Danh Mục Sản Phẩm

Chu trình sản xuất là gì? Các bước để hoàn thiện chu trình sản xuất

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 61
Tên Sản Phẩm
: Chu trình sản xuất là gì? Các bước để hoàn thiện chu trình sản xuất
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Chu trình sản xuất là gì? Tìm hiểu lợi ích của chu trình sản xuất hiệu quả, các bước hoàn thiện và công cụ để quản lý chu trình hiệu quả.

Chi Tiết Sản Phẩm


Chu trình/quy trình sản xuất có thể coi là “xương sống” trong hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp. Vậy tại sao chu trình hoạt động sản xuất lại có vai trò quan trọng như vậy? Cùng DACO tìm hiểu chu trình sản xuất là gì, và các bước cũng như công cụ để tối ưu hoá quy trình này.

1. Chu trình sản xuất là gì?

chu-trinh-san-xuat-la-gi

1.1 Khái niệm

Chu trình sản xuất là một chuỗi các bước được thực hiện theo trình tự nhất định để biến đổi nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm cuối cùng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nó bao gồm các hoạt động như lên kế hoạch sản xuất, mua sắm nguyên vật liệu, sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói, vận chuyển.

Mục đích của quy trình sản xuất là tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường với giá cả hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp để đảm bảo chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn lao động.

1.2 Ví dụ chu trình sản xuất

Ví dụ chu trình sản xuất ô tô sẽ gồm các bước: 

  1. Lên kế hoạch sản xuất xe hơi và tiến hành mua nguyên vật liệu
  2. Thiết kế xe hơi bằng phần mềm CAD
  3. Dập khuôn các bộ phận kim loại của xe hơi
  4. Hàn các bộ phận kim loại lại với nhau
  5. Sơn xe theo màu mong muốn
  6. Lắp ráp các bộ phận của xe hơi gồm động cơ, hệ thống truyền động, hệ thống điện,vv
  7. Kiểm tra xe hơi để đảm bảo an toàn và hoạt động tốt
  8. Vận chuyển, trưng bày tại showroom hoặc giao cho khách hàng

Trên thực tế, một quy trình sản xuất ô tô sẽ phức tạp hơn rất nhiều, mỗi công đoạn sẽ chia thành nhiều giai đoạn khác nhau và hoạt động quản lý chất lượng có thể diễn ra ở bất kỳ công đoạn nào. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về quy trình sản xuất một sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ giúp xác định các điểm nghẽn trong sản xuất, tối ưu chu trình cũng như đưa ra những biện pháp cải tiến hiệu quả.

2. Những bộ phận quan trọng trong chu trình sản xuất

nhung-bo-phan-trong-chu-trinh-san-xuat

Để hoàn thiện một chu trình sản xuất, đòi hỏi sự kết hợp giữa các bộ phận khác nhau trong một doanh nghiệp:

  • Bộ phận sản xuất: Là bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm, đây là bộ phận quan trọng nhất trong một quy trình sản xuất.
  • Bộ phận kiểm tra chất lượng: Là bộ phận đảm bảo chất lượng của sản phẩm sản xuất ra, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Việc kiểm tra chất lượng có thể diễn ra ở mọi khâu trong chu trình từ lúc nhập nguyên vật liệu đến sản xuất và hoàn thiện sản phẩm.
  • Bộ phận kho: Đây là bộ phận quan trọng để đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm, vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
  • Bộ phận mua hàng, kinh doanh: Đây là bộ phận mua bán vật liệu, thành phẩm của doanh nghiệp với các công ty và đối tác bên ngoài.
  • Bộ phận quản lý: Ban quản lý và lãnh đạo của công ty có vai trò giám sát, chỉ đạo và kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất. Ban lãnh đạo xác định mục tiêu, chiến lược và đưa ra quyết định về ngân sách cho quy trình sản xuất, đồng thời kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp.

3. Lợi ích của chu trình sản xuất hiệu quả

loi-ich-cua-chu-trinh-san-xuat-hieu-qua

3.1 Nâng cao năng suất lao động

Chu trình sản xuất hiệu quả giúp tối ưu hoá thời gian và công sức của nhân viên. Các công đoạn sản xuất được tổ chức khoa học, hợp lý giúp người lao động thực hiện công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, các yếu tố cải tiến như bố trí mặt bằng, quản lý thời gian, công nghệ tiên tiến đều góp phần làm tăng năng suất lao động, từ đó doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận.

3.2 Giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu và chi phí sản xuất

Một chu trình sản xuất hiệu quả không chỉ tận dụng tối đa nguyên vật liệu mà còn giảm các lãng phí không cần thiết. Các phương pháp như Lean Manufacturing, Just-In-Time, và Six Sigma hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất hiệu quả. Bằng cách loại bỏ quy trình không cần thiết, tối ưu sử dụng nguyên vật liệu, tối ưu hoá các giai đoạn sản xuất, doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất để cung cấp sản phẩm có giá cả cạnh tranh hơn trên thị trường.

3.3 Tăng chất lượng sản phẩm

Quy trình sản xuất hiệu quả giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm. Các hoạt động kiểm soát chất lượng được thiết lập giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, đồng nhất, chất lượng. Từ đó doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng của khách hàng và xây dựng được uy tín thương hiệu.

3.4 Đáp ứng nhu cầu khách hàng

Quy trình sản xuất linh hoạt có khả năng đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra quy trình được tối ưu sẽ tăng tốc độ đáp ứng đơn hàng nhanh chóng, từ đó duy trì và mở rộng tập khách hàng cho doanh nghiệp.

3.5 Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có quy trình sản xuất tối ưu không chỉ tạo ra sản phẩm chất lượng cao mà còn có khả năng cung cấp dịch vụ tốt, đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Bằng cách cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn so với các đối thủ khác trên thị trường, từng bước nhanh chóng xây dựng uy tín, mở rộng thị phần và phát triển bền vững.

4. Các bước để hoàn thiện chu trình sản xuất

cac-buoc-hoan-thien-chu-trinh-san-xuat

Để có một chu trình sản xuất hiệu quả và nhận được những lợi ích to lớn nêu trên, việc xây dựng một quy trình sản xuất hiệu quả là việc vô cùng quan trọng. Sau đây là các bước để hoàn thiện một quy trình sản xuất chung cho doanh nghiệp:

Bước 1: Xác định mục tiêu sản xuất

Trước hết, bộ phận chuyên trách cần xác định số lượng, chất lượng sản phẩm cần sản xuất một cách rõ ràng. Sau đó xác định giá thành sản xuất dựa trên các chi phí nguyên vật liệu, nhân công,.. Ngoài ra, cần xác định thời gian giao hàng cho khách hàng.

Bước 2: Lập kế hoạch sản xuất

Tiếp theo, cần xác định các hoạt động cần thực hiện trong mỗi giai đoạn sản xuất. Xác định rõ thời gian để hoàn thành mỗi hoạt động trong các giai đoạn sản xuất và hoạch định nguồn lực cần thiết (nhân lực, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu), vv…

Bước lập lịch trình sản xuất chi tiết là hoạt động không thể thiếu để xác định rõ ràng mốc thời gian cho mỗi hoạt động.

Bước 3: Quản lý và tối ưu hoá chu trình sản xuất theo từng công đoạn

Nhà quản lý sản xuất cần theo dõi, kiểm soát chặt chẽ từng công đoạn trong quá trình sản xuất, từ khâu nguyên vật liệu đến sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, không chỉ quản lý, người chỉ huy cần phân tích quy trình sản xuất hiện tại để xác định các điểm yếu và lãng phí. Sau đó áp dụng các phương pháp cải tiến như  Lean Manufacturing, Six Sigma, 5S,... để loại bỏ các hoạt động lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Ngoài ra, để tối ưu hoá chu trình sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng các công nghệ mới như tự động hoá, robot, IoT,... để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Bước 4: Quản lý chất lượng

Doanh nghiệp có thể quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, TS 16949,vv… Lập kế hoạch để kiểm soát chất lượng trong từng khâu, giai đoạn sản xuất, thực hiện kiểm tra chất lượng ngẫu nhiên,... Từ kết quả kiểm tra có thể xác định các vấn đề để đưa ra giải pháp và tối ưu hoạt động sản xuất.

Bước 5: Theo dõi và đánh giá

Bước cuối cùng trong việc hoàn thiện một quy trình sản xuất là theo dõi tiến độ sản xuất theo lịch trình đề ra, thu thập dữ liệu về hiệu quả hoạt động của từng dữ liệu để đưa ra các điều chỉnh cần thiết. Ngoài ra, cần thống kê và thu thập dữ liệu phản hồi của khách hàng về chất lượng của sản phẩm để báo cáo lên ban lãnh đạo.

5. Công cụ quản lý chu trình sản xuất hiệu quả

cong-cu-quan-ly-chu-trinh-san-xuat-hieu-qua

5.1 Hệ thống quản lý sản xuất (Manufacturing Execution System - MES)

Phần mềm hay hệ thống quản lý sản xuất MES giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất theo thời gian thực, giúp theo dõi tiến độ sản xuất, quản lý kho hàng, lập kế hoạch cũng như quản lý chất lượng sản phẩm,...

Đây là bí quyết thành công cho mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cần một hệ thống mạnh và chuyên nghiệp để số hoá mọi hoạt động, để từ đó tối ưu chu trình sản xuất.

Để lựa chọn giải pháp MES đáng để đầu tư nhất hiện nay không thể không nhắc tới SEEACT-MES - Một hệ thống chuyên nghiệp với đội ngũ triển khai tận tâm, uy tín. Đây là giải pháp đã được Bộ Công Thương và Samsung lựa chọn trong chương trình xây dựng nhà máy thông minh tại miền Trung vừa qua. Với chi phí tối ưu do doanh nghiệp Việt xây dựng, đây là hệ thống đáng để đầu tư cho bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào.

5.2 Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP)

Khác với MES - hệ thống ERP tập trung quản lý toàn bộ các phòng ban, bộ phận của doanh nghiệp, trong đó có bộ phận sản xuất, có chức năng quản lý quy trình sản xuất. Tuy nhiên, do chức năng chính của ERP tập trung quản lý toàn bộ doanh nghiệp nên chức năng quản lý sản xuất sẽ không chuyên sâu được như trong hệ thống MES. ERP phù hợp với các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, sản xuất quy mô nhỏ,..

Với các bước chi tiết và các công cụ hỗ trợ bên trên, doanh nghiệp có thể hoàn thiện chu trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận, đạt được sự phát triển bền vững và không ngừng lớn mạnh.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật