Danh Mục Sản Phẩm

Phương pháp LIFO là gì? Doanh nghiệp nào nên áp dụng LIFO?

Mã Sản Phẩm
: Quan ly kho 51
Tên Sản Phẩm
: Phương pháp LIFO là gì? Doanh nghiệp nào nên áp dụng LIFO?
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Phương pháp LIFO là gì? So sánh phương pháp FIFO, LIFO và bình quân gia quyền. Bên cạnh đó phân tích doanh nghiệp nào nên áp dụng phương pháp Last In First Out.

Chi Tiết Sản Phẩm


Phương pháp LIFO (Last In, First Out) là một trong những chiến lược quản lý hàng tồn kho quan trọng trong lĩnh vực kế toán và quản lý doanh nghiệp. Bằng cách ưu tiên sử dụng hàng hóa mới nhất trước hàng hoá cũ, phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng có thách thức đối với các doanh nghiệp. Bài viết này sẽ đi vào chi tiết về LIFO, cách tính cụ thể và phân tích những doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp này.

1. Phương pháp LIFO là gì?

lifo-la-gi

1.1 LIFO là gì? 

LIFO là gì? Được viết tắt của cụm từ "Last In First Out," đây là một nguyên tắc quản lý hàng tồn kho trong kế toán và quản lý kho hàng. Theo nguyên tắc nhập sau xuất trước, sản phẩm hoặc hàng hóa được mua hoặc sản xuất gần đây nhất sẽ được bán hoặc sử dụng trước, trong khi hàng tồn kho cũ hơn được giữ lại.

Những đặc điểm của LIFO là:

  • Đây là phương pháp được sử dụng để hạch toán hàng tồn kho, chi phí của sản phẩm gần đây nhất, được tính vào chi phí khi hạch toán.
  • Last In First Out thường được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, loại sản phẩm mà việc theo dõi chi phí cần phải phản ánh mức giá cao nhất như ngành dầu mỏ, hoá chất, ngành thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng hoặc những doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn cần thu nhập ròng cao và thuế giảm
  • Kế toán LIFO có thể làm giảm thu nhập chịu thuế trong những thời kỳ mà lạm phát đang làm tăng chi phí kinh doanh.
  • Phương pháp này ít phổ biến hơn so với FIFO (Phương pháp nhập trước xuất trước)

1.2 Phương pháp FIFO, LIFO và bình quân gia quyền

Phương pháp tính giá trị xuất kho và hàng tồn kho theo phương pháp FIFO, LIFO và bình quân gia quyền như sau:

FIFO (First In First Out)

LIFO (Last In First Out)

Bình quân gia quyền

Nguyên tắc là nhập trước xuất trước. Giá nhập những mặt hàng tồn kho lâu nhất trong kho được tính vào chi phí khi doanh nghiệp xuất kho bán. 

Chi phí của những sản phẩm được mua hoặc sản xuất gần đây nhất là chi phí đầu tiên tính vào chi phí. Áp dụng để tính giá vốn hàng bán và hàng tồn kho.

Phương pháp này tính bình quân của tất cả các đơn vị có sẵn để bán trong kỳ kế toán. Sử dụng chi phí trung bình đó để xác định giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối kỳ.

Khi không có lạm phát , cả ba phương pháp FIFO, LIFO và bình quân gia quyền đều cho kết quả giá trị tồn kho tương đương. Tuy nhiên, vào thời kỳ lạm phát tăng cao, phương pháp FIFO cho số liệu chính xác hơn, tuy nhiên tăng thu nhập ròng và thuế doanh nghiệp. Ngược lại áp dụng phương pháp nhập sau xuất trước cho số liệu thu nhập ròng và thuế thấp hơn. Phương pháp bình quân gia quyền cho kết quả nằm ở giữa LIFO và FIFO.

phuong-phap-lifo

2. Ví dụ về phương pháp nhập sau xuất trước LIFO

Giả sử một công ty đã nhập về 10 mặt hàng. 5 mặt hàng đầu tiên có giá 100$/mặt hàng, nhập trước và đến trước cách đây 3 ngày. 5 mặt hàng sau có giá 200$/mặt hàng được giao đến cách đây 1 ngày. Áp dụng LIFO, 7 mặt hàng đã được bán. Vậy tính giá của 7 mặt hàng này như thế nào?

Dựa trên phương pháp Last In First Out, những mặt hàng có giá 200$ sẽ được bán trước. Vì vậy công ty đã bán 5 mặt hàng giá 200$ và 2 mặt hàng giá 100$. Vì vậy chi phí tổng là 1.200 $

Ngược lại, nếu tính theo phương pháp FIFO, sẽ bán 5 mặt hàng giá 100$ trước, sau đó là 2 mặt hàng giá 200$. Vì vậy tổng giá bán của 7 mặt hàng khi áp dụng phương pháp này là 900$

Từ ví dụ trên, có thể thấy LIFO sẽ tạo ra chi phí cao hơn, từ đó giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời kỳ lạm phát. Từ đó doanh nghiệp sẽ giảm thu nhập chịu thuế.

3. Doanh nghiệp nào nên áp dụng phương pháp LIFO?

last-in-first-out

Phương pháp LIFO thường được áp dụng với các doanh nghiệp có sản phẩm không có hạn sử dụng như than đá, đá, cát hoặc gạch, doanh nghiệp không phải lo ngại bị mất giá trị theo thời gian.

Bên cạnh đó, Last In First Out cũng áp dụng với ngành khai thác khoáng sản giúp doanh nghiệp ghi nhận giá vốn hàng bán thấp hơn trong giai đoạn đầu khai thác, khi chi phí cao hơn để giảm thuế, tiếp tục đầu tư khai thác. Hoặc ngành công nghiệp nặng để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. LIFO thường áp dụng đối với những công ty xăng dầu, ô tô hoặc đại lý bán lẻ là những mặt hàng có khả năng tăng giá trong tương lai.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nguồn hàng tồn kho lớn cần dòng tiền cao và thu nhập chịu thuế thấp hơn cũng nên áp dụng LIFO. Do phải duy trì hàng tồn kho tốn kém nên khi lạm phát đẩy chi phí tăng cao, phương pháp nhập sau xuất trước giúp những doanh nghiệp này giảm thuế, giảm bớt căng thẳng cho hoạt động kinh doanh.

Do làm giảm thu nhập ròng trên giấy tờ, nên phương pháp này không phù hợp với những công ty cổ phần với nhiều cổ đông lớn, do số liệu trên báo cáo không đủ tạo ra ấn tượng tốt đối với họ.

  • Xem thêm: FIFO là gì? Hiểu rõ và ứng dụng phương pháp FIFO

4. Lợi ích của quản lý kho hàng bằng phương pháp LIFO

Sau đây là những lợi ích của LIFO trong quản lý kho hàng:

nhap-sau-xuat-truoc

  • Giảm rủi ro giảm giá: Khi sử dụng nguyên tắc LIFO, các mặt hàng mới nhất sẽ được sử dụng trước, giảm khả năng hàng tồn kho cũ trở nên lạc hậu hoặc không sử dụng được. Điều này giúp giảm rủi ro giảm giá do thay đổi công nghệ hoặc xu hướng thị trường.
  • Giảm rủi ro giá cả: Khi giá cả hàng hóa tăng lên, việc sử dụng LIFO có thể giảm bớt ảnh hưởng giá trị tồn kho tăng cao, vì giá cả các mặt hàng mới nhất được áp dụng khi tính toán giá tồn kho.
  • Ưu tiên hàng tồn mới nhất: Doanh nghiệp thường ưu tiên việc sử dụng hàng tồn mới nhất để đảm bảo rằng sản phẩm luôn mới mẻ và phản ánh xu hướng mới nhất của thị trường. Từ đó tăng dịch vụ khách hàng.

5. Kết luận

Để tối ưu hóa việc thực hiện phương pháp LIFO (Last In First Out) trong quản lý kho hàng, việc sử dụng phần mềm quản lý kho WMS (Warehouse Management System) là một giải pháp quan trọng và hiệu quả. WMS không chỉ giúp theo dõi một cách chính xác vị trí của hàng hóa, mà còn cung cấp các công cụ thông minh để quản lý việc nhập, xuất, lưu chuyển hàng hóa dễ dàng dựa trên nguyên tắc LIFO. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tận dụng điểm mạnh của phương pháp để giảm thiểu lỗi trong quá trình quản lý kho và tăng cường hiệu suất toàn bộ chuỗi cung ứng. 

Phần mềm quản lý kho thông minh SEEACT-WMS - Một giải pháp toàn diện của công ty DACO hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hiệu suất kho tối đa bằng ứng dụng Barcode, QR Code trong quản lý hàng hoá. Việc kết hợp phương pháp LIFO nhập sau xuất trước và phần mềm quản lý kho SEEACT-WMS không chỉ giúp tối ưu hóa toàn bộ hoạt động kho, mà còn đảm bảo tính chính xác và hiệu suất cao trong quản lý nguồn lực và hàng tồn kho.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật