Danh Mục Sản Phẩm

Cách tính chi phí bảo trì thiết bị và 6 cách giảm chi phí hiệu quả

Mã Sản Phẩm
: Bao tri bao duong 10
Tên Sản Phẩm
: Cách tính chi phí bảo trì thiết bị và 6 cách giảm chi phí hiệu quả
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Trong bài viết này, DACO đưa ra cách tính chi phí bảo trì thiết bị chi tiết và các phương án để giúp doanh nghiệp giảm chi phí bảo trì hiệu quả nhất.

Chi Tiết Sản Phẩm


Chi phí bảo trì thiết bị là một vấn đề rất quan trọng trong doanh nghiệp hiện nay. Với những máy móc công nghệ được nhập khẩu có giá trị cao, đòi hỏi doanh nghiệp cần chú trọng hoạt động bảo trì, bảo dưỡng và có phương pháp để tối ưu khoản chi phí này. Bài viết sau sẽ đưa ra cách tính chi phí bảo trì thiết bị và cách tối ưu chi phí mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

chi-phi-bao-tri-thiet-bi

1. Chi phí bảo trì thiết bị là gì?

Chi phí bảo trì thiết bị là các khoản chi tiêu cần thiết để duy trì, sửa chữa và nâng cấp máy móc, đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả. Các chi phí này bao gồm:

  • Chi phí lao động: Lương và phụ cấp cho nhân viên bảo trì, kỹ thuật viên.
  • Chi phí vật liệu: Mua sắm vật tư và phụ tùng thay thế.
  • Chi phí dịch vụ: Thuê dịch vụ bảo trì từ bên ngoài.
  • Chi phí quản lý: Giám sát và quản lý quá trình bảo trì.
  • Chi phí phòng ngừa: Đầu tư vào bảo trì phòng ngừa để giảm thiểu sự cố.
  • Chi phí khắc phục sự cố: Chi phí phát sinh khi sửa chữa thiết bị bị hỏng.

Quản lý tốt chi phí bảo trì giúp doanh nghiệp giảm thời gian ngừng máy, kéo dài tuổi thọ thiết bị và tăng hiệu quả sản xuất.

2. Cách tính chi phí bảo trì thiết bị

Để tính chi phí bảo trì, cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là cách tính chi phí bảo trì thiết bị theo các bước cụ thể:

Bước 1: Xác định loại bảo trì

Thông thường, các loại hình bảo trì thường được phân loại thành bảo trì dự phòng và bảo trì sửa chữa. 

  • Bảo trì dự phòng giúp lập kế hoạch trước, chuẩn bị nguồn lực đầy đủ, giảm chi phí sửa chữa lớn và tối ưu hóa tuổi thọ thiết bị, đồng thời duy trì hiệu suất và chất lượng sản phẩm. 
  • Ngược lại, việc bảo trì và sửa chữa đòi hỏi phản ứng nhanh, tài nguyên khẩn cấp, thường gây ra chi phí cao hơn do sự can thiệp khẩn cấp và ngừng hoạt động sản xuất.

Bước 2: Thu thập thông tin về thiết bị

Các thông tin cần thu thập đối với thiết bị, máy móc bao gồm:

  • Tuổi thọ thiết bị.
  • Tần suất sử dụng.
  • Lịch sử bảo trì trước đây.
  • Thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc (MTBF - Mean Time Between Failures).

Dựa vào thông tin này, nhà quản lý có thể  đánh giá xem liệu thiết bị có đang tiếp tục hoạt động hiệu quả hay cần phải bảo trì hoặc thay thế. Và nhờ việc xác định được chu kỳ bảo trì định kỳ giúp lập kế hoạch bảo trì đúng thời điểm và tránh được các sự cố không mong muốn. 

Ngoài ra thông tin về thiết bị cung cấp cơ sở để ước tính chi phí cần thiết cho việc bảo trì, bao gồm chi phí vật tư, lao động, và các chi phí khác liên quan. Việc có thông tin chính xác giúp tránh tình trạng đầu tư quá nhiều vào bảo trì hoặc lãng phí nguồn lực.

cach-tinh-chi-phi-bao-tri-thiet-bi-nhu-the-nao

Bước 3: Tính toán chi phí lao động cho hoạt động bảo trì

Chi phí lao động = Số giờ lao động × Chi phí lao động theo giờ

Bước 4: Tính toán chi phí vật liệu và phụ tùng

Theo cách tính chi phí bảo trì thiết bị, cần liệt kê chi phí cụ thể, trong đó có chi phí vật liệu và phụ tùng được tính như sau:

  • Giá thành vật liệu, phụ tùng thay thế.
  • Số lượng vật liệu, phụ tùng cần sử dụng.

Chi phí vật liệu và phụ tùng = Giá thành vật liệu× Số lượng

Bước 5: Tính toán chi phí dịch vụ từ bên thứ ba (nếu có)

Đây là những chi phí thuê dịch vụ bảo trì từ bên ngoài.

Bước 6: Tính toán chi phí ngừng hoạt động (downtime) khi bảo trì diễn ra

Khi tính chi phí bảo trì máy móc thiết bị, bạn cần thận trọng tính toán mất mát doanh thu hoặc chi phí phát sinh do thiết bị ngừng hoạt động.

Bước 7: Tính tổng chi phí bảo trì

Cách tính chi phí bảo trì thiết bị sẽ là:

Tổng chi phí bảo trì = Chi phí lao động + Chi phí vật liệu và phụ tùng + Chi phí dịch vụ bên ngoài + Chi phí ngừng hoạt động

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo trì thiết bị

cac-yeu-to-anh-huong-chi-phi-bao-tri-thiet-bi

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến chi phí bảo trì máy móc thiết bị, bao gồm:

  1. Loại thiết bị: Các loại thiết bị khác nhau có độ phức tạp và độ bền khác nhau, dẫn đến chi phí bảo trì khác nhau.
  2. Điều kiện hoạt động: Thiết bị hoạt động trong môi trường khắc nghiệt thường cần bảo trì thường xuyên hơn và có chi phí bảo trì cao hơn.
  3. Độ tuổi của thiết bị: Thiết bị càng cũ, càng cần bảo trì thường xuyên hơn và có chi phí bảo trì cao hơn.
  4. Chính sách bảo hành: Thiết bị có bảo hành thường có chi phí bảo trì thấp hơn trong thời gian bảo hành.
  5. Nhà cung cấp dịch vụ bảo trì: Chi phí bảo trì có thể khác nhau tùy theo nhà cung cấp dịch vụ.
  6. Hệ thống bảo trì: Một hệ thống bảo trì tốt có thể giúp giảm thiểu chi phí bảo trì bằng cách phát hiện và khắc phục sự cố sớm.

Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bảo trì thiết bị mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Xác định ngân sách chính xác: Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng giúp bạn dự đoán chính xác chi phí bảo trì cho từng thiết bị và hệ thống, từ đó phân bổ ngân sách hợp lý.
  • Lên kế hoạch bảo trì tối ưu: Dựa trên các yếu tố ảnh hưởng, bạn có thể lập kế hoạch bảo trì phù hợp cho từng thiết bị, đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
  • Tránh chi phí phát sinh: Nhận diện các yếu tố tiềm ẩn dẫn đến chi phí phát sinh cao giúp bạn chủ động phòng ngừa, tiết kiệm chi phí trong dài hạn.
  • Đánh giá hiệu quả đầu tư: Hiểu rõ chi phí bảo trì cho phép bạn đánh giá hiệu quả đầu tư cho từng thiết bị, từ đó đưa ra quyết định mua sắm, thay thế hoặc nâng cấp hợp lý.
  • Kéo dài tuổi thọ thiết bị: Bảo trì đúng cách dựa trên các yếu tố ảnh hưởng giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị, tiết kiệm chi phí thay thế và tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư.
  • Nâng cao năng suất hoạt động: Bảo trì thiết bị hiệu quả giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động do hư hỏng, nâng cao năng suất hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
  • So sánh giá cả, đánh giá chất lượng dịch vụ và thương lượng hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ bảo trì.

4. Cách giảm chi phí bảo trì máy móc thiết bị

Hiện nay, đa số máy móc dây chuyền công nghiệp đều được nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao, do việc việc bảo trì có vai trò quan trọng để đảm bảo máy móc hoạt động bền, ổn định. Ngoài cách tính chi phí bảo trì thiết bị, bạn cần biết một số cách để giảm chi phí bảo trì mà vẫn đảm bảo thiết bị, máy móc hoạt động hiệu quả.

cach-giam-chi-phi-bao-tri-thiet-bi

1. Quản lý chi phí trong bảo trì 

Việc theo dõi và quản lý hiệu quả chi phí bảo trì đóng vai trò quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp dự đoán và cân bằng chi phí liên quan đến hoạt động bảo trì máy móc và thiết bị. Tuy nhiên, việc theo dõi bằng tay bằng giấy tờ, sổ sách và biên nhận có thể tốn nhiều thời gian và dễ gây lỗi do dữ liệu phân tán ở nhiều nơi và cấp quản lý. Thay vào đó, việc sử dụng phần mềm quản lý bảo trì bảo dưỡng như SEEACT-MANT cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian tìm kiếm và lưu trữ tập trung an toàn.

2. Triển khai bảo trì phòng ngừa 

Bảo trì phòng ngừa được thực hiện khi thiết bị vẫn hoạt động bình thường nhằm ngăn ngừa sự cố đột xuất. Kế hoạch bảo trì phòng ngừa đảm bảo các nguồn lực được chuẩn bị sẵn sàng, giúp doanh nghiệp giảm thiểu các tình huống tiêu cực khi máy móc tạm ngừng hoạt động.

3. Đào tạo nhân viên bảo trì và sửa chữa 

Không phải tất cả thợ cơ khí hoặc nhân viên vận hành máy móc trong doanh nghiệp đều biết cách bảo trì thiết bị. Các doanh nghiệp nên cung cấp đào tạo kỹ thuật về bảo trì và sửa chữa máy móc. Điều này giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhân sự bên ngoài và tăng cường sự kiểm soát của doanh nghiệp đối với các hoạt động bảo trì.

4. Đào tạo người vận hành máy móc

Đào tạo người vận hành máy móc qua các khóa học do các chuyên gia giảng dạy giúp nâng cao năng lực sử dụng và nhận biết nhạy bén những thay đổi bất thường của máy móc. Điều này giúp người vận hành phát hiện và thậm chí tự sửa chữa những lỗi nhỏ trong quá trình sản xuất, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhân viên bảo trì.

5. Áp dụng phương pháp bảo trì dự đoán

Bảo trì dự đoán (PdM) bao gồm phân tích dự đoán sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn như cảm biến thiết bị, hệ thống CMMS Ecomaint và dữ liệu sản xuất. Các thông tin thời gian thực giúp phát hiện sớm các dấu hiệu hỏng hóc hoặc bất thường, giúp quản lý bảo trì phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. SEEACT-MANT của DACO - Nhà cung cấp giải pháp tự động hóa sản xuất hàng đầu chính là một hệ thống chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp quản lý trạng thái máy móc theo thời gian thực và hỗ trợ bảo trì, lên kế hoạch để bảo dưỡng, sửa chữa hiệu quả.

6. Sử dụng ngân sách bảo trì một cách thông minh

Thay vì mua thiết bị cũ, rẻ và chi trả chi phí bảo trì lớn, các doanh nghiệp nên đầu tư vào thiết bị chất lượng tốt với giá cả hợp lý. Trong dài hạn, việc mua thiết bị mới với chi phí cao hơn so với việc duy trì thiết bị cũ, rẻ tiền thường là sự lựa chọn kinh tế hơn do thiết bị cũ thường xuyên gặp sự cố và đòi hỏi chi phí bảo trì cao hơn.

Cuối cùng, với những thông tin về cách tính chi phí bảo trì thiết bị và cách tối ưu khoản chi phí này sẽ giúp doanh nghiệp cân đối được nguồn ngân sách hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành sản xuất, gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật