Danh Mục Sản Phẩm

Tìm hiểu phương pháp quản lý hàng tồn kho của TH True Milk

Mã Sản Phẩm
: Quan ly kho 103
Tên Sản Phẩm
: Tìm hiểu phương pháp quản lý hàng tồn kho của TH True Milk
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Cách quản lý hàng tồn kho của TH True Milk như thế nào? Tìm hiểu chi tiết cách thức hoạt động và quản lý kho hàng từ thương hiệu nổi tiếng TH True Milk.

Chi Tiết Sản Phẩm


Nhắc đến TH True Milk, hẳn bạn nghĩ đến một thương hiệu sữa phổ biến và được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường Việt. Đặc biệt, để đạt được thành công lớn như hiện tại, một phần đó là nhờ vào các phương pháp quản lý hàng tồn kho của TH True Milk. Hãy cùng khám phá cách quản lý tồn kho và học hỏi từ ông lớn ngành sữa này trong bài viết sau.

1. Tổng quan về TH True Milk

tong-quan-ve-th-true-milk

Nhu cầu sữa tại thị trường Việt Nam đang tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến đạt 5,3% từ 2023-2027. Dự báo sản lượng sữa tiêu thụ tại Việt Nam sẽ đạt 2,6 tỷ lít vào năm 2027, tăng từ 1,3 tỷ lít vào năm 2022.

Hai phân khúc chính là sữa nước và sữa chua, với sữa nước chiếm 40% và sữa chua chiếm 30% thị phần. Các phân khúc khác như sữa bột, sữa đặc và sữa tươi tiệt trùng chiếm phần còn lại. Dự báo nhu cầu về sữa sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai gần.

Về công suất nhà máy: TH True Milk sở hữu ba nhà máy chế biến sữa tươi sạch:

  • Nhà máy tại Nghĩa Đàn, Nghệ An: Công suất 500 triệu lít/năm, là nhà máy sữa lớn nhất Việt Nam với dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa cao.
  • Nhà máy tại Thanh Hóa: Công suất 200 triệu lít/năm, diện tích 20ha, tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng.
  • Nhà máy tại Lâm Đồng: Công suất 100 triệu lít/năm, diện tích 50ha, tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng.

Hệ thống nhà máy hiện đại này giúp TH True Milk đáp ứng nhu cầu sữa ngày càng tăng của cả thị trường Việt Nam và quốc tế.

Về công suất trang trại: Đến tháng 9/2023, TH True Milk có ba cụm trang trại bò sữa tại Nghệ An, Thanh Hóa và Lâm Đồng với tổng đàn bò hơn 70.000 con. Tổng công suất sữa tươi của các trang trại đạt 1,4 tỷ lít/năm, cụ thể:

  • Nghĩa Đàn, Nghệ An: 1,1 tỷ lít/năm.
  • Thanh Hóa: 200 triệu lít/năm.
  • Lâm Đồng: 100 triệu lít/năm.

Các trang trại được xây dựng theo mô hình khép kín, tự cung cấp thức ăn và áp dụng công nghệ hiện đại như hệ thống vắt sữa tự động, điều khiển khí hậu và quản lý trang trại bằng máy tính.

TH True Milk không chỉ đáp ứng nhu cầu sữa sạch, chất lượng cao mà còn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý và sản xuất sữa. Vậy liệu các doanh nghiệp sản xuất học hỏi được gì từ các phương pháp quản lý kho của ông lớn TH True Milk? Cùng khám phá trong phần tiếp theo cách quản lý hàng tồn kho của TH True Milk nhé.

2. Cách quản lý hàng tồn kho của TH True Milk

2.1 Các kho hàng của TH True Milk

TH True Milk hiện có 4 kho phân phối sản phẩm sữa tươi, sữa chua, bơ, phô mai, và kem trên toàn quốc, đặt tại các thành phố lớn như:

  • Kho TP. Hồ Chí Minh: Thuê bên thứ 3 quản lý vận hành và phối hợp với các đối tác vận tải do công ty lựa chọn. Kho này phụ trách phân phối sản phẩm cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam.
  • Kho Đà Nẵng: Thuê bên thứ 3 quản lý, chịu trách nhiệm phân phối hàng cho khu vực miền Trung.
  • Kho miền Bắc – Hà Nội: Do công ty Logistics SC tự vận hành, phân phối hàng cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
  • Kho trung tâm (Mega kho): Đặt gần nhà máy sản xuất sữa, đảm nhiệm vai trò lưu trữ, bảo quản và phân phối trực tiếp cho khu vực Bắc miền Trung và các kho phân phối trên toàn quốc.

cach-quan-ly-hang-ton-kho-cua-th-true-milk

Hoạt động liên tục 24/24:
Do đặc thù của trang trại bò, sữa phải được vắt hàng ngày bằng máy và đưa ngay vào sản xuất để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và độ tươi ngon. Nhà máy và kho trung tâm hoạt động liên tục suốt 24 giờ, cùng với các đối tác vận tải. Sản phẩm sau khi hoàn thành được chuyển thẳng từ nhà máy sang kho để lưu trữ, đảm bảo quá trình vận hành trơn tru và tối ưu hóa không gian sản xuất.

2.2 Mô hình kho trung tâm

Được đưa vào sử dụng từ năm 2015, trước đây TH True Milk phải thuê dịch vụ kho ngoài, nhưng với quy mô sản xuất lớn, việc sở hữu kho riêng là cần thiết. TH đã xây dựng kho trung tâm gần nhà máy sữa tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, trên diện tích 10.000 m². Kho có sức chứa 17.650 vị trí pallet, tương đương 1.584.000 thùng (khoảng 1.500 tấn).

Khu vực này có lợi thế đất đai rộng lớn, mức thuê đất 70 năm thấp, được miễn thuế 5 năm đầu, giúp giảm đáng kể chi phí mặt bằng. Điều này cho phép TH True Milk chỉ phải khấu hao chi phí xây dựng và đầu tư trang thiết bị. Việc tự xây kho và tự vận hành giúp giảm chi phí logistics so với việc thuê ngoài.

Kho được thiết kế với 10 cửa xuất nhập linh hoạt (5 cửa xuất, 5 cửa nhập), đáp ứng nhu cầu cao. Tổng diện tích kho gồm 80% (8.000 m²) là kho thường và 20% (2.000 m²) là kho lạnh.

Kho đạt chuẩn chuyên nghiệp hạng A với sàn siêu phẳng, phủ lớp chống bụi, chịu tải 5 tấn/m². Hàng hóa được lưu trữ trên pallet và bảo quản trên hệ thống giá kệ 5 tầng, đảm bảo an toàn về tải trọng và tiêu chuẩn kho bãi chuyên nghiệp.

2.3 Công nghệ kho hàng

cong-nghe-kho-hang-th-true-milk

Cách quản lý hàng tồn kho của TH True Milk về ứng dụng công nghệ, với quy mô sản xuất lớn, TH Group đã đầu tư hơn 1 triệu USD vào phần mềm quản lý SAP. Đây là phần mềm nổi tiếng toàn cầu, với nhiều module hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, bao gồm: tài chính - kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, và quản lý kho hàng. Trên thị trường có nhiều phần mềm quản trị khác nhau, nhưng lựa chọn phần mềm phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.

Về quản lý kho hàng, SAP hỗ trợ toàn diện việc quản lý xuất-nhập-tồn, quản lý bán hàng, quản lý hạn sử dụng sản phẩm và tồn kho. SAP cho phép nhà quản trị theo dõi báo cáo hàng xuất bán và hạn sử dụng trực tuyến, giúp cập nhật thông tin nhanh chóng và đưa ra quyết định kịp thời trong việc hoạch định chiến lược.

2.4 Quy trình lưu trữ hàng hóa trong kho

Sản phẩm sữa sau khi sản xuất được chuyển vào kho lưu trữ qua băng chuyền từ nhà máy. Dựa trên kế hoạch sản xuất, nhân viên xử lý dữ liệu sẽ nhận thông tin từ email hoặc phần mềm SAP, in ra danh sách khối lượng hàng cần lưu trữ và gửi cho bộ phận quản lý, giám sát và thủ kho để sắp xếp vị trí bảo quản. Phần mềm SAP hỗ trợ xác định vị trí trống và cập nhật thông tin mã hàng và địa chỉ lô hàng, đảm bảo quản lý tồn kho chính xác.

Quy định lưu trữ hàng hóa:

  • Sản phẩm phải được đặt đúng chiều để tránh chảy sữa.
  • Hàng hỏng và hết hạn phải được tách riêng, tránh xa hàng tốt.
  • Cấm tung, ném, đứng, ngồi trên sản phẩm.
  • Tất cả hàng hóa phải được đặt trên pallet, không được để trực tiếp xuống sàn.
  • Pallet phải chứa duy nhất một mã hàng với cùng số batch (ngoại trừ khu vực lưu trữ hàng hỏng).
  • Hàng lẻ phải được lưu trong Shipper để tránh bụi và vỡ.
  • Vị trí lưu trữ phải có nhãn màu rõ ràng và đầy đủ thông tin theo quy định.
  • Khoảng cách giữa hàng và tường ít nhất 50 cm, giữa các hàng ít nhất 35 cm để đảm bảo thông thoáng.

Kiểm tra và xử lý hàng hóa:

  • Hàng hóa cần được kiểm tra trước khi nhập, xuất và định kỳ trong quá trình lưu kho.
  • Nội dung kiểm tra gồm: quy cách xếp lớp, dán nhãn, vệ sinh thùng, cảm quan bao bì, nhiệt độ và độ ẩm.
  • Nếu phát hiện hiện tượng bất thường như thùng bị thủng, ẩm mốc, chảy sữa, cần lập tức báo cho OPS, lập biên bản và di dời hàng đến khu vực chờ xử lý.

Phương pháp quản lý xuất nhập: Với các sản phẩm như sữa tiệt trùng (hạn 6 tháng), sữa thanh trùng (hạn 9 ngày), và sữa chua (hạn 40-45 ngày), phương pháp FIFO (First In First Out) được áp dụng để đảm bảo quản lý hạn sử dụng hiệu quả.

2.5 Quản trị chất lượng hàng hóa trong kho

Sau khi nhập kho từ nhà máy, thủ kho sẽ phân loại sản phẩm theo yêu cầu bảo quản và hướng dẫn sắp xếp lên kệ. Các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng như sữa ít đường, sữa không đường, và sữa có đường được đưa vào kho thường và xếp lên giá kệ số hóa. 

Các sản phẩm cần bảo quản lạnh như sữa chua, sữa thanh trùng, kem, phô mai, bơ sẽ nhanh chóng được vận chuyển vào kho lạnh hoặc kho đông để đảm bảo chất lượng. Công tác vận chuyển, xếp/dỡ các sản phẩm này được ưu tiên, rút ngắn tối đa thời gian tiếp xúc với nhiệt độ thường.

Phân loại kho thành phẩm:

  • Kho thường: Chiếm 80% diện tích, lưu trữ các loại sữa tươi tiệt trùng với nhiều hương vị (vanila, dâu, nho, socola, óc chó, macca) và dung tích khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
  • Kho lạnh: Diện tích 2.000 m², chia thành 5 kho nhỏ phục vụ các sản phẩm khác nhau.
    • Nhiệt độ 2-6°C: Lưu trữ sữa chua, sữa thanh trùng, phô mai.
    • Nhiệt độ -18°C đến -25°C: Bảo quản kem và bơ.
    • Kho mát 20°C: Lưu trữ nguyên liệu sản xuất kem và sữa chua.
    • Hai kho mát 2-6°C: Chứa hương liệu, nguyên vật liệu sản xuất kem và sữa chua (vị dâu, sầu riêng, việt quất) và các thức uống thảo dược (rau má, gấc lạc tiên).

Yêu cầu bảo quản: Kho lạnh phải duy trì nhiệt độ chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhân viên an ninh kiểm tra kho 2 giờ/lần. Trong trường hợp mất điện, máy phát điện dự phòng sẽ được kích hoạt.

2.6 Các phương pháp quản lý hàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho của TH True Milk bao gồm nhiều phương pháp nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng, giảm chi phí, tối ưu sử dụng kho bãi và giảm thiểu rủi ro hư hỏng, mất mát hàng hóa. Các phương pháp gồm:

  • Quản lý theo nhu cầu (Demand-driven management): Dựa trên nhu cầu thực tế, công ty dự báo lượng sữa cần dự trữ dựa vào dữ liệu bán hàng. Phương pháp này giúp xác định lượng sữa tươi cần sản xuất và lưu trữ một cách chính xác.
  • Quản lý theo điểm đặt hàng (Reorder point): Công ty xác định mức tồn kho tối thiểu cho từng loại nguyên vật liệu. Khi tồn kho giảm dưới mức này, hệ thống sẽ tự động kích hoạt quy trình đặt hàng bổ sung, đảm bảo không thiếu hụt nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
  • Kiểm kê theo chu kỳ (Cycle counting): Kiểm kê hàng hóa theo chu kỳ nhằm đảm bảo độ chính xác của dữ liệu tồn kho.

Xem thêm: Reorder Point - công thức tính điểm đặt hàng lại

3. SEEACT-WMS - Hệ thống quản lý kho thông minh cho doanh nghiệp Việt

phan-mem-quan-ly-kho-seeact-wms

Trở lại với bài toán phổ biến tại các doanh nghiệp Việt. Quản lý hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất thường gặp phải nhiều khó khăn. Dữ liệu khổng lồ, quy trình phức tạp, dễ xảy ra sai sót trong nhập xuất, kiểm kê, quản lý lô/hạn sử dụng... dẫn đến thất thoát, tăng chi phí và giảm hiệu quả sản xuất. Phương pháp quản lý truyền thống bằng sổ sách, excel tỏ ra không còn phù hợp với tốc độ phát triển hiện nay. Do đó, việc ứng dụng phần mềm quản lý kho hàng là xu hướng tất yếu.

SEEACT-WMS là một hệ thống quản lý kho hàng thông minh, được thiết kế đặc biệt cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bởi DACO - đơn vị có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hoá sản xuất. Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tích hợp nhiều tính năng mạnh mẽ, SEEACT-WMS giúp tự động hóa toàn bộ quy trình quản lý kho hàng, từ nhập kho, xuất kho, kiểm kê, quản lý vị trí, lô/hạn sử dụng, đến báo cáo phân tích.

TH True Milk đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý kho hàng. SEEACT-WMS cũng được xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên tiến, với khả năng tùy chỉnh linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp sản xuất, từ quy mô nhỏ đến lớn. Việc ứng dụng SEEACT-WMS sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý kho hàng, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, tiến tới đạt được thành công như TH True Milk.

Tóm lại, với những thông tin về chiến lược quản lý hàng tồn kho của TH True Milk ở trên, hy vọng đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và cần thiết để ứng dụng hiệu quả vào doanh nghiệp mình. Để tìm hiểu thêm về giải pháp SEEACT-WMS, hãy liên hệ đến hotline DACO 0936.064.289-Mr.Vũ để nhận demo miễn phí.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật