Danh Mục Sản Phẩm

Cải tiến sản phẩm: Phân loại, vai trò, ý tưởng và công cụ cải tiến

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 55
Tên Sản Phẩm
: Cải tiến sản phẩm: Phân loại, vai trò, ý tưởng và công cụ cải tiến
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Cải tiến sản phẩm là gì? Các loại cải tiến là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của việc cải tiến sản phẩm, ví dụ về cải tiến chất lượng sản phẩm từ đó đưa ra quy trình và ý tưởng cải tiến hiệu quả.

Chi Tiết Sản Phẩm


Xây dựng một sản phẩm để phù hợp với những yêu cầu và nhu cầu của khách hàng là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên đó mới chỉ là bước đầu, việc tìm cách để đổi mới và cải tiến sản phẩm mới là thử thách thực sự mà doanh nghiệp nào cũng cần vượt qua để phát triển bền vững. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu về việc cải tiến và đưa ra những ý tưởng, công cụ cải tiến hiệu quả.

1. Cải tiến sản phẩm là gì?

cai-tien-san-pham-la-gi

1.1 Khái niệm

Cải tiến sản phẩm là quá trình thực hiện những thay đổi có ý nghĩa đối với sản phẩm để gia tăng lợi ích cho khách hàng hiện tại hoặc mang lại cho doanh nghiệp những khách hàng mới. Mục tiêu chính của việc cải tiến là tinh chỉnh, tăng giá trị, cải thiện trải nghiệm người dùng để duy trì lợi thế cạnh tranh.

1.2 Ví dụ về cải tiến chất lượng sản phẩm

Một minh chứng hiệu quả của việc cải tiến hiệu quả đến từ công ty Apple. Cụ thể đội ngũ tiếp thị của Apple đã thực hiện các cuộc khảo sát để thu thập những phản hồi từ người mua, giúp cải tiến sản phẩm. Một trong những cải tiến mới là Dynamic Island. Apple đã sử dụng những phản hồi từ người dùng để tạo nên một trung tâm thông báo sống động. Việc cải tiến và tập trung cung cấp trải nghiệm người dùng sáng tạo đã giúp tỷ lệ hài lòng của khách hàng Apple đạt ở mức 98%. Apple Watch cũng là một phân khúc không ngừng được cải tiến, update.

vi-du-ve-cai-tien-chat-luong-san-pham

2. Khi nào cần cải tiến sản phẩm?

Nhìn chung, có hai trường hợp yêu cầu các doanh nghiệp cần cải tiến những sản phẩm của mình:

  • Trường hợp 1: Khi sản phẩm đã “bão hoà”. Sản phẩm cần được nâng cấp để mang lại những cải tiến chất lượng hơn cho khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh cao, sản phẩm của doanh nghiệp bạn có thể là xu hướng ở giai đoạn này, nhưng có thể lập tức bị thay thế nếu doanh nghiệp bạn không có những cải tiến chất lượng.
  • Trường hợp 2: Khi đối thủ tung ra sản phẩm mới. Có thể bạn cho rằng sản phẩm của mình vẫn đủ tốt, tuy nhiên sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành sẽ khiến doanh nghiệp bạn mất thị phần nếu như không cải tiến sản phẩm và cung cấp những tính năng ưu việt hơn.

3. Các loại cải tiến sản phẩm

cac-loai-cai-tien-san-pham

Việc cải tiến được thực hiện qua nhiều khía cạnh:

3.1 Cải tiến chất lượng sản phẩm

Cải tiến chất lượng sản phẩm tập trung vào việc nâng cao chất lượng, độ bền, độ tin cậy của sản phẩm để mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, vòng đời sản phẩm dài hơn. Có thể thấy mọi khách hàng đều mong muốn sản phẩm có tuổi thọ và chất lượng sản phẩm tốt hơn.

3.2 Cải tiến chức năng

Ngoài cải tiến chất lượng sản phẩm, cải thiện chức năng là bổ sung, cải tiến các chức năng của sản phẩm, giúp sản phẩm hữu ích hoặc đa nhiệm hơn cho người sử dụng. Những cải tiến về chức năng có thể giúp người dùng sử dụng linh hoạt và hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất.

3.3 Cải thiện thẩm mỹ

Loại cải tiến sản phẩm này nhằm mang đến sự hấp dẫn trực quan của giao diện người dùng và thiết kế của sản phẩm. Ví dụ điện thoại gập của Samsung là một minh chứng mới nhất về cải tiến về mặt thẩm mỹ.

3.4 Cải thiện tính bền vững

Cải thiện tính bền vững là việc thay đổi quy trình phát triển sản phẩm để giảm thiểu tác động đến môi trường và phù hợp với những mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Loại cải tiến này lưu ý đến hành vi và lối sống của khách hàng để tạo ra những sản phẩm tốt hơn.

4. Tầm quan trọng của cải tiến sản phẩm

tam-quan-trong-cua-cai-tien-chat-luong-san-pham

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tầm quan trọng của việc cải tiến, tối ưu sản phẩm:

4.1 Tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng

Liên tục cải tiến sản phẩm giúp doanh nghiệp đáp ứng hoặc vượt mong đợi của khách hàng, tăng sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng. Ví dụ về cải tiến chất lượng sản phẩm là trong khi nhiều đối thủ công nghệ khác cố gắng chiếm thị phần trên thị trường thì Apple vẫn duy trì vị thế dẫn đầu nhờ có một lượng khách hàng trung thành luôn háo hức chờ đợi những bản phát hành mới.

4.2 Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Việc cải tiến chất lượng sản phẩm, mang lại những giá trị độc đáo cho khách hàng giúp các doanh nghiệp tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ công ty xe điện Tesla liên tục cải tiến xe điện của mình với công nghệ pin, tăng phạm vi lái xe và cung cấp các tính năng nâng cao như Autopilot để dẫn đầu thị trường xe điện. Theo thống kê từ Counterpoint Research, doanh số bán hàng của Tesla EV cao hơn doanh số của 15 công ty xếp sau trong quý 3/2022.

4.3 Mở rộng thị trường

Cải tiến sản phẩm giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, thâm nhập thị trường mới từ đó thúc đẩy tăng trưởng và thị phần. Ví dụ Netflix đã mở rộng sang nền tảng trực tuyến và tiếp cận thêm hàng triệu khách hàng trên thế giới.

4.4 Tăng lợi nhuận về lâu dài

Việc cải tiến chất lượng sản phẩm có thể tăng doanh thu, tiết kiệm nhiều chi phí và tăng lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp. Mở rộng tập khách hàng và cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, bền hơn, hữu ích và mang lại trải nghiệm tốt hơn giúp doanh nghiệp duy trì vị trí cao trên thị trường, gia tăng lợi nhuận lâu dài.

5. Quy trình cải tiến sản phẩm

quy-trinh-cai-tien-san-pham

Các bước để thực hiện quy trình cải tiến doanh nghiệp có thể tham khảo như sau:

Bước 1: Đánh giá quy trình hiện tại: Trước hết doanh nghiệp cần đánh giá và xem xét quy trình hiện tại, về những yếu tố chưa tối ưu, đang cản trở hiệu suất sản xuất. Đó có thể là các yếu tố về nhân sự, quy trình, công nghệ… Cần xác định những rào cản và nút thắt cổ chai để có thẻ tối ưu ở bước sau.

Bước 2: Đo lường: Việc thống kê các dữ liệu liên quan đến sản xuất như các số liệu về nhân sự vận hành, sản phẩm đầu ra, chi phí, chất lượng của sản phẩm… giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả, từ đó đưa ra các biện pháp để cải tiến, giải quyết vấn đề.

Bước 3: Đề ra mục tiêu để cải tiến sản phẩm: Sau khi đo lường phát hiện những điểm chưa tối ưu ở hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu cải tiến, như giảm thời gian sản xuất, giảm chi phí, nâng cao tính năng của sản phẩm,... Vạch ra lộ trình cụ thể để thực hiện theo kế hoạch.

Bước 4: Thực hiện cải tiến: Trong quá trình thực hiện cải tiến, mọi nhân viên cần tham gia thảo luận, đưa ra những ý kiến đổi mới để đạt mục tiêu đặt ra.

Bước 5: Tiêu chuẩn hóa quy trình: Đối với các ý tưởng cải tiến sản phẩm mang lại hiệu quả sau một thời gian áp dụng, doanh nghiệp cần thống nhất quy trình để đưa ra tài liệu hướng dẫn quy trình, giúp các sản phẩm được sản xuất đồng bộ, ổn định.

Bước 6: Thay thế quy trình cũ thành quy trình mới: Ngoài áp dụng quy trình cải tiến mới, doanh nghiệp cũng cần lặp lại cải tiến một cách thường xuyên để luôn bắt kịp với thị trường.

6. Những ý tưởng cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp

y-tuong-cai-tien-chat-luong-san-pham

Sau đây là một số ý tưởng và phương pháp để cải tiến mà doanh nghiệp có thể áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình:

6.1 Sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp để phân tích, đo lường, tăng hiệu suất

Đầu tiên, trước khi cải tiến sản phẩm, doanh nghiệp cần phân tích và đo lường về tình trạng hiện tại của quy trình sản xuất. Để làm được điều này, một phần mềm quản lý sản xuất chuyên nghiệp và hiệu quả là điều mà doanh nghiệp nên hướng đến. 

Việc áp dụng phần mềm không chỉ giúp quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả hơn, mà còn là thước đo hỗ trợ liên tục cho hoạt động cải tiến của doanh nghiệp, và hỗ trợ ban lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, theo thời gian thực.

Một trong những phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả và mạnh mẽ nhất hiện nay là SEEACT-MES của DACO - Đơn vị với hơn 15 năm kinh nghiệm cung cấp và triển khai các giải pháp tự động hoá cho doanh nghiệp.

6.2 Thu thập dữ liệu từ người dùng và khách hàng

Việc thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng là vô cùng quan trọng để cải tiến sản phẩm. Dữ liệu có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như:

  • Dữ liệu khảo sát và phản hồi
  • Dữ liệu khách hàng từ CRM
  • Dữ liệu phân tích sản phẩm
  • Bảng đánh giá thang điểm của người dùng

6.3 Khuyến khích mọi nhân viên đưa ra ý tưởng cải tiến

Khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng mới và sáng tạo cho sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Các doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng cải tiến, thường xuyên tổ chức họp để thảo luận tìm ra giải pháp tối ưu nhất. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tổ chức đào tạo các kỹ năng và chuyên môn cho nhân viên để nâng cao năng lực cho nhân viên, xử lý giải quyết sự cố và tối ưu quy trình sản xuất.

6.4 Nâng cấp máy móc

Sử dụng máy móc hiện đại giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm hiệu quả, gia tăng năng suất, giảm lãng phí và tối ưu chi phí vận hành, sản xuất. Đây là khoản đầu tư mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

7. Những công cụ cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp

nhung-cong-cu-cai-tien-san-pham

Ngoài những ý tưởng cải tiến, sử dụng những công cụ sau sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoá bộ máy hoạt động của mình một cách hiệu quả nhất.

7.1 Kaizen - Cải tiến liên tục

Kaizen nghĩa là “cải tiến liên tục”, là triết lý tập trung vào việc thực hiện những thay đổi nhỏ, thường xuyên để nâng cao hiệu quả trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp, tạo sự thay đổi tích cực về lâu dài. Đặc điểm của phương pháp này là:

  • Có sự tham gia của mọi nhân viên, khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng cải tiến
  • Coi trọng giải quyết vấn đề một cách thực tế, sử dụng các phương pháp đơn giản, tiết kiệm
  • Tập trung học hỏi liên tục, rút kinh nghiệm từ những sai lầm để tiếp tục cải thiện

Phương pháp Kaizen mang lại nhiều lợi ích: Cải tiến sản phẩm hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm lãng phí, thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể…

7.2 Công cụ 5S 

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng 5S để tổ chức, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, dự trên 5 nguyên tắc tiếng Nhật: 

  • Seiri (Sàng lọc): Phân loại, loại bỏ những vật dụng không cần thiết.
  • Seiton (Sắp xếp): Sắp xếp khoa học, hợp lý các vật dụng cần thiết.
  • Seiso (Sạch sẽ): Vệ sinh, lau chùi nơi làm việc thường xuyên.
  • Seiketsu (Săn sóc): Duy trì và thực hiện quy trình, nội quy thường xuyên.
  • Shitsuke (Sẵn sàng): Rèn luyện thói quen làm việc khoa học, tuân thủ quy tắc.

Phương pháp 5S giúp doanh nghiệp tạo môi trường làm việc an toàn, gọn gàng, khoa học, nâng cao hiệu quả hoạt động, cải tiến sản phẩm, giảm sai sót, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của nhân viên.

Ngoài hai phương pháp trên, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp khác như Six Sigma, Lean Manufacturing, thẻ Kanban,.. để mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất và cải tiến.

Có thể thấy, việc tìm ra các phương pháp liên tục cải tiến sản phẩm là điều vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mọi doanh nghiệp để có thể phát triển bền vững và duy trì vị trí trên thị trường. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về việc cải thiện sản phẩm cũng như các ý tưởng cải tiến hiệu quả để áp dụng thành công vào doanh nghiệp mình.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật