Danh Mục Sản Phẩm

Bảo trì công nghiệp là gì? Loại hình và quy trình bảo trì công nghiệp

Mã Sản Phẩm
: Bao tri bao duong 09
Tên Sản Phẩm
: Bảo trì công nghiệp là gì? Loại hình và quy trình bảo trì công nghiệp
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Bảo trì công nghiệp là gì? Cùng DACO tìm hiểu ngay về hoạt động bảo trì này để gia tăng năng suất, chất lượng của máy móc ngay hôm nay.

Chi Tiết Sản Phẩm


Bảo trì công nghiệp là hoạt động quan trọng trong bất kỳ nhà máy hay cơ sở công nghiệp nào. Việc quản lý bảo trì hiệu quả giúp cơ sở hoạt động trơn tru, hiệu quả, ít xảy ra sự cố. Từ đó tăng năng suất, lợi nhuận và giảm tổn thất hoạt động. Cùng DACO tìm hiểu toàn bộ về hoạt động quản lý bảo trì công nghiệp trong bài viết sau để có những quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất.

1. Bảo trì công nghiệp là gì? Mục đích của bảo trì công nghiệp

Bảo trì công nghiệp là quá trình giữ cho máy móc, thiết bị, và cơ sở vật chất trong môi trường công nghiệp luôn hoạt động tốt. Điều này giúp tối đa hóa hiệu suất, độ tin cậy, và tuổi thọ của chúng. Thuật ngữ này thường được dùng thay thế cho "bảo trì nhà máy."

bao-tri-may-moc-cong-nghiep-la-gi

Mục đích của việc bảo trì máy móc công nghiệp:

  • Đảm bảo bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời, đáp ứng hiệu suất thiết bị công nghiệp.
  • Giảm hao mòn, hư hỏng, nâng cao tuổi thọ, giá trị sử dụng và giá trị bán lại của thiết bị.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm tra, giám sát sản xuất.
  • Tăng an toàn, giảm nguy cơ thương tật cho nhân viên và trách nhiệm pháp lý doanh nghiệp.
  • Đảm bảo máy móc hoạt động liên tục, đáp ứng tiến độ sản xuất và doanh thu, ngăn ngừa thời gian chết.
  • Giảm chi phí bảo trì so với sửa chữa.
  • Giảm tiêu thụ năng lượng do thiết bị hoạt động tốt tiêu tốn ít nguyên liệu.

2. Các giai đoạn phát triển bảo trì máy móc công nghiệp

Các giai đoạn hình thành và phát triển của hoạt động bảo trì công nghiệp:

  • Giai đoạn đầu tiên: Nhân viên bảo trì chỉ can thiệp khi có sự cố. Khắc phục lỗi và sửa chữa thiết bị hỏng hóc. Trong giai đoạn này, bảo trì mang tính chất phục hồi, nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động trở lại nhanh nhất có thể. 
  • Giai đoạn thứ hai: Duy trì và bảo dưỡng định kỳ. Thay vì chờ sự cố, các biện pháp bảo trì được áp dụng để duy trì hiệu suất và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Các kế hoạch bảo trì định kỳ bao gồm kiểm tra, bảo dưỡng, và thay thế các bộ phận cần thiết. Điều này giảm thiểu sự cố bất ngờ và đảm bảo hiệu suất ổn định.
  • Giai đoạn cuối cùng: Dự đoán và phòng ngừa sự cố. Sử dụng công nghệ tiên tiến như AI và dữ liệu thời gian thực, bảo trì trở thành quá trình dự đoán và phòng ngừa. Điều này giúp ngăn chặn sự cố trước khi nó gây hậu quả nghiêm trọng, giảm thiểu thời gian ngừng máy.

3. Các cấp độ của bảo trì công nghiệp

Các cấp độ bảo trì công nghiệp tương ứng đối với mức độ can thiệp khác nhau của con người:

Bảo trì cấp 1 (Thường được thực hiện bởi những người không có kỹ năng chuyên môn đặc biệt): Thực hiện các hành động đơn giản như làm sạch, bôi trơn, kiểm tra dây điện và bộ lọc, thay thế đèn, pin, v.v

Bảo trì cấp 2 (Thực hiện bởi người có kỹ năng chuyên môn nhất định): Thay thế bộ phận hỏng, kiểm tra mạch điện và cài đặt lại thiết bị. Mức độ phức tạp không cao, dễ tuân thủ

Bảo trì cấp 3 (Với kỹ thuật viên có chuyên môn cao): Xử lý các sự cố phức tạp. Bao gồm thay thế bộ phận hỏng, sửa chữa mạch điện phức tạp và thay thế thiết bị điện tử.

cac-cap-do-cua-bao-tri-cong-nghiep

Bảo trì cấp 4 (Phối hợp của nhiều kỹ thuật viên chuyên môn): Bao gồm kiểm tra chất lượng, thay thế bộ phận cơ khí, sửa chữa mạch điện phức tạp và cài đặt lại thiết bị. Được giám sát chặt chẽ bởi các nhà quản lý và thực hiện theo kế hoạch bảo trì công nghiệp chi tiết.

Bảo trì cấp 5 (Cấp độ cao nhất, chỉ thực hiện bởi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn cao): Bao gồm tái thiết lập hệ thống và cập nhật phần mềm.

4. Các loại hình bảo trì công nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp, có thể lựa chọn các loại hình bảo trì công nghiệp khác nhau. Những phương pháp/loại hình mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

4.1 Bảo trì phòng ngừa

Loại bảo trì này bao gồm các hoạt động được thực hiện định kỳ để ngăn ngừa sự cố xảy ra, dựa trên lịch trình hoặc thời gian hoạt động của thiết bị. Điều này bao gồm kiểm tra, làm sạch, thay thế bộ phận và hiệu chỉnh thiết bị. Chi phí lao động cho bảo trì phòng ngừa dự kiến sẽ cao, tuy nhiên việc thuê ngoài dịch vụ có thể giảm chi phí lao động sửa chữa.

4.2 Bảo trì sửa chữa

Bảo trì sửa chữa là phương pháp lên kế hoạch trước để khắc phục sự cố trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Trong bảo trì sửa chữa, các nhóm bảo trì sẽ ngay lập tức hành động khi có sự cố xảy ra (Khi phát hiện ra dấu hiệu hư hỏng tiềm ẩn hoặc khi thiết bị hoạt động không hiệu quả). Mục tiêu của bảo trì sửa chữa là khôi phục hoạt động bình thường càng nhanh càng tốt.

Chi phí sửa chữa có thể cao hơn một chút so với bảo trì phòng ngừa nhưng rẻ hơn đáng kể so với việc sử dụng đội ngũ bảo trì công nghiệp thường xuyên.

4.3 Bảo trì chủ động

Loại hình bảo trì này tuân theo kế hoạch hành động do nhà sản xuất thiết bị đề ra thay vì lịch trình do nhóm bảo trì tạo ra. Một ví dụ điển hình về bảo trì chủ động là lên lịch bảo trì máy móc theo các khoảng thời gian dựa trên khuyến nghị của nhà sản xuất. 

Chi phí cho các chương trình bảo trì chủ động thường thấp hơn. Với mọi thứ được lên kế hoạch, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch mua phụ tùng và thực hiện bảo trì.

cac-loai-hinh-bao-tri-cong-nghiep

4.4 Bảo trì dựa trên điều kiện

Phương pháp bảo trì công nghiệp này tập trung vào kết quả thông qua đo lường hoặc quan sát. Thiết bị hoạt động bình thường trong phạm vi điều kiện nhất định và yêu cầu bảo trì khi tiệm cận các giới hạn này để tránh sự cố đột ngột. Chi phí tổng thể thấp hơn do bảo trì được lên kế hoạch khi có dấu hiệu sớm về sự cố, giúp tiết kiệm chi phí so với việc phải sửa chữa khi máy móc hoàn toàn hỏng. Lợi ích của bảo trì dựa trên điều kiện rõ ràng hơn và mang lại hiệu quả lâu dài.

4.5 Bảo trì dự đoán

Bảo trì dự đoán sử dụng dữ liệu để dự báo thời điểm cần bảo trì và đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Mặc dù chi phí cài đặt hạ tầng dự đoán ban đầu cao, nhưng tổng thể, phương pháp bảo trì công nghiệp này có thể tiết kiệm chi phí bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thiểu lỗi chất lượng, tăng cường hiệu suất thiết bị và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

4.6 Bảo trì phản ứng

Bảo trì phản ứng là hệ thống sửa chữa ngay lập tức khi máy móc hoặc hệ thống gặp sự cố. Việc bảo trì này có thể được thực hiện bởi đội ngũ nội bộ hoặc kỹ thuật viên từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, chi phí có thể dao động từ sửa chữa nhỏ đến thay thế toàn bộ thiết bị, và đôi khi được bảo hành hoặc dịch vụ hỗ trợ bù đắp.

5. Quy trình bảo trì máy móc công nghiệp

Các biểu mẫu về kế hoạch, quy trình là một phần không thể thiếu trong hoạt động quản lý bảo trì công nghiệp. Lưu ngay những biểu mẫu sau để hoạt động bảo trì máy móc công nghiệp diễn ra hiệu quả cao nhất.

  •  Mẫu kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị:

mau-ke-hoach-bao-tri-thiet-bi-cong-nghiep

  • Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị:

quy-trinh-bao-tri-cong-nghiep

  • Quy trình sửa chữa máy móc thiết bị trong quản lý bảo trì công nghiệp:

quy-trinh-sua-chua-may-moc-thiet-bi

  • Báo cáo bảo trì thiết bị:

bao-cao-bao-tri-thiet-bi

6. Ứng dụng hệ thống SEEACT-MES trong bảo trì máy móc công nghiệp

SEEACT-MES là hệ thống quản lý sản xuất hàng đầu, tích hợp module quản lý bảo trì máy móc công nghiệp, ứng dụng chuyên sâu cho nhà máy công nghiệp. SEEACT-MANT (Maintenance) sử dụng dữ liệu về máy móc theo thời gian thực từ hệ thống SEEACT-MES để lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hợp lý.

Lý do các nhà máy lớn tin tưởng ứng dụng phần mềm MES của DACO không chỉ bởi giải pháp này cung cấp những chức năng mạnh mẽ như: Hệ thống quản lý kho, lập kế hoạch sản xuất tự động, quản lý công đoạn, chất lượng,... mà còn bởi hệ thống quản lý bảo trì công nghiệp vô dùng chuyên nghiệp:

  • Hệ thống số hoá thông tin của thiết bị, về thông tin máy, thông tin tần suất bảo trì, bảo dưỡng…
  • Theo dõi thời gian sửa chữa và bảo trì của thiết bị, máy móc.
  • Hỗ trợ nhà quản lý lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng.
  • Thiết lập quy trình thông báo đến người có trách nhiệm liên quan, nhắc nhở thời gian và trạng thái bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng tự động.
  • Giám sát trạng thái thiết bị theo real time (thời gian thực).

ung-dung-cong-nghe-de-quan-ly-bao-tri-cong-nghiep

Nhờ hệ thống SEEACT-MANT, doanh nghiệp có thể nâng cao tuổi đời của máy móc thiết bị cũng như đảm bảo cho hoạt động sản xuất luôn diễn ra hiệu quả với chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Cuối cùng, nhu cầu quản lý bảo trì công nghiệp hiện nay đang ở mức cao và được dự đoán ngày càng tăng. Doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng hệ thống bảo trì hiệu quả để đảm bảo hoạt động sản xuất suôn sẻ, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn cho người lao động và môi trường.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật