Danh Mục Sản Phẩm

Các bước hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm và ví dụ cụ thể

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 63
Tên Sản Phẩm
: Các bước hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm và ví dụ cụ thể
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Quy trình sản xuất sản phẩm gồm những bước nào? Phân loại và ví dụ cụ thể của các loại hình quy trình sản xuất. Bên cạnh đó cung cấp sơ đồ và lưu ý trong quá trình sản xuất.

Chi Tiết Sản Phẩm


Đối với doanh nghiệp sản xuất, tối ưu quy trình sản xuất là hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, để tối ưu hoá quy trình này, trước tiên bạn cần tìm hiểu về khái niệm chính xác và các bước hoàn thiện của quy trình. Bài viết sau cung cấp thông tin cơ bản về quy trình sản xuất sản phẩm, các phân loại, đưa ra ví dụ và cung cấp một số sơ đồ quy trình sản xuất để giúp bạn có cái nhìn đúng và đầy đủ nhất.

1. Quy trình sản xuất sản phẩm là gì?

Quy trình sản xuất sản phẩm là một chuỗi các bước và hoạt động được thực hiện theo trình tự nhất định để biến đổi nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Quá trình này bao gồm sự kết hợp giữa lao động thủ công và máy móc, thiết bị hiện đại.

Mục tiêu của quá trình sản xuất không chỉ để sản xuất mà còn phải thực hiện một cách hiệu quả, tối ưu hoá hiệu suất, giảm thiểu chi phí và tuân thủ các quy định an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

quy-trinh-san-xuat-san-pham-la-gi

2. Các bước của quy trình sản xuất sản phẩm

Một quy trình sản xuất sản phẩm thông thường trải qua các bước sau:

Bước 1: Lên kế hoạch sản xuất

  • Xác định chính xác nhu cầu thị trường: Phân tích dữ liệu, dự báo xu hướng để xác định lượng sản phẩm cần thiết, tránh lãng phí hay thiếu hụt.
  • Lập định mức sản xuất khoa học: Tính toán chi tiết số lượng sản phẩm theo từng giai đoạn, đảm bảo hiệu quả và đáp ứng đúng tiến độ.
  • Hoạch định nhu cầu nguyên liệu tối ưu: Xác định loại, số lượng, thời điểm nhập nguyên liệu cần thiết, đảm bảo sản xuất thông suốt.

Bước 2: Tạo lệnh sản xuất chi tiết

  • Phân chia kế hoạch: Chia nhỏ kế hoạch sản xuất thành các đơn hàng cụ thể cho từng phân xưởng, nhà máy.
  • Lập lệnh sản xuất rõ ràng: Ghi chú đầy đủ thông tin về số lượng, thời gian, địa điểm sản xuất, yêu cầu chất lượng,...
  • Gửi lệnh sản xuất: Truyền đạt thông tin chính xác đến bộ phận sản xuất để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch.

Bước 3: Kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất

  • Duyệt lệnh sản xuất: Xác nhận tính chính xác, đầy đủ của thông tin trước khi tiến hành sản xuất.
  • Thu mua nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng: Chọn nhà cung cấp uy tín, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
  • Tổ chức sản xuất khoa học: Áp dụng quy trình hợp lý, tối ưu hóa công đoạn và đảm bảo an toàn lao động.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Thực hiện kiểm tra theo tiêu chuẩn, loại bỏ sản phẩm lỗi, đảm bảo chất lượng đầu ra.

kiem-soat-quy-trinh-san-xuat-san-pham

Bước 4: Hoàn thiện và bàn giao sản phẩm

  • Đóng gói sản phẩm cẩn thận: Sử dụng bao bì phù hợp, bảo quản sản phẩm an toàn trong quá trình vận chuyển.
  • Bàn giao sản phẩm đúng tiến độ: Giao hàng đúng thời hạn, theo đúng số lượng và chất lượng cam kết.

3. Phân loại và ví dụ quy trình sản xuất sản phẩm

Nhìn chung, quy trình sản xuất sản phẩm được phân loại như sau:

3.1 Sản xuất hàng loạt 

Đây là quy trình liên tục, sản xuất cùng một loại sản phẩm với số lượng lớn. Ứng dụng cho loại hình sản xuất này là các sản phẩm tiêu chuẩn như ô tô, điện thoại thông minh, đồ gia dụng,.. Quy trình này hoạt động với hiệu suất cao, chi phí đơn vị sản phẩm thấp, tự động hoá cao.

san-xuat-hang-loat

3.2 Sản xuất thủ công

Sản xuất thủ công là khi sản phẩm được thực hiện làm từng cái một, có thể có hoặc không có công cụ, nhưng thường xảy ra trong xưởng sản xuất. Đây là phương pháp ít phổ biến hiện nay, ví dụ như làm gốm bằng tay, sản xuất quần áo hàng hiệu, sản xuất cho sàn diễn thời trang hoặc dành cho những khách hàng tìm kiếm thiết kế độc nhất vô nhị…

3.3 Sản xuất theo lô

Khác với quy trình sản xuất sản phẩm hàng loạt, sản xuất theo lô ngắt quãng và sản phẩm được sản xuất theo từng lô riêng biệt. Sản xuất được phân chia theo kích thước sản phẩm, màu sắc, hình dạng,vv… Ví dụ như sản xuất áo thun với các kích thước, màu sắc khác nhau, sản xuất dược phẩm, thực phẩm, nướng bánh,...

3.4 Sản xuất đơn chiếc

Sản xuất đơn chiếc là sản xuất với chủng loại nhiều nhưng số lượng hạn chế. Loại hình sản xuất này có quy mô nhỏ, thực hiện hoàn thành công việc trước khi chuyển sang các công việc khác. Ví dụ như đóng tàu, sản xuất đồ nội thất cho khách hàng, sửa chữa máy tính, sản xuất các thiết bị chuyên dụng theo yêu cầu.

3.5 Sản xuất hàng loạt tuỳ chỉnh

Sản xuất hàng loạt tùy chỉnh tương tự như sản xuất hàng loạt, chỉ khác là nó cho phép khách hàng tùy chỉnh sản phẩm của họ. Có thể có sự tùy chỉnh về hình dạng, màu sắc, hoa văn, v.v., nhưng sản xuất sẽ tạo ra nhiều sản phẩm tương tự. Ví dụ như Nike cho phép cá nhân hoá sản phẩm của riêng khách hàng, các sản phẩm cá nhân hoá như giày dép, quần áo, laptop… đáp ứng tốt nhu cầu cá nhân hoá, hiệu suất cao.

4. Sơ  đồ quy trình sản xuất

Sơ đồ quy trình sản xuất mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bằng cách tiếp cận một cách có cấu trúc, hệ thống, nhà quản lý có thể giảm lỗi và gia tăng hiệu quả sản xuất. Việc tuân theo sơ đồ giúp toàn bộ bộ phận sản xuất không bỏ sót bước quan trọng nào. Ngoài ra, sơ đồ quy trình sản xuất còn giúp tăng cường an toàn lao động, giúp bảo vệ người lao động và đảm bảo sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao một cách an toàn và hiệu quả.

Một số sơ đồ quy trình mô tả hoạt động sản xuất theo các ngành hiện nay:

quy-trinh-san-xuat-duoc-pham

Sơ đồ sản xuất dược phẩm

quy-trinh-san-xuat-vlxdSơ đồ sản xuất vật liệu xây dựng

quy-trinh-san-xuat-san-pham-tu-nhuaSơ đồ sản xuất sản phẩm từ nhựa

quy-trinh-san-xuat-bao-bi

5. Những lưu ý quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm

Những lưu ý doanh nghiệp cần chú trọng để đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng và chất lượng:

  • Hoạt động kiểm soát chất lượng: Đây là quy trình quan trọng mà bất kỳ quy trình sản xuất sản phẩm nào cũng cần có để đáp ứng tiêu chuẩn theo kế hoạch đã đề ra. Hoạt động này cần được diễn ra thường xuyên, và doanh nghiệp cần có biện pháp rõ ràng để xử lý các sản phẩm không đạt chất lượng.
  • Lập kế hoạch và tổ chức: Cần lập kế hoạch sản xuất chi tiết và toàn diện, gồm tất cả các bước từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm, xác định rõ các mục tiêu sản xuất, lập lịch trình sản xuất cụ thể và tổ chức các nguồn lực của doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch quan trọng như mũi tên đi đúng hướng giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, đảm bảo sản xuất hiệu quả, thông suốt.
  • Lập kế hoạch và quản lý nguyên vật liệu hiệu quả: Cần đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên vật liệu. Ngoài ra, cần lưu trữ và kiểm soát vật tư hợp lý, hiệu quả.
  • Giám sát quy trình sản xuất: Việc giám sát theo dõi giúp đảm bảo quy trình diễn ra theo kế hoạch, hạn chế sự cố. Nếu gặp vấn đề, cần xử lý nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến tiến độ của đơn đặt hàng.
  • Sử dụng công nghệ để quản lý sản xuất: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đang áp dụng hệ thống quản lý sản xuất MES - giải pháp toàn diện để theo dõi và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất theo thời gian thực, từ số liệu giảm sát doanh nghiệp có thể tối ưu hoá quy trình và ra quyết định kịp thời, hiệu quả. SEEACT-MES của công ty TNHH DACO hiện là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp Việt với chi phí tối ưu và hiệu năng vượt trội.
  • Liên tục cải tiến: Cuối cùng, kaizen toàn bộ quy trình là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện để không ngừng phát triển, thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.

he-thong-quan-ly-quy-trinh-san-xuat-seeact-mes

Tóm lại, với những thông tin xoay quanh quy trình sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp bên trên, hy vọng bạn đã tìm được đáp án cho những thắc mắc để nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp mình. Để được tư vấn miễn phí và nhận demo của giải pháp quản lý sản xuất hiệu quả, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật