Danh Mục Sản Phẩm

Production planning là gì? 5 bước lập kế hoạch sản xuất hiệu quả

Mã Sản Phẩm
: Ke hoach san xuat 30
Tên Sản Phẩm
: Production planning là gì? 5 bước lập kế hoạch sản xuất hiệu quả
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Tìm hiểu về hoạt động quan trọng production planning là gì? Quy trình và KPI để tối ưu hoạt động lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp bạn.

Chi Tiết Sản Phẩm


Việc lập kế hoạch sản xuất (production planning) là hoạt động tối ưu hoá các quy trình, nguồn lực và hoạt động sản xuất. Quá trình này bắt đầu từ việc dự báo nhu cầu, xác định nguyên liệu thô, nhân công và máy móc cần thiết. Nhờ lập kế hoạch, các doanh nghiệp có thể xây dựng được lịch trình sản xuất hợp lý, đảm bảo vận hành mượt mà, dễ dàng điều chỉnh khi có sự cố bất ngờ. Cùng DACO tìm hiểu sâu hơn về production planning là gì, quy trình thực hiện và KPI của hoạt động này nhé, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn trong công việc lập kế hoạch sản xuất.

1. Production planning là gì?

Production planning là quá trình xác định cách thức sản xuất hàng hóa một cách hiệu quả và hợp lý, bao gồm việc lập kế hoạch các hoạt động sản xuất, phân bổ nguồn lực và đảm bảo rằng quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ để đáp ứng nhu cầu thị trường và tối ưu hóa chi phí. Mục tiêu chính của production planning là đảm bảo sản xuất đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng thời gian và với chi phí hợp lý nhất.

khai-niem-production-planning-la-gi

Điểm khác biệt so với lên lịch sản xuất: Production planning tạo ra bản kế hoạch tổng thể về sản xuất, trong khi lập lịch sản xuất mô tả chi tiết cách thực hiện. Lịch sản xuất xác định thời điểm mỗi bước trong kế hoạch diễn ra, cũng như phân bổ nguồn lực chi tiết hơn. 

Hiện nay, các phần mềm MES có thể giúp doanh nghiệp lập lịch trình và theo dõi tiến độ sản xuất chi tiết theo thời gian thực và điều chỉnh nhanh chóng khi cần.

2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất

Để hiểu rõ hơn về quy trình production planning là gì, hãy cùng DACO khám phá các bước sau:

Bước 1: Ước tính nhu cầu sản phẩm: Người lập kế hoạch sản xuất, hay production planner cần phác thảo sơ bộ về số lượng sản phẩm cần sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Ước tính và dự đoán này phụ thuộc vào xu hướng sản xuất trong quá khứ của doanh nghiệp và các công nghệ dự đoán xu hướng mới có khả năng xảy ra trong tương lai trên thị trường.

Bước 2: Cân nhắc các lựa chọn sản xuất: Bước này trong việc lập production planning bao gồm việc tính toán các nguồn lực hiện có như nhân công, máy móc, thiết bị và phân bổ cách sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất dựa trên ước tính nhu cầu dự kiến.

Bước 3: Chọn phương án hiệu quả nhất: Lựa chọn phương án sử dụng nguồn lực với chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất về thời gian. Có thể xem xét đầu tư máy móc mới có công nghệ cao hơn, lựa chọn phương án có chi phí cao hơn nhưng hoàn thành nhanh hơn và mang lại lợi ích lớn hơn, vv…

Bước 4: Theo dõi và đánh giá: Khi thực hiện production planning, các doanh nghiệp cần theo dõi hoạt động sản xuất so với kế hoạch đề ra và đánh giá để đảm bảo tuân theo kế hoạch sản xuất.

Bước 5: Điều chỉnh kế hoạch: Các doanh nghiệp có thể cần thay đổi kế hoạch để đáp ứng tốt hơn với khách hàng và đạt hiệu quả cao hơn khi thực hiện.

quy-trinh-lap-ke-hoach-san-xuat

3. KPI lập kế hoạch sản xuất

Bằng cách giám sát các KPI và so sánh với các mục tiêu trong kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp có thể đánh giá liệu sản xuất có đi đúng hướng hay không và xác định vấn đề cần giải quyết. Dưới đây là một số KPI sản xuất phổ biến:

  1. Downtime (thời gian chết): Đây là thời gian sản xuất không diễn ra theo lịch trình, nguyên nhân từ sự cố máy móc, điều chỉnh công cụ,.. Doanh nghiệp nên tối ưu hoá thời gian downtime để giảm thiểu lãng phí.
  2. Thời gian chuyển đổi công việc: Người lập production planning cần tính toán thời gian để thay đổi thiết bị, nguyên liệu, lao động và tối ưu hoá lịch trình để giảm thiểu thời gian chuyển đổi giữa các công việc để tăng hiệu quả.
  3. Tỷ lệ sản xuất: So sánh tốc độ sản xuất thực tế với tốc độ đã lên kế hoạch giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh và điểm yếu, từ đó đưa ra giải pháp cải tiến.
  4. Hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE): OEE là thước đo năng suất sản xuất tổng thể, tính đến chất lượng, hiệu suất và tính khả dụng. OEE 60% được coi là tiêu chuẩn và trên 85% được coi là tốt.
  5. Tỷ lệ sản phẩm lỗi: Khi thực hiện production planning, doanh nghiệp cần đánh giá tỷ lệ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn để sửa chữa hoặc loại bỏ.
  6. Đơn hàng đúng hạn: Giao hàng đúng hạn giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng và tạo điều kiện cho mối quan hệ kinh doanh lâu dài.

4. Lợi ích của production planning là gì?

Production planning có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu xây dựng bản kế hoạch sản xuất tốt có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng. Trái lại, có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

  • Khi lập production planning, doanh nghiệp có thể biết được các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và đưa ra cách giảm thiểu chúng.
  • Production planning cũng giúp giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn và tối ưu chi phí. Đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao và quản lý chi phí trong hạn mức cho phép.
  • Gia tăng sự hài lòng của khách hàng: Việc lập kế hoạch sản xuất đảm bảo công ty có thể sản xuất và giao hàng đúng hạn, dẫn đến sự hài lòng cao của khách hàng và lợi nhuận, vị trí trên thị trường được nâng cao.

5. Vai trò của phần mềm quản lý sản xuất trong việc lập kế hoạch sản xuất

Bên cạnh việc sử dụng biểu đồ Gantt thể hiện trực quan mỗi nhiệm vụ, sử dụng bảng tính cho các kế hoạch sản xuất đơn giản, thì đối với các doanh nghiệp quy mô vừa đến lớn, đặt ra nhu cầu cần một phần mềm lập kế hoạch sản xuất có hiệu năng cao.

he-thong-quan-ly-va-dieu-hanh-san-xuat-seeact-mes

SEEACT-MES là một giải pháp phần mềm hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể lập production planning và phân chia lịch sản xuất chi tiết, hiệu quả, giúp tối đa hoá năng suất sản xuất, nguồn lực và giảm thiểu chi phí. Ngoài ra, SEEACT-MES còn cung cấp khả năng hiển thị quá trình sản xuất theo thời gian thực, quản lý tồn kho theo thời gian thực giúp doanh nghiệp quản lý từng đơn hàng hiệu quả. 

nhap-ke-hoach-san-xuat-tu-file-excel

Doanh nghiệp có thể dễ dàng nhập kế hoạch sản xuất từ Excel lên hệ thống và phân chia lịch sản xuất cụ thể với hệ thống SEEACT-MES.

Tóm lại, production planning là một yếu tố then chốt cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Lập kế hoạch sản xuất hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiểu lãng phí, nâng cao năng suất và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất tiên tiến là xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả của Production Planning. Hãy liên hệ với DACO - Đơn vị cung cấp giải pháp quản lý sản xuất hàng đầu ngay hôm nay để được tư vấn và trải nghiệm giải pháp phần mềm quản lý sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp của bạn theo hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật