Danh Mục Sản Phẩm

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO đơn giản, dễ hiểu nhất

Mã Sản Phẩm
: Quan ly kho 50
Tên Sản Phẩm
: Cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO đơn giản, dễ hiểu nhất
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO một cách đơn giản, dễ dàng và tìm hiểu những phương pháp tính phổ biến khác hiện nay.

Chi Tiết Sản Phẩm


Trong quản lý hàng tồn kho, việc xác định giá xuất kho là một phần quan trọng không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Phương pháp FIFO đã trở thành một phương thức phổ biến được ứng dụng để tính toán và quản lý tồn kho. Bài viết sau giúp bạn hiểu rõ cách tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO và đưa ra một số phương pháp tính khác để bạn có lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp mình.

1. Đặc điểm phương pháp nhập trước xuất trước FIFO

cach-tinh-fifo

Trước tiên, hãy tìm hiểu về phương pháp nhập trước xuất trước, hay còn được gọi là FIFO (First In, First Out), là một trong những phương pháp quản lý và tính giá hàng tồn kho. Đây là mô hình trong đó hàng hóa được nhập trước sẽ được xuất trước. 

FIFO phù hợp với sản phẩm có hạn sử dụng ngắn như thực phẩm tươi, thuốc; sản phẩm dễ hỏng. Áp dụng với nguyên liệu để đảm bảo nguyên liệu mới nhất được sử dụng trước.

Ưu điểm của cách tính FIFO là một phương pháp đơn giản và công bằng, vì hàng hóa được xuất theo thứ tự nhập vào. Đối với các hình thức kế toán FIFO thường phản ánh chi phí thực tế, chính xác hơn phương pháp LIFO. Đồng thời khả năng sản phẩm bị hỏng, giảm giá trị thấp hơn nên từ đó giảm chi phí bảo quản, lưu kho.

Nhược điểm là trong môi trường giá cả thay đổi liên tục, FIFO có thể không phản ánh giá trị hàng tồn kho đúng nếu giá cả có sự biến động. Cần theo dõi và quản lý cẩn thận thời điểm nhập và xuất hàng để có thể áp dụng phương pháp này. Khi thị trường  lạm phát, FIFO dẫn đến giảm giá vốn, tăng thu nhập nên số thuế doanh nghiệp phải nộp sẽ tăng cao.

2. Tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO như thế nào?

cong-thuc-tinh-gia-xuat-kho-theo-phuong-phap-fifo

Để tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO, bạn chỉ cần tuân theo quy tắc hàng xuất ra lấy giá của theo thứ tự của hàng nhập vào đầu tiên, theo thứ tự từ trước đến sau.

Ví dụ cách tính FIFO: Bạn cần tính giá trị tồn kho cuối kỳ của một cửa hàng đồ gia dụng. Tồn đầu kỳ là 5.000$. Bạn mua 150 chiếc ô với giá 7$/chiếc. Giữa năm, do nhà cung cấp tăng giá và bạn mua thêm 150 chiếc ô nữa với giá 9$/chiếc. Tổng chi phí nhập kho là 2.400$. Cuối kỳ kế toán, hệ thống quản lý hiển thị bán được 130 chiếc ô. 

Theo cách tính FIFO, do lúc trước cửa hàng mua ô với giá 7$, nên giá xuất kho sẽ là 7$x130=910$

Vậy trong kho còn 20 chiếc ô có giá 7$ và 150 chiếc ô giá 9$.

Bạn tính được Tồn kho = Tồn đầu kỳ (5.000$) + nhập kho (2.400$) - xuất kho ($910) = 6.490$

Ví dụ cửa hàng tiếp tục bán 50 chiếc ô nữa, vậy giá xuất kho lần này sẽ là: 7$*20 + 9$*30 =410$

Tiếp tục áp dụng công thức trên bạn sẽ tính giá theo phương pháp nhập trước xuất trước, tồn kho cuối kỳ của những lần tiếp theo.

3. Ưu và nhược điểm khi tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO

Những ưu và nhược điểm khi tính giá theo phương pháp nhập trước xuất trước như sau: 

Ưu điểm cách tính FIFO

Nhược điểm cách tính FIFO

  • Dễ hiểu và dễ thực hiện, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Giá vốn hàng bán tính theo phương pháp FIFO khá sát với thị trường nên có thể tạo báo cáo tài chính, kinh doanh sát với thực tế.
  • Nếu thị trường giá cả biến động, giá tăng sau khi hàng hoá được nhập giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, giảm lỗ
  • Gây sai sót khi doanh nghiệp không áp dụng phương pháp quản lý kho đồng bộ là FIFO
  • Doanh nghiệp phải nộp thuế cao hơn trong trường hợp lạm phát giá cả
  • Đối với doanh nghiệp có sản phẩm phức tạp, hoặc số lượng và chủng loại hàng hoá nhiều, nhập xuất liên tục sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng FIFO

4. Các phương pháp tính giá xuất kho khác

Để giải quyết nhược điểm của phương pháp FIFO, doanh nghiệp nên sử dụng kết hợp các phương pháp kế toán khác nhau để đánh giá cho từng loại sản phẩm hoặc dòng sản phẩm để tối ưu hóa việc quản lý chi phí và giảm thiểu tác động của biến động giá cả. Một số phương pháp khác có thể tham khảo như:

4.1 Phương pháp LIFO (Last In First Out) nhập sau xuất trước

tinh-gia-hang-ton-kho-theo-phuong-phap-fifo

Đối với phương pháp nhập sau xuất trước, giá xuất kho được tính dựa trên giá của lô hàng cuối cùng nhập vào kho. Ví dụ nếu doanh nghiệp mua một số sản phẩm với giá tăng lên theo thời gian, thì LIFO sẽ làm cho giá xuất kho cao hơn so với FIFO, vì nó sử dụng giá của lô hàng mới nhất.

  • Ưu điểm: Phản ánh chi phí hiện tại của hàng tồn kho một cách chính xác hơn khi giá cả có sự tăng cao.
  • Nhược điểm: Không phản ánh chi phí hàng tồn kho theo thứ tự thực tế và có thể tạo ra biến động lớn trong lợi nhuận khi giá cả thay đổi

4.2 Phương pháp bình quân gia quyền

Với phương pháp bình quân gia quyền, kế toán tính chi phí trung bình cho mỗi đơn vị hàng tồn kho bằng cách chia chi phí cho số lượng xuất kho.

  • Ưu điểm: Đơn giản, linh hoạt,  phản ánh giá trung bình của toàn bộ hàng tồn kho
  • Nhược điểm: Không phản ánh chi tiết giá thực tế của từng lô hàng

4.3 Phương pháp nhận dạng cụ thể (Specific Identification)

Ngoài tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO, một số doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nhận dạng cụ thể theo dõi giá thực tế của từng hàng hoá riêng lẻ có trong kho. Ví dụ đối với doanh nghiệp bán ô tô, họ sẽ ghi lại giá vốn của chiếc ô tô thay vì sử dụng công thức. Phương pháp này phù hợp với các sản phẩm độc đáo, đắt tiền như đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật, hàng hoá đặt làm riêng..

  • Ưu điểm: Tính giá hàng tồn kho chính xác và thực tế nhất, không chịu tác động của lạm phát, giảm phát hay biến động giá cả, giúp doanh nghiệp khớp doanh thu, chi phí đối với báo cáo tài chính
  • Nhược điểm: Đòi hỏi công sức lưu trữ và theo dõi hồ sơ, tốn thời gian, tốn kém và dễ phát sinh lỗi đối với doanh nghiệp có số lượng hàng hoá nhiều, đa dạng.

5. Kết luận

Hiện nay, việc quản lý kho hàng ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là khi áp dụng cách tính FIFO để tính giá xuất kho, tồn kho. Hệ thống quản lý kho WMS đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và tối ưu hoá quy trình này.

Khi tính giá xuất kho theo FIFO, hệ thống WMS sẽ tự động theo dõi và ghi nhận thông tin về ngày nhập, ngày xuất, số lượng và giá thành của từng lô hàng. Vì vậy doanh nghiệp có thể tính chính xác về giá trị tồn kho, quản lý hàng tồn một cách hiệu quả.

Hơn nữa ứng dụng phương pháp FIFO vào hệ thống WMS giúp quản lý và lập kế hoạch nhập xuất kho linh hoạt hơn, giảm rủi ro mất mát do hết hạn sử dụng của sản phẩm, cải thiện hiệu suất kho hàng.

Hiện nay, phần mềm quản lý kho được nhiều doanh nghiệp tin dùng để quản lý kho hàng phức tạp của mình là SEEACT-WMS. Đây là giải pháp hiệu quả hàng đầu cung cấp bởi DACO được cá nhân hoá với từng doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ Barcode, QR Code trong quản lý tồn kho. Đặc biệt, quản lý vị trí hàng hoá theo layout, quản lý thông tin hàng hóa theo lô, ngày nhập, hạn sử dụng giúp doanh nghiệp dễ dàng áp dụng phương pháp và cách tính FIFO.

tinh-gia-theo-phuong-phap-nhap-truoc-xuat-truoc

Tóm lại, tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO không hề khó nếu bạn đã hiểu về nguyên tắc của phương pháp này. Điều quan trọng là doanh nghiệp có quy trình nhập xuất phức tạp cần lựa chọn được phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp và phù hợp để nâng cao tính chính xác, minh bạch trong tính giá xuất kho cũng như quản lý kho hàng hiệu quả.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật