Danh Mục Sản Phẩm

Six Sigma là gì ? Nguyên tắc áp dụng 6 Sigma trong quản lý chất lượng doanh nghiệp

Mã Sản Phẩm
: BV02_Quan_Ly_Nang_Suat
Tên Sản Phẩm
: Six Sigma là gì ? Nguyên tắc áp dụng 6 Sigma trong quản lý chất lượng doanh nghiệp
Danh Mục
: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NĂNG SUẤT
Thương Hiệu
: Quản Lý Sản Xuất
Giá

: Liên Hệ



Trong vòng 1 thế kỷ vừa qua, ngành công nghiệp trên thế giới đã đạt được hiệu quả cao hơn bao giờ hết về cả sản lượng và chất lượng. Một trong những phương pháp có ảnh hưởng nhất trong số đó là Six Sigma - công cụ hữu hiệu quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vậy cụ thể phương pháp Six Sigma ( 6 Sigma ) là gì?

Chi Tiết Sản Phẩm


Six Sigma là gì ? Nguyên tắc áp dụng 6 Sigma trong quản lý chất lượng doanh nghiệp

Trong vòng 1 thế kỷ vừa qua, ngành công nghiệp trên thế giới đã đạt được hiệu quả cao hơn bao giờ hết về cả sản lượng và chất lượng. Một trong những phương pháp có ảnh hưởng nhất trong số đó là Six Sigma - công cụ hữu hiệu quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vậy cụ thể phương pháp Six Sigma ( 6 Sigma ) là gì?

SixSigma la gi?

1, Six Sigma là gì?

Khai niem sixsigma

Six Sigma vận hành dựa trên tìm kiếm và sửa chữa các lỗi sản phẩm trong quy trình

Six Sigma ( 6 Sigma hay 6σ ) là một phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi sản phẩm, xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm tăng độ chính xác của quy trình. Tập trung vào nhận diện và nắm bắt tường tận các yêu cầu của khách hàng nên có tính định hướng khách hàng khá cao.

Six Sigma sử dụng phương pháp thống kê để đếm số lỗi phát sinh trong một quá trình, sau đó tìm ra cách để khắc phục, đưa nó gần tới mức "không lỗi" càng tốt. Chỉ khi nào một quy trình không tồn tại hơn 3, 4 lỗi trên mỗi 1 triệu sản phẩm, nó mới đạt tiêu chuẩn của Six Sigma.

2, Các cấp độ của Six Sigma:

Trong điều kiện thực tế, một quy trình Six Sigma có sự hoàn hảo đến mức 99,99966%. Đây là cấp độ Sigma thứ 6 , với độ lệch chuẩn đại diện cho mức độ phát triển nhất của một quy trình.

 

STT

Cấp độ Sigma

Lỗi trong 1 triệu sản phẩm

Lỗi tính theo phần trăm

1

Một Sigma

690.000

69%

2

Hai Sigma

308.000

30,8%

3

Ba Sigma

66.800

6,68%

4

Bốn Sigma

6.210

0,621%

5

Năm Sigma

230

0,023%

6

Sáu Sigma

3,4

0,0003%

6 cấp độ của Six Sigma

 3, Lean Six Sigma - Biến thể của Six Sigma:

lean six sigma

Lean Six Sigma

 Lean là phương pháp sản xuất do hãng Toyota Nhật Bản khởi xướng, nhằm loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo hướng "tinh gọn".

Toyota Production Systems - Hệ thống sản xuất tinh gọn của Toyota

Lean Six Sigma là mô hình quản lý kết hợp các nguyên tắc quản lý của Lean với các phương pháp Six Sigma. Lean giúp giảm thiểu chất thải và rút ngắn chu kỳ sản xuất ngay từ đầu, trong khi Six Sigma tập trung vào tinh chỉnh độ chính xác cho quy trình. Chúng song hành cùng nhau có thể coi là biến thể tích cực.

4, Lợi ích của phương pháp 6 Sigma với doanh nghiệp:

Six Sigma giúp nhiều doanh nghiệp tiệt kiệm được nhiều khoản chi phí đáng kể. Ví dụ: Motorola - đơn vị khởi xướng và phát triển hệ phương pháp này năm 1985 đã tiết kiệm 17 tỷ đô la. Trong 5 năm (từ 1995-2000), Six Sigma được cho là đã tiết kiệm cho tập đoàn General Electric (GE) 12 tỷ đô la.

Chuyên gia tư vấn Jennifer Williams nhận định: "Không có ngành công nghiệp nào không thể hưởng lợi từ Six Sigma", miễn là nó được thực hiện theo một quy trình xác định.

Six Sigma giúp doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực cần phát triển

 khai niem six sigma

Dưới đây là 6 lợi ích chính của Six Sigma:

#1: Giữ lòng trung thành của khách hàng:

  • Khi định nghĩa khuyết tật quy trình, Six Sigma tập trung vào sự thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng nên có được tính định hướng khách hàng rất cao. Sản phẩm của bạn không những không mắc lỗi mà còn đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng - nguyên nhân giúp giữ lòng trung thành.
  • Để đạt được điều này, bạn có thể thực hiện khảo sát khách hàng hoặc nghiên cứu hành vi để hiểu được khách hàng yêu cầu gì và bạn có thể cải thiện yêu cầu đó như thế nào.

#2: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận:

  • Doanh nghiệp có thể loại bỏ những lãng phí về nhân công hoặc công đoạn sản xuất kém hiệu quả, gồm cả nguyên vật liệu và thời gian nhờ vào tỷ lệ lỗi giảm đáng kể và không tái diễn trong tương lai. Điều này sẽ giúp giảm bớt chi phí hàng bán trên từng đơn vị sản phẩm, từ đó lợi nhuận sẽ tăng lên.

#3: Giảm chi phí quản lý:

  • Các doanh nghiệp sẽ dành được thời gian cho các hoạt động khác mang lại giá trị cao hơn khi tỷ lệ lỗi giảm và sẽ không còn tái diễn trong tương lai.

#4: Lập kế hoạch chiến lược:

  • Six Sigma đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ tầm nhìn chiến lược nào. Khi doanh nghiệp của bạn đã tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu và tiến hành phân tích SWOT, thì Six Sigma giúp bạn tập trung vào các lĩnh vực cần phát triển và cải thiện.

#5: Mở rộng quy mô kinh doanh:

  • Một khi doanh nghiệp đã loại trừ thành công các nguồn gây khuyết tật và tạo lập được quy trình đạt chuẩn Six Sigma, sẽ không còn khó khăn trong các dự án mở rộng quy mô sản xuất cũng như các hệ thống đo lường đi kèm nữa.

#6: Cải thiện văn hóa doanh nghiệp:

  • Trong hệ phương pháp Six Sigma, yếu tố con người quan trọng không kém gì kỹ thuật, thậm chí còn được đề cao hơn. Các nhân viên có thể tìm ra những giải pháp cho vấn đề một cách dễ dàng hơn khi được trang bị những công cụ để đưa ra những câu hỏi đúng, đo lường đúng đối tượng, liên kết một vấn đề với các giải pháp.
  • Vì vậy, với Six Sigma, văn hóa tổ chức của công ty được chuyển qua hình thức tiếp cận có hệ thống trong việc giải quyết vấn đề và chủ động với ý thức trách nhiệm giữa các nhân viên.

5, Nguyên tắc áp dụng Six Sigma hiệu quả:

Áp dụng phương pháp 6 Sigma trong kinh doanh chắc chắn sẽ giúp doanh nhân đạt được những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên để có được hiệu quả như mong đợi thì doanh nghiệp cần ghi nhớ các nguyên tắc sau đây:

  • Khách hàng là trọng tâm:
    • Cũng như nhiều triết lý kinh doanh khác, Six Sigma tập trung vào tiếng nói của khách hàng. Mọi sự sửa đổi hay cải tiến quy trình theo độ chuẩn đều cần xác định dựa trên nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.
  • Đề cao yếu tố dữ kiện và dữ liệu:
    • Six Sigma sẽ giúp doanh nghiệp trả lời 2 câu hỏi sau trước khi đưa ra quyết định:
    • Những dữ liệu - dữ kiện nào là thực sự cần thiết ?
    • Sử dụng các dữ liệu thông tin này vào Six Sigma như thế nào để tối đa hóa lợi ích ?
  • Quản trị chủ động:
    • Hệ phương pháp 6 Sigma tập trung vào tìm kiếm và xử lý các khiếm khuyết của quy trình nhằm tăng độ chính xác và chủ động để ngăn ngừa, chứ không để mặc các khiếm khuyết đó mà tạo ra sản phẩm lỗi rồi mới thụ động đi xử lý.
  • Cộng tác không có rào cản:
    • Đề tạo ra quy trình trơn tru từ đầu tới cuối, Six Sigma tuân theo nguyên tắc cộng tác không giới hạn giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, bao gồm cả chiều dọc, ngang và đan chéo.
  • Hướng đến sự hoàn thiện nhưng vẫn có thể mắc sai lầm:
    • Với tiêu chuẩn của Six Sigma là 3,4 lỗi trên 1 triệu khả năng, nghĩa là chưa phải 100% độ chính xác. Bởi vậy, doanh nghiệp không thể nóng vội ngay từ đầu nhằm có được sự hoàn hảo tuyệt đối. Các phương án cải tiến quy trình đều được phép thất bại, miễn là hậu quả được giới hạn và bản thân rút ra được bài học sau đó.

6, Kết luận:

Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh chủ động, đi đúng vào trọng tâm ( lỗi sản phẩm ) để đạt được sự hoàn hảo. Tuy nhiên doanh nghiệp không thể thành công một sớm một chiều mà phải tìm hiểu kỹ lưỡng về Six Sigma, cũng như chuẩn bị sẵn các công cụ hỗ trợ cần thiết và kế hoạch dự phòng.

Chúc các bạn áp dụng thành công Six Sigma vào doanh nghiệp !

Một số phương pháp giúp cải thiện chất lượng doanh nghiệp:

>>> Phương pháp 5S - phương pháp cải tiến môi trường làm việc.

>>> Phương pháp Kaizen - phương pháp cải tiến liên tục quá trình.

>>> SEEACT - Giải pháp cải tiến toàn diện cho nhà máy thông minh tại Việt Nam.


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật