Danh Mục Sản Phẩm

Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là gì - Biện pháp phòng tránh

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 59
Tên Sản Phẩm
: Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là gì - Biện pháp phòng tránh
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là những gì? Tìm hiểu chi tiết về các yếu tố này để đưa ra biện pháp phòng ngừa nguy hiểm, mang tới môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.

Chi Tiết Sản Phẩm


Từ trước đến nay, đã có rất nhiều tai nạn thương tâm xảy ra trong sản xuất do con người chủ quan, thiếu ý thức trong việc đảm bảo an toàn lao động. Trong bài viết này, DACO Việt Nam sẽ chia sẻ những kiến thức về các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất để góp phần nâng cao ý thức, an toàn cho người lao động, để phần nào giúp mỗi người trong chúng ta đều có môi trường làm việc an toàn, khỏe mạnh.

1. Thế nào là yếu tố nguy hại trong lao động sản xuất?

Yếu tố nguy hại trong lao động sản xuất là những điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn an toàn lao động. Hậu quả có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và khả năng lao động, thậm chí gây ra bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động.

Để làm việc, lao động an toàn, hãy xem xét những yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là gì để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

the-nao-la-cac-yeu-to-nguy-hiem-trong-san-xuat

2. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

2.1 Vi khí hậu

Vi khí hậu có nghĩa là nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ dòng không khí trong môi trường lao động không phù hợp với cơ thể con người. Cụ thể về các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất này:

Nhiệt độ: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp trong môi trường làm việc có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của công nhân. Nhiệt độ cao có thể dẫn đến say nắng, mệt mỏi, thậm chí là đột quỵ do nhiệt. Ngược lại, nhiệt độ quá thấp làm hạ thân nhiệt, tê cóng, cảm lạnh và ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng làm việc hiệu quả.

Độ ẩm: Độ ẩm không phù hợp với con người có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da và đường hô hấp. Độ ẩm cao làm không khí trở nên ngột ngạt, dễ mệt mỏi và làm giảm hiệu suất làm việc. Trong khi đó, độ ẩm quá thấp gây khô da, kích ứng mắt và các vấn đề về hô hấp.

Tốc độ dòng không khí: Dòng không khí không đúng chuẩn có thể gây ra cảm giác không thoải mái và ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Tốc độ gió quá cao có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể, gây khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngược lại, không khí quá tĩnh lặng có thể dẫn đến thiếu oxy và làm tăng nồng độ các chất độc hại trong không khí.

2.2 Tiếng ồn

tieng-on

Một trong những yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là tiếng ồn. Tiếng ồn quá cao, do sự chuyển động, va chạm của các chi tiết, bộ phận máy móc trong môi trường làm việc có thể gây tổn thương thính giác lâu dài và ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Mức độ ồn cao liên tục không chỉ giảm khả năng nghe của con người mà còn gây ra các triệu chứng đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi và mất ngủ. Ngoài ra, tiếp xúc với tiếng ồn cao trong thời gian dài gây ra các vấn đề tâm lý như lo âu, stress.

2.3 Rung

Rung cục bộ khi làm việc với cưa máy, búa máy,.. Hay rung toàn thân khi làm việc trên các phương tiện giao thông, máy nghiền,... có thể gây hại cho hệ xương khớp, cơ bắp và hệ thần kinh. Việc tiếp xúc với rung có thể dẫn đến các bệnh lý như rung tay, đau lưng, các vấn đề về tuần hoàn máu. Rung có thể làm giảm khả năng thao tác chính xác của công nhân, tăng nguy cơ bị tai nạn lao động.

2.4 Bức xạ, phóng xạ

Bức xạ từ mặt trời (tia hồng ngoại, tử ngoại), hàn cắt kim loại, nắn đúc thép (phát ra bức xạ tử ngoại) khiến người lao động bị say nắng, giảm thị lực, đau đầu, chóng mặt, bỏng, dẫn đến tai nạn lao động.

Những yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đến từ bức xạ từ tia X, tia gamma, tia alpha, và tia beta từ các máy móc có thể gây tổn thương tế bào, dẫn đến ung thư và các bệnh lý khác. Phơi nhiễm lâu dài với bức xạ gây ra các triệu chứng cấp tính như mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, bệnh về da, cũng như các triệu chứng mãn tính như suy giảm hệ miễn dịch, bệnh tim mạch.

buc-xa-phong-xa

2.5 Chiếu sáng không hợp lý (quá sáng hoặc quá tối)

Một trong các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất thường gặp đó là chiếu sáng. Ánh sáng quá mạnh gây chói mắt, đau đầu, mỏi mắt trong khi ánh sáng quá yếu làm mắt phải điều tiết nhiều, gây mệt mỏi và giảm hiệu quả làm việc, chất lượng và sản lượng của sản phẩm. Ngoài ra, chiếu sáng không phù hợp cũng dẫn đến tai nạn lao động do công nhân không nhìn rõ các vật cản hoặc máy móc.

2.6 Bụi

Bụi có kích thước nhỏ từ 0.5-5 micromet khi hít vào sẽ khiến 70-80% lượng bụi đi vào phổi làm tổn thương hoặc gây bệnh bụi phổi. Bụi mịn và bụi độc hại trong không khí có thể xâm nhập vào đường hô hấp, gây ra các bệnh về phổi như viêm phế quản, hen suyễn, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bụi độc hại chứa các chất hóa học nguy hiểm có thể gây ngộ độc và tăng nguy cơ ung thư.

2.7 Hoá chất độc hại

hoa-chat-doc-hai

Trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, công nhân có thể tiếp xúc với các hoá chất độc hại. Các chất độc, dung môi, axit và các hóa chất khác có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa, gây ra ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Việc tiếp xúc lâu dài với hóa chất độc hại có thể dẫn đến các bệnh lý như tổn thương gan, thận, hệ thần kinh và ung thư.

2.8 Vi sinh vật có hại

Vi khuẩn, virus, nấm và các vi sinh vật có hại khác có thể gây bệnh truyền nhiễm cho người lao động làm việc trong các ngành sản xuất thực phẩm và y tế. Sự lây lan của các vi sinh vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của công nhân và dẫn đến dịch bệnh.

3. Các yếu tố có hại trong sản xuất

Ngoài các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, sau đây là những yếu tố ít nguy hiểm hơn nhưng có hại cho người lao động trong sản xuất:

3.1 Tư thế làm việc

Người công nhân làm việc trong tư thế không phù hợp có thể gây mỏi cơ, đau nhức và thoái hoá cột sống. Duy trì tư thế không thoải mái trong một thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về xương khớp như viêm khớp, đau lưng, thoái hoá đốt sống…

lam-viec-nang

3.2 Quá tải công việc

Người lao động trong lĩnh vực sản xuất làm việc quá sức hoặc căng thẳng liên tục có thể dẫn đến stress, mệt mỏi và suy giảm sức khỏe tinh thần. Tình trạng làm việc quá tải khiến người lao động suy yếu sức khoẻ, giảm hiệu quả làm việc, và tăng nguy cơ bị tai nạn lao động.

3.3 Máy móc, thiết bị nguy hiểm

Máy móc và thiết bị không được bảo vệ an toàn, bảo trì bảo dưỡng định kỳ có thể gây ra tai nạn lao động nghiêm trọng cho công nhân. Doanh nghiệp nên tiếp cận và ứng dụng hệ thống quản lý sản xuất chuyên nghiệp như SEEACT-MES với tính năng quản lý bảo trì, bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo máy móc, thiết bị luôn hoạt động an toàn và hiệu quả.

3.4 Cơ sở vật chất xuống cấp

Nhà xưởng và kho bãi, lối đi trong nhà máy sản xuất không đảm bảo có thể dẫn đến tai nạn lao động. Có thể thấy tình trạng sập đổ, trơn trượt, tai nạn do va chạm với vật thể sắc nhọn không còn là những trường hợp hiếm gặp trong sản xuất nữa.

4. Một số biện pháp phòng ngừa những yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Làm việc trong lĩnh vực sản xuất phải đối diện với nhiều mối nguy hại lớn, đặt ra thách thức phải tìm và đưa ra các biện pháp mang lại sự an toàn cho người lao động. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất:

bien-phap-phong-ngua-cac-yeu-to-nguy-hiem-trong-san-xuat

  • Cải thiện điều kiện môi trường lao động: Đảm bảo vi khí hậu, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng… trong giới hạn cho phép bằng cách sử dụng hệ thống thông gió, điều hoà nhiệt độ, trang bị thiết bị bảo vệ thính giác, sử dụng các biện pháp giảm rung…
  • Sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động: Khẩu trang, tai nghe chống ồn, kính bảo hộ chống tia bức xạ, mặt nạ phòng độc, găng tay,..
  • Tổ chức đào tạo, tập huấn về an toàn lao động: Nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động như hướng dẫn sử dụng và bảo quản hóa chất đúng cách,...
  • Cải thiện cơ sở vật chất: Xây dựng nhà xưởng, kho bãi đảm bảo lối đi an toàn
  • Đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ, thông thoáng, ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh
  • Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị thường xuyên đảm bảo an toàn
  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: Tránh làm việc quá sức và căng thẳng

Việc phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là vô cùng quan trọng. Đây là trách nhiệm của tất cả mọi người để bảo vệ sức khỏe, tinh thần và khả năng lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và đảm bảo an toàn trong các hoạt động sản xuất.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật