Danh Mục Sản Phẩm

9 phương pháp quản trị tồn kho trong logistics đạt hiệu quả tối đa

Mã Sản Phẩm
: Quan ly kho 91
Tên Sản Phẩm
: 9 phương pháp quản trị tồn kho trong logistics đạt hiệu quả tối đa
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Sự đầu tư và chú trọng vào quản trị tồn kho trong logistics là một nhiệm vụ bắt buộc trong thời kỳ cạnh tranh hiện nay. Việc áp dụng phần mềm quản lý kho logistics sẽ thúc đẩy hiệu quả tối đa hoạt động, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Chi Tiết Sản Phẩm


Trong ngành logistics, quản lý kho hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể phủ nhận. Kho hàng không chỉ là nơi lưu trữ các sản phẩm, mà còn là trung tâm của các hoạt động vận chuyển, xử lý đơn hàng và quản lý dòng chảy hàng hóa. Cùng theo dõi bài viết sau để có cái nhìn tổng quan và tìm hiểu những phương pháp quản trị tồn kho trong logistics.

1. Đặc điểm kho hàng trong logistics

dac-diem-kho-hang-trong-logistics

Kho hàng trong lĩnh vực logistics thường có những khác biệt so với các loại kho hàng khác như kho để bán lẻ, kho để sản xuất. Mục tiêu của quản trị kho hàng trong logistics là tối ưu hóa quy trình vận chuyển và phân phối hàng hóa, đảm bảo độ chính xác và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Một số đặc điểm để quản lý kho hàng trong logistics là:

  • Có vị trí chiến lược: Kho hàng thường được đặt ở các vị trí chiến lược, gần các tuyến đường chính, trung tâm phân phối hoặc cảng biển, sân bay. Điều này giúp tối ưu hóa việc vận chuyển và phân phối hàng hóa nhanh chóng hơn.
  • Cơ sở hạ tầng đặc biệt: Kho hàng thường được trang bị cơ sở hạ tầng đặc biệt như hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các công nghệ tự động hóa để tối ưu hóa quá trình lưu trữ và xử lý hàng hóa.
  • Quy trình vận hành chuyên nghiệp: Quy trình quản lý kho logistics cần nghiêm ngặt về kiểm tra chất lượng, đóng gói, phân loại, và xử lý hàng hóa dễ vỡ, hàng hóa độc hại…
  • Hàng hoá được quản lý, giám sát chặt chẽ: Trong logistics, việc quản lý hàng hoá và vận chuyển đòi hỏi độ chính xác và độ tin cậy cao. Do đó, các kho hàng  thường được quản lý và giám sát chặt chẽ. Hàng hoá được xử lý và giao nhận đúng số lượng, thời điểm.
  • Hệ thống quản lý hàng tồn kho thông minh: Giúp quản lý và điều chỉnh lượng hàng tồn trong kho một cách hiệu quả nhất.
  • Các hoạt động đa dạng: Như đóng gói lại, đóng thùng, gán tem, và thậm chí là vận chuyển đến khách hàng cuối cùng.

2. Vai trò của quản trị tồn kho trong logistics

Trong lĩnh vực logistics, quản lý kho hàng đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là trong việc tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng và giảm thiểu chi phí hoạt động. Dưới đây là một số vai trò cụ thể của quản trị tồn kho trong logistics:

  • Quản lý hàng tồn kho: Duy trì mức tồn kho ở mức hợp lý, an toàn, tránh dư thừa, thiếu hụt và luôn kiểm soát số lượng hàng tồn kho.
  • Quản lý không gian lưu trữ: Sắp xếp không gian lưu trữ một cách hiệu quả để tối đa khả năng sử dụng diện tích kho và tối ưu hóa việc di chuyển và xử lý hàng hóa.
  • Quản lý đơn đặt hàng và giao hàng: Xử lý đơn đặt hàng, nhận hàng, đóng gói, và giao hàng cho khách hàng một cách chính xác và kịp thời.
  • Quản lý vận chuyển: Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp, quản lý tuyến đường và thời gian giao hàng, cũng như giám sát quá trình vận chuyển.

3. Các hoạt động quản lý kho hàng trong logistics

cac-hoat-dong-quan-tri-ton-kho-trong-logistics

Sau đây là mô tả công việc quản lý kho hàng trong logistics:

  • Quản lý tồn kho: Theo dõi và kiểm soát số lượng, chất lượng và hạn sử dụng của hàng tồn kho
  • Sắp xếp kho hàng: Xác định vị trí lưu trữ cho hàng hóa, sắp xếp kho hàng sao cho hiệu quả và tiện lợi cho quá trình xử lý và giao nhận hàng. Ngoài ra để lưu trữ hiệu quả và dễ dàng lấy ra.
  • Nhận và xuất hàng: Tiếp nhận hàng từ nhà cung cấp và xác nhận thông tin về đơn hàng, cũng như chuẩn bị và xuất hàng theo yêu cầu của khách hàng.
  • Đóng gói hàng hoá: Chuẩn bị và đóng gói hàng hóa để bảo vệ chúng trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
  • Kiểm kê hàng tồn kho: Thực hiện các hoạt động kiểm kê định kỳ để xác nhận số lượng và chất lượng của hàng tồn kho và điều chỉnh nếu cần thiết là một trong những hoạt động quan trọng của quản trị kho hàng trong logistics.
  • Quản lý vận chuyển và đặt hàng:  Theo dõi các đơn đặt hàng và xác định thời điểm cần đặt hàng lại để đảm bảo không có tình trạng thiếu hụt hàng trong kho.
  • Quản lý hệ thống và dữ liệu trong kho hàng: Sử dụng hệ thống quản lý kho hàng và các công nghệ khác để theo dõi và báo cáo các hoạt động kho hàng, hiệu suất kho.
  • Quản lý nhân viên: Đào tạo và quản lý nhân viên kho thực hiện đúng các quy trình quản lý kho trong logistics và các tiêu chuẩn an toàn.
  • Điều chỉnh, cải tiến: Đánh giá và cải tiến các quy trình quản lý kho để tối ưu hiệu suất, giảm thiểu lãng phí.

4. Cách quản trị tồn kho trong logistics hiệu quả

4.1 Xác định và ưu tiên hàng hóa

Có thể phân loại hàng hóa theo loại, kích thước và tính chất. Xác định những loại hàng hoá cần lưu trữ gần khu vực xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hoá nào có thể lưu trữ bên trong. Có thể áp dụng phân tích ABC để sắp xếp hàng hoá phù hợp.

4.2 Áp dụng phương pháp FIFO (First In, First Out) hoặc FEFO (First Expired, First Out)

Quản trị kho hàng trong logistics cần đảm bảo rằng hàng hóa cũng như hàng hóa có thời hạn sử dụng (nếu có) được xuất kho trước hàng hóa mới nhất. Điều này giúp tránh lãng phí và giảm rủi ro hết hạn sử dụng.

4.3 Bố trí kho hàng khoa học

Cần phân chia rõ ràng các không gian dành cho lưu trữ, bốc xếp và phân phối hàng hoá. Sắp xếp hàng hóa một cách logic để tối ưu hóa không gian lưu trữ và tăng hiệu suất trong quá trình lấy và đặt hàng. 

4.4 Xây dựng quy trình quản lý kho logistics rõ ràng

Để quản trị tồn kho trong logistics hiệu quả thì việc quan trọng là xây dựng quy trình quản lý kho hàng rõ ràng: từ khâu nhập hàng, xuất hàng, kiểm kê hàng tồn kho,...Sử dụng phần mềm quản lý kho hàng để tự động hóa các quy trình, nâng cao hiệu suất kho.

quy-trinh-quan-ly-kho-hang-trong-logisticsQuy trình quản lý kho logistics: Nhập kho, xuất kho, kiểm kê

4.5 Có phương pháp lấy hàng (Order picking) hiệu quả

Các phương pháp Order picking nhanh, đáp ứng các đơn hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả với độ chính xác cao, hỗ trợ quy trình quản lý kho logistics là:

  • Piece Picking: Chọn từng mặt hàng
  • Zone Picking: Chọn theo khu vực
  • Wave Picking: Chọn sóng
  • Batch Picking: Chọn theo lô
  • Single Picking: Lấy theo từng đơn hàng
  • Cluster Picking: Lấy theo cụm

Có thể áp dụng kết hợp các phương pháp một cách hợp lý để tăng hiệu quả lấy hàng.

4.6 Kiểm tra hàng tồn kho thường xuyên

Việc kiểm kho thường xuyên giúp quản lý nắm được số lượng hàng hoá một cách chính xác, từ đó lên kế hoạch để đặt hàng. Loại bỏ những hàng hóa bị hỏng hóc ra khỏi kho hàng. Ngoài ra, phát hiện kịp thời các trường hợp mất mát, trộm cắp, gian lận trong kho hàng.

Có nhiều phương pháp kiểm kê như kiểm kê một phần, kiểm kê theo mẫu hay kiểm kê định kỳ, kiểm kê toàn bộ kho. Dù tiến hành thực hiện phương pháp nào doanh nghiệp cũng nên sử dụng công nghệ để tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác của quá trình kiểm kê.

4.7 Ứng dụng phần mềm quản lý kho logistics

Để thực hiện các nhiệm vụ quản lý kho hàng trong logistics một cách hiệu quả, cần phải sử dụng các hệ thống thông tin và công nghệ phù hợp. Bao gồm việc sử dụng phần mềm quản lý kho, hệ thống mã vạch, cũng như các công nghệ tự động hóa để tăng cường hiệu suất và độ chính xác.

SEEACT-WMS là phần mềm quản lý kho logistics được tích hợp trong hệ thống quản trị sản xuất số 1 hiện nay SEEACT-MES. Giải pháp này mang đến nhiều lợi ích cho việc quản trị tồn kho trong logistics, bao gồm:

  • Tối ưu các quy trình thủ công: Giúp cải thiện hiệu suất gấp nhiều lần các hoạt động như nhập/xuất/kiểm kê kho giúp tiết kiệm thời gian, tăng độ chính xác và giảm lãng phí nhân lực kho.
  • Quản lý kho theo thời gian thực: Hệ thống quản lý hàng hoá thông qua các mã Barcode, QR Code gắn trên từng mặt hàng, vì vậy ngoài hỗ trợ các quy trình kho một cách hiệu quả, còn có thể cung cấp báo cáo tình trạng kho theo thời gian thực cho mọi nhân viên kho hàng.
  • Quản lý hàng hoá chi tiết: Theo thông tin của hàng hoá trên hệ thống, có thể dễ dàng nhập, xuất hàng hoá theo các phương pháp FIFO, FEFO, LIFO.
  • Theo dõi và truy xuất nguồn gốc hàng hoá
  • Tích hợp với các hệ thống khác dễ dàng
  • Có chức năng báo cáo cụ thể, chi tiết

phan-mem-quan-ly-kho-logistics

Để áp dụng phần mềm quản lý kho logistics hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực và sau đó cần có kế hoạch đào tạo nhân viên ứng dụng phần mềm trong các hoạt động kho.

4.8 Đảm bảo an ninh, phòng cháy chữa cháy

Cuối cùng, quản lý kho hàng trong lĩnh vực logistics cần đảm bảo kho hàng có lắp camera an ninh, có nội quy kho hàng, không cho người lạ vào kho. Ngoài ra, cần có các thiết bị phòng cháy chữa cháy và đào tạo nhân viên về công tác phòng cháy nổ này.

Có thể thấy rằng, sự hiệu quả của quản trị tồn kho trong logistics không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy, việc phát triển và áp dụng các chiến lược quản lý kho hàng hiệu quả là chìa khóa để tối ưu hóa hoạt động logistics và nâng cao cạnh tranh của doanh nghiệp.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật