đây khoảng 20 năm, ACCSQ - Ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn & chất lượng ASEAN cùng với sự hỗ trợ của Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản (MITI) đã ban hành quyết định triển khai áp dụng hệ thống TQM trong doanh nghiệp tại các nước ASEAN. Trong đó, Việt Nam là thành viên đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến về TQM cho các nhà máy dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia về TQM của Nhật Bản phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

thuc-trang-doanh-nghiep-ap-dung-he-thong-tqm-tai-viet-nam-hien-nay-2

Đơn vị thí điểm triển khai TQM lúc đó là nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong Hải Phòng. Đơn vị này đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM để các doanh nghiệp khác đến tham quan, trao đổi và học tập kinh nghiệm.

Giai đoạn áp dụng

Nhiều địa phương trên khắp cả nước đã thúc đẩy phát triển hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến sau khi có phát động “Thập niên chất lượng 1995 đến 2015”. Trong đó, Hà Nội là một trong các thành phố thực hiện khá thành công dự án này. Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2005 và quyết định thành lập nên Ban chỉ đạo chương trình, nhiều hệ thống quản lý quốc tế đã được áp dụng vào sản xuất, trong đó có hệ thống TQM.

Các bộ, ban, ngành có liên quan đã tích cực ủng hộ chương trình. Nhiều hội thảo phát động tuyên truyền được tổ chức đến các doanh nghiệp. Hơn 30 doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội tiên phong áp dụng TQM đều là những đơn vị đã xây dựng hệ thống ISO 9001 thành công trước đó.

Nhờ việc áp dụng mô hình quản lý TQM đã giúp các doanh nghiệp bước đầu giảm chi phí đầu ra, hạn chế sản phẩm lỗi, gia tăng chất lượng thành phẩm. Một vài đơn vị tiêu biểu trong việc áp dụng TQM trong giai đoạn này có thể kể đến như: Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty Bê tông và Xây dựng Vĩnh Tuy, Công ty giày Thượng Đình,…

Giai đoạn thúc đẩy

Giai đoạn 2008 - 2009, SMEDE 2 (Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã thực hiện đề tài khoa học cấp bộ “Triển khai áp dụng hệ thống TQM trong các doanh nghiệp Việt Nam”.

Nhiều hội nghị, chương trình đã được tổ chức tại 5 thành phố trọng điểm là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Nhiều thông tin bổ ích đã được cung cấp cho các lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ thuộc Sở Khoa học & Công nghệ, Chi cục Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Qua đó đã có gần 100 đơn vị tự đánh giá và đề nghị tham gia áp dụng TQM vào quản lý doanh nghiệp.

3. Dẫn chứng về các doanh nghiệp áp dụng TQM tại Việt Nam

Sau đây là một số dẫn chứng cụ thể về các doanh nghiệp áp dụng TQM tại Việt Nam cũng như hiệu quả mà nó mang lại: 

Công ty Cổ phần Trường Sơn

Trước khi áp dụng TQM, sự quản lý và sắp xếp trong các bộ phận của Công ty Cổ phần Trường Sơn còn nhiều bất cập, chi phí cho sản xuất và lãng phí của công ty còn nhiều. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của chuyên gia cùng sự nỗ lực học hỏi từ các thành viên, công ty đã triển khai áp dụng tốt mô hình quản lý TQM.

Nhờ đó, hiệu suất hoạt động sản xuất và vận hành của toàn Công ty đã tăng mạnh từ 40% lên 80%, gấp đôi so với trước đây. Cụ thể: 

  • Chất lượng sản xuất tăng từ 33.33% → 66.67%
  • Cam kết về chất lượng tăng 66.67% → 100%
  • Sử dụng lao động tăng từ 50% → 83.33%
  • Làm việc theo tổ đội từ 33.33% → 66.67%
  • Trao đổi thông tin trong nội bộ về chất lượng từ 33.33% → 66.67%
  • Định hướng vào khách hàng tăng từ 50% → 83.33%
  • Áp dụng Kaizen từ 16.67% → 66.67%
  • Quản lý và lãnh đạo tăng từ 66.68% → 100%
  • Tỷ lệ áp dụng 5S từ 16.67% → 83.33%
  • Tỷ lệ GHK (Good House Keeping - Quản lý nội tại hiệu quả) từ 33.33% → 83.33%

Công ty CP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc

thuc-trang-doanh-nghiep-ap-dung-he-thong-tqm-tai-viet-nam-hien-nay-3

Tại công ty chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc, so sánh với thực trạng trước khi áp dụng TQM như sau:

  • Cam kết về chất lượng tăng từ 66.67% → 100%
  • Trao đổi thông tin nội bộ về chất lượng tăng từ 50% → 83.33%
  • Định hướng vào khách hàng tăng từ 66.67% → 83.33%
  • Áp dụng Kaizen từ 66.67% → 100%
  • Quản lý và lãnh đạo tăng từ 83.33% → 100%
  • Tỷ lệ GHK từ 50% → 66.67%
  • Tổng bình quân hiệu suất tăng từ 71.67% → 86.66%

Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm về mô quản trị chất lượng toàn diện TQM Honda Việt Nam hay TQM của Vinamilk. Đây đều là những doanh nghiệp áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.

4. Những khó khăn khi áp dụng hệ thống TQM

Từ thực tiễn áp dụng TQM tại các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện còn có không ít khó khăn và hạn chế. Cụ thể:

Lãnh đạo còn yếu kiến thức về TQM

Ban lãnh đạo, các nhà quản lý còn yếu kiến thức về hệ thống TQM. Các nhà quản lý đều hiểu rằng để đảm bảo được chất lượng sản phẩm thì cần phải quản lý tốt ở tất cả các khâu. Tuy nhiên ban lãnh đạo, các nhà quản lý vẫn chưa nắm hết về quản lý chất lượng và các công cụ quản lý chất lượng. 

Do đó khi doanh nghiệp triển khai TQM sẽ gặp nhiều khó khăn. Các lãnh đạo chỉ đạo không sát sao trong quá trình triển khai, khó để tiếp cận và xây dựng hệ thống vì chưa tìm hiểu rõ.

Không đủ nguồn lực tài chính

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư một khoản chi phí nhất định. Chi phí cho các hoạt động tư vấn, đào tạo về TQM, tổ chức thực hiện,… Trong khi đó không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực về tài chính. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của một số doanh nghiệp còn thiếu thốn, lạc hậu gây khó khăn khi áp dụng mô hình quản lý TQM.

Hạn chế về trình độ của lao động

Hầu hết những công nhân trong doanh nghiệp hiện nay đều là công nhân phổ thông và học nghề nên trình độ còn hạn chế. Do đó việc tìm hiểu các công cụ cải tiến chất lượng cũng sẽ tốn nhiều thời gian và gặp rất nhiều khó khăn.

thuc-trang-doanh-nghiep-ap-dung-he-thong-tqm-tai-viet-nam-hien-nay-4

Trong khi đó hoạt động đào tạo của các doanh nghiệp chưa phù hợp cho đối tượng là những người công nhân này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiều khó khăn khi áp dụng TQM vào quản lý doanh nghiệp.

Lao động thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm

Hiện nay, hầu hết lao động tại các doanh nghiệp vẫn chưa quen làm việc theo nhóm và thường thích độc lập trong công việc. Trong khi đó, hệ thống TQM cần huy động sự tham gia của mọi người vào hoạt động cải tiến chất lượng chung thông qua hoạt động của nhóm kiểm soát chất lượng. 

Vấn đề này có thể do những người lao động này vẫn chưa được đào tạo về cách thức hoạt động nhóm, các kỹ năng làm việc theo nhóm và các công cụ cần áp dụng trong quá trình làm việc nhóm.

Ngại tiếp cận với cách quản lý mới

Ngại tiếp cận với cách quản lý mới chính là rào cản lớn khi doanh nghiệp triển khai Total Quality Management (TQM). Đặc biệt là khi doanh nghiệp đã tồn tại và hoạt động theo các mô hình quản lý truyền thống từ trước. Cả lãnh đạo và nhân viên có thể phản đối sự thay đổi vì không chắc chắn và sợ hãi về những thách thức phải đối mặt khi thay đổi.

Nhân viên có thể đối mặt việc thích nghi với các quy trình mới và lãnh đạo có thể ngần ngại với việc thay đổi cách họ quản lý doanh nghiệp trước đó. Điều này không chỉ tạo khó khăn trong quá trình triển khai TQM mà còn có thể dẫn tới mất cơ hội cạnh tranh do mô hình quản lý lạc hậu.

5. Áp dụng hiệu quả hệ thống TQM với giải pháp quản lý chất lượng sản xuất toàn diện SEEACT-MES đến từ DACO

Từ những khó khăn thực tế khi áp dụng Total Quality Management (TQM) trong quản lý của các doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ phần mềm để hỗ trợ quản lý chất lượng là một giải pháp hiệu quả. Phần mềm MES được xem là một giải pháp tối ưu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và ứng dụng vào trong sản xuất.

MES không chỉ giúp chúng ta giảm thiểu sai sót mà còn tăng cường độ chính xác về dữ liệu và tốc độ xử lý trong quá trình kiểm tra và giám sát sản xuất. Trong đó ứng dụng giải pháp SEEACT-MES của DACO giúp doanh nghiệp luôn chủ động và kiểm soát tốt chất lượng để nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua các tính năng: 

  • SEEACT-MES tích hợp IIoT để tự thu thập, phân tích dữ liệu chất lượng ngay tại hiện trường sản xuất, số hóa dữ liệu theo thời gian thực và quy chuẩn hoạt động kiểm soát chất lượng toàn diện từ IQC - PQC - OQC.
  • SEEACT-MES tự động tổng hợp, ghi nhận và phân tích các nguyên nhân lỗi, theo dõi xu hướng, tần suất xảy ra vấn đề giúp người quản lý xây dựng phương án, kế hoạch khắc phục chính xác và kịp thời.

Để áp dụng hệ thống TQM đạt hiệu quả hơn, doanh nghiệp cần áp dụng phương pháp quản lý sản xuất và kết hợp cùng với sức mạnh cộng hưởng của công nghệ. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một phần mềm hỗ trợ quản lý và cải tiến chất lượng hiệu quả, hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn của DACO qua số Hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ để được tư vấn hỗ trợ.


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật