Danh Mục Sản Phẩm

4 bước lập kế hoạch sản xuất hiệu quả

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 19
Tên Sản Phẩm
: 4 bước lập kế hoạch sản xuất hiệu quả
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Đối mặt với thách thức của môi trường sản xuất ngày càng phức tạp, việc lập kế hoạch sản xuất hiệu quả là một yếu tố quyết định đối với sự thành công của mọi doanh nghiệp. 4 bước lập kế hoạch sản xuất giúp bạn chuẩn bị cho sự đối mặt với những thách thức này một cách thông minh, xây dựng một kế hoạch sản xuất mạnh mẽ.

Chi Tiết Sản Phẩm


Một quy trình sản xuất muốn vận hành trơn tru cần một công việc vô cùng quan trọng đó là lập kế hoạch sản xuất. Đây là chìa khóa chiến lược giúp doanh nghiệp quản lý và giải quyết các vấn đề sản xuất từ đó tiết giảm chi phí và gia tăng năng suất sản phẩm/dịch vụ. Cùng tìm hiểu vai trò và các bước hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất tối ưu trong bài viết sau.

1. Lập kế hoạch sản xuất là gì?

4-buoc-lap-ke-hoach-san-xuat/4-buoc-lap-ke-hoach-san-xuat-hieu-qua-1

Lập kế hoạch sản xuất là quá trình quan trọng trong quản lý doanh nghiệp để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất một cách hiệu quả đáp đúng thời hạn. Nhờ có sự chuẩn bị cần thiết này mà doanh nghiệp có thể gia tăng hiệu suất, quản lý nguồn lực, chất lượng sản phẩm hiệu quả, quản lý được những chi phí cũng như rủi ro trong quá trình sản xuất.

Một bản kế hoạch sản xuất tốt và linh hoạt giúp doanh nghiệp có điều chỉnh phù hợp với thị trường trong tương lai, đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh.

2. Vai trò của lập kế hoạch sản xuất

4-buoc-lap-ke-hoach-san-xuat/4-buoc-lap-ke-hoach-san-xuat-hieu-qua-2

2.1 Duy trì và ổn định quá trình sản xuất

Khi lập kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp sẽ tính toán và cân đối từ đó đảm bảo cung ứng đủ nguồn thành phẩm cho khách hàng bởi quá trình sản xuất diễn ra ổn định, được kiểm soát những rủi ro.

2.2 Sử dụng nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả

Từ việc dự đoán trước được về nguồn lực, nguyên vật liệu và con người, người lập kế hoạch có thể đưa ra một quy trình sản xuất hiệu quả, giảm tối đa các chi phí, tận dụng nguồn lực tối ưu và mang lại lợi nhuận cao.

Các phòng ban được phối hợp hiệu quả giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi. Ngoài ra cũng đạt được năng suất tối ưu nhất khi hoạt động.

2.3 Hạn chế tối đa việc lãng phí tài nguyên sản xuất

Đây là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải lưu ý khi lập kế hoạch sản xuất. Người lập cần ước lượng nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, tránh lãng phí.

2.4 Nâng cao năng suất lao động

Nhờ việc lập kế hoạch, các công việc và chu trình được tinh gọn giúp cho quá trình sản xuất đạt năng suất cao, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó mức lương của người lao động cũng được tăng thêm và họ có thêm động lực để cống hiến hết mình trong công việc.

2.5 Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Lập kế hoạch tốt giúp tăng năng xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và mang đến sự hài lòng tối ưu cho khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

3. 4 bước lập kế hoạch sản xuất hiệu quả

4-buoc-lap-ke-hoach-san-xuat-hieu-qua-3

3.1 Xác định nhu cầu sản phẩm

Đầu tiên, cần xác định được khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cần sản xuất trong một khoảng thời gian theo kế hoạch. Người lập kế hoạch có thể dựa vào kinh nghiệm, dữ liệu sản xuất của doanh nghiệp và động thái của thị trường, nhu cầu khách hàng trong tương lai để cân đối.

3.2 Vạch ra các phương án sản xuất

Xác định các bước và nguồn lực cần thiết để tạo ra sản phẩm theo kế hoạch. Xác định những điểm yếu và đưa ra phương án khắc phục cho doanh nghiệp mình.

Doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau để lựa chọn phương án tối ưu nhất và phù hợp nhất. Ví dụ trong quá trình sản xuất xe đạp, có những công việc có thể thực hiện song song để tiết kiệm thời gian. Từ đó cân đối về nhân lực và thiết bị..

3.3 Lập lịch trình sản xuất

Đây là công đoạn quan trọng trong lập kế hoạch sản xuất giúp thiết lập khung thời gian thực hiện công việc, tối thiểu hoá thời gian sản xuất. Bên cạnh đó sử dụng nguồn lực được hiệu quả nhất. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lập danh sách các công việc cần làm theo thời gian, trong ngày, tuần, tháng, năm. Các công việc càng rõ ràng bao nhiêu thì quá trình thực hiện càng dễ dàng bấy nhiêu.
  • Bước 2: Đưa ra các mục tiêu. Cần đặt mục tiêu phù hợp với mong muốn và khả năng của công ty. Không nên để mục tiêu cao quá khó đạt được, hay thấp quá gây lãng phí tài nguyên.
  • Bước 3: Ưu tiên sắp xếp thứ tự công việc. Người lập kế hoạch cần cân nhắc và sắp xếp những công việc đã liệt kê theo thứ tự quan trọng và đối tượng tiến hành. Việc làm này giúp tiết kiệm thời gian và các nguồn lực khác mà vẫn đạt được các mục tiêu đề ra.
  • Bước 4: Linh hoạt việc thực hiện theo kế hoạch. Cần linh hoạt ưu tiên những đơn hàng gấp cho khách hàng và sắp xếp kế hoạch phù hợp.

3.4 Giám sát và đưa ra điều chỉnh

Trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi việc gặp những khó khăn phát sinh, như thay đổi từ khách hàng, lỗi thiết bị và sự cố không mong muốn từ người lao động. Vì vậy cần lập kế hoạch linh hoạt và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thường xuyên. Việc làm này rất quan trọng để biết quá trình thực hiện đã đi được bao nhiêu phần trăm mục tiêu. Từ đó đưa ra những phương án hợp lý. Cần nhớ luôn liên tục theo dõi và kiểm tra với bản kế hoạch sản xuất ban đầu.

 

4. Ví dụ về lập kế hoạch sản xuất ngành may

4-buoc-lap-ke-hoach-san-xuat-hieu-qua-4

  1. Nghiên cứu thị trường: Điều tra nhu cầu thị trường và xu hướng thời trang. Xác định kích thước thị trường và đối tượng mục tiêu.
  2. Đặt mục tiêu sản xuất: Xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặt mục tiêu về chất lượng và hiệu suất sản xuất.
  3. Phân tích chi phí: Ước tính chi phí sản xuất, bao gồm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc, vận chuyển và các chi phí khác. 
  4. Quản lý nguồn nhân lực: Xác định số lượng và kỹ năng cần thiết của lao động. Phát triển chính sách và quy trình quản lý nhân sự.
  5. Xác định quy trình sản xuất: Tạo ra bảng lịch trình sản xuất. Xác định công nghệ và thiết bị cần thiết.
  6. Quản lý chuỗi cung ứng: Thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp chất lượng và tin cậy. Xác định các nguồn cung ổn định để tránh rủi ro thiếu nguyên vật liệu.
  7. Kiểm soát chất lượng: Thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng từng bước sản xuất. Đào tạo nhân viên về quy trình kiểm soát chất lượng và thực hiện kiểm tra định kỳ.
  8. Quản lý rủi ro: Xác định các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Phát triển kế hoạch dự phòng và giảm thiểu rủi ro.
  9. Bảo dưỡng và nâng cấp thiết bị: Lên lịch trình bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo sự ổn định của thiết bị. Cập nhật và nâng cấp thiết bị theo nhu cầu và tiến triển công nghệ.
  10. Phát triển kế hoạch sản phẩm: Xác định chu kỳ sản xuất và lên kế hoạch cho các mùa, bộ sưu tập, hoặc sự kiện đặc biệt. Phối hợp với đội ngũ thiết kế để đảm bảo tính nhất quán và thị hiếu thị trường.
  11. Đánh giá và cải tiến liên tục: Thu thập dữ liệu về hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tổ chức các phiên họp thường xuyên đánh giá và thực hiện các biện pháp cải tiến liên tục.

5. 3 sai lầm thường gặp khi lập kế hoạch sản xuất

4-buoc-lap-ke-hoach-san-xuat-hieu-qua-5

5.1 Không dự đoán được rủi ro

Việc lập kế hoạch sản xuất yêu cầu dự đoán được những rủi ro và những phát sinh trong quá trình sản xuất. Đây là yếu tố bắt buộc của bản kế hoạch. Ví dụ trong trường hợp máy hỏng, doanh nghiệp cần dự trù kinh phí và ngân sách cho lao động làm việc thêm giờ..

5.2 Giám sát công đoạn sản xuất tận xưởng

Sử dụng những phần mềm quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và điều chỉnh quá trình sản xuất của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Nhưng bên cạnh đó, cần giám sát công việc trực tiếp để có thể bổ sung và đưa ra những thay đổi cần thiết, mang lại lợi nhuận tối ưu.

5.3 Bảo trì máy móc thường xuyên

Doanh nghiệp nên dành một khoản ngân sách để bảo dưỡng, bảo trì máy móc trang thiết bị của doanh nghiệp, đảm bảo máy móc hoạt động xuyên suốt quá trình sản xuất, nên sử dụng phần mềm quản lý có tích hợp bảo trì, bảo dưỡng máy móc trang thiết bị để tối ưu chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất.

6. Ứng dụng hệ thống SEEACT-MES trong lập kế hoạch sản xuất

4-buoc-lap-ke-hoach-san-xuat/4-buoc-lap-ke-hoach-san-xuat-hieu-qua-6

Hiện nay, việc sử dụng phần mềm để lập kế hoạch sản xuất được sử dụng nhiều, thay thế cho những giải pháp thủ công truyền thống. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, yêu cầu cần có một phần mềm tích hợp nhiều giải pháp quản lý, giá thành hợp lý và dễ sử dụng. SEEACT-MES chính là một giải pháp hiệu quả phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Hệ thống MES Software cung cấp giải pháp từ quản lý kế hoạch sản xuất đến tích hợp quản lý kho, công đoạn sản xuất, hiệu suất thiết bị, chất lượng sản phẩm.. Mang lại nhiều lợi ích cho các cấp quản lý doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phản hồi việc sử dụng phần mềm lập kế hoạch giúp gia tăng năng suất và hiệu quả lao động đáng ngạc nhiên.

Lập kế hoạch sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý một hay nhiều bộ phận trong công ty. Một quy trình vận hành sản xuất cần được quản lý và bám sát chặt chẽ các quy trình thực hiện, từ đó tiết kiệm chi phí và gia tăng năng xuất sản phẩm hướng đến mục tiêu phát triển doanh nghiệp lớn mạnh.


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật