Chi Tiết Sản Phẩm
Nhân viên kế hoạch sản xuất là một vị trí quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất. Họ và một mắt xích lớn không thể thiếu trong bộ máy sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu về công việc, kỹ năng cũng như vai trò của họ? Cùng DACO giải đáp vấn đề này ngay nhé.
Nhân viên kế hoạch sản xuất (tiếng anh Production Planner) là người chịu trách nhiệm quản lý và lập kế hoạch cho quá trình sản xuất trong các nhà máy và doanh nghiệp sản xuất. Công việc của họ bao gồm dự báo nhu cầu sản xuất, lập kế hoạch nguyên liệu, điều phối các hoạt động sản xuất và giám sát tiến độ nhằm đảm bảo các sản phẩm được sản xuất đúng thời hạn và đạt chất lượng theo yêu cầu.
Vai trò của chức vụ này liên quan đến việc tối ưu hóa nguồn lực, điều phối nhân lực, thiết bị, nguyên vật liệu, và lập kế hoạch sản xuất sao cho không có sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và vận hành.
Nhà kế hoạch sản xuất xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất dựa trên dự báo nhu cầu và đơn hàng từ khách hàng. Điều này đòi hỏi họ phải làm việc chặt chẽ với các phòng ban khác như kinh doanh, kho vận, và bộ phận cung ứng nguyên vật liệu để đảm bảo các yếu tố đầu vào của sản xuất.
Nhân viên kế hoạch sản xuất đảm bảo nguyên vật liệu luôn sẵn có trong kho, đồng thời kiểm soát chặt chẽ để tránh tồn kho quá mức hoặc thiếu hụt, gây ảnh hưởng đến quy trình sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, nhân viên kế hoạch cần giám sát sát sao tiến độ thực hiện để kịp thời điều chỉnh nếu có sự cố xảy ra. Họ cũng cần liên tục cập nhật thông tin với các bộ phận liên quan để đảm bảo quy trình sản xuất không bị gián đoạn và đáp ứng đúng thời gian giao hàng.
Khi có thay đổi từ khách hàng hoặc những biến động về nguồn nguyên liệu, nhân viên giữ chức vụ này cần linh hoạt điều chỉnh kế hoạch, đồng thời thông báo nhanh chóng cho các bộ phận liên quan để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và chi phí.
Công việc của nhân viên kế hoạch sản xuất bao gồm nhiều nhiệm vụ cụ thể và chi tiết đảm bảo sản xuất diễn ra suôn sẻ, đúng tiến độ và tối ưu nguồn lực. Dưới đây là những công việc chính cần thực hiện:
Nhiệm vụ của nhân viên là dựng kế hoạch sản xuất chi tiết dựa trên dự báo nhu cầu của khách hàng và lịch trình giao hàng. Kế hoạch này bao gồm việc phân bổ nguồn lực sản xuất, máy móc, thiết bị, và nhân lực sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Công việc quan trọng tiếp theo là theo dõi tồn kho để đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu. Nhân viên kế hoạch cần điều chỉnh lượng nhập hàng và sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất thực tế, tránh tồn kho quá mức
Nhân viên kế hoạch có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ các hoạt động và kịp thời phát hiện các vấn đề trong quá trình sản xuất. Khi có sự cố hoặc chậm trễ, họ cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp điều chỉnh để đảm bảo tiến độ sản xuất ổn định.
Công việc của nhân viên kế hoạch sản xuất làm việc sát sao với các bộ phận khác trong công ty như: bộ phận kho, bộ phận cung ứng, bộ phận sản xuất, và bộ phận bán hàng để đảm bảo thông tin được chia sẻ kịp thời và chính xác.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng các phần mềm quản lý sản xuất như ERP, MES để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, theo dõi và quản lý sản xuất. Nhân viên kế hoạch cần thành thạo các công cụ này để tối ưu hoá quy trình sản xuất và giảm thiểu sai sót thủ công.
Sau mỗi chu kỳ sản xuất, nhân viên kế hoạch phải đánh giá lại toàn bộ quy trình để tìm ra những điểm chưa hiệu quả. Từ đó, họ đưa ra các cải tiến giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất trong tương lai.
Để hoàn thành tốt công việc bên trên, người giữ chức vụ lập kế hoạch sản xuất cần có những kỹ năng chính quan trọng sau đây:
Trong thời đại số hóa, người giữ chức vụ lập kế hoạch sản xuất cần sử dụng công nghệ và các phần mềm hỗ trợ để nâng cao hiệu quả và tính chính xác trong công việc. Dưới đây là các công nghệ và phần mềm phổ biến giúp tối ưu hóa quy trình, quản lý dữ liệu hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống quản lý toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp từ quản lý sản xuất, kho hàng, tài chính và nhân sự. Đối với nhà kế hoạch sản xuất, ERP giúp quản lý nguồn lực hiệu quả, đảm bảo nguyên vật liệu, nhân lực, và thiết bị luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
MES (Manufacturing Execution System) là hệ thống giám sát, theo dõi và quản lý quá trình sản xuất tại nhà máy theo thời gian thực. Phần mềm này cung cấp dữ liệu chi tiết về tiến độ sản xuất, tình trạng máy móc, năng suất của từng công đoạn, và tình trạng tồn kho. Nhân viên kế hoạch sản xuất cần sử dụng MES để đảm bảo rằng các đơn hàng được thực hiện đúng tiến độ và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
Phần mềm SEEACT-MES của DACO - Đơn vị cung cấp giải pháp quản trị sản xuất với hơn 15 năm kinh nghiệm sẽ là lựa chọn thông minh cho các doanh nghiệp sản xuất cần quản lý hoạt động tại nhà máy với chi phí thấp và hiệu quả vượt trội.
SCM giúp nhà kế hoạch sản xuất quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng, từ việc mua nguyên liệu, sản xuất cho đến giao hàng. Công cụ này giúp tối ưu hóa quá trình lên kế hoạch và dự báo nhu cầu nguyên vật liệu, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa nguyên liệu, từ đó tối ưu chi phí vận hành.
Công nghệ AI và phân tích dữ liệu đang ngày càng được ứng dụng trong việc lập kế hoạch sản xuất. Nhân viên có thể sử dụng AI để dự báo nhu cầu thị trường, tối ưu hóa quy trình sản xuất, và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu theo thời gian thực.
MRP tập trung vào việc quản lý và lập kế hoạch nhu cầu nguyên liệu, đảm bảo rằng mọi nguồn lực và nguyên liệu cần thiết cho sản xuất luôn sẵn sàng khi cần. Các công cụ MRP giúp tính toán lượng nguyên vật liệu cần thiết dựa trên lịch sản xuất và dự báo đơn hàng, giúp giảm thiểu tình trạng tồn kho và tránh lãng phí.
Công việc của nhà kế hoạch sản xuất thường yêu cầu phối hợp với nhiều bộ phận và điều chỉnh theo các dự án cụ thể. Các công cụ quản lý dự án như Trello, hoặc Microsoft Project, Asana giúp theo dõi tiến độ sản xuất, phân bổ công việc, và xử lý các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả.
Tóm lại, nhân viên kế hoạch sản xuất (Production Planner) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Họ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, và điều phối giám sát toàn bộ quá trình sản xuất, từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm, nhằm đáp ứng đúng tiến độ, chất lượng và ngân sách đề ra. Đồng thời họ cũng cần những kỹ năng quan trọng để có thể hoàn thành công việc của mình.
Hiện nay, tại Việt Nam, mức lương của vị trí này dao động từ 7-20 triệu với nhiều cơ hội việc làm rộng mở. Các nhà lập kế hoạch sản xuất cần có khả năng ứng dụng công nghệ, xây dựng tư duy phân tích dữ liệu để đáp ứng xu hướng hiện đại hoá tại các nhà máy sản xuất.
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan