Danh Mục Sản Phẩm

Khác biệt giữa 6 Sigma và Lean 6 Sigma là gì? Nên chọn giải pháp nào?

Mã Sản Phẩm
: Quan ly chat luong 94
Tên Sản Phẩm
: Khác biệt giữa 6 Sigma và Lean 6 Sigma là gì? Nên chọn giải pháp nào?
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa 6 Sigma và Lean 6 Sigma là gì, từ đó đưa ra lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp.

Chi Tiết Sản Phẩm


Tối ưu hóa quy trình là chìa khóa giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong số các phương pháp cải tiến hiệu quả, Six Sigma và Lean Six Sigma nổi bật với những ưu điểm riêng biệt. Bài viết này sẽ phân tích sự khác biệt giữa hai phương pháp 6 Sigma và Lean 6 Sigma là gì và hướng dẫn lựa chọn giải pháp phù hợp với từng doanh nghiệp.

Six Sigma là gì?

Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng và cải tiến quy trình do Motorola phát triển vào những năm 1980 và sau đó được tiếp tục phát triển bởi General Electric. Mục tiêu chính của Six Sigma là giảm sự biến động và sai lệch trong quy trình sản xuất hoặc dịch vụ đến mức tối thiểu, đảm bảo chất lượng cao và sự đồng đều trong sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng.

Cụ thể, Six Sigma sử dụng một phương pháp thống kê và độ đo chất lượng gọi là "sigma" để đánh giá và đo lường sự chênh lệch giữa một quy trình và mục tiêu lý tưởng. Mỗi "sigma" tương đương với một độ lệch tiêu chuẩn, và mục tiêu của Six Sigma là giảm độ biến động sao cho quy trình chỉ còn ít hơn 3,4 lần độ lệch tiêu chuẩn từ trung bình.

su-khac-biet-giua-6-sigma-va-lean-6-sigma-la-gi-2

Six Sigma dựa trên việc áp dụng các phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu để đo và đánh giá hiệu suất của quy trình. Phương pháp này thường sử dụng DMAIC (Define, Measure, Analyze, Improve, Control) hoặc DMADV (Define, Measure, Analyze, Design, Verify) làm khung làm việc cơ bản để tiến hành cải tiến quy trình và xử lý các vấn đề.

Lean 6 Sigma là gì?

Sản xuất trong thời đại 4.0 ngày càng đòi hỏi sự phức tạp và chất lượng cực kỳ cao. Do đó nếu chỉ ứng dụng phương pháp 6 Sigma thông thường, doanh nghiệp sẽ khó lòng tạo được sức cạnh tranh trên thị trường. Đó cũng chính là lý do phương pháp Lean Six Sigma (LLS) ra đời.

Lean 6 Sigma là sự kết hợp giữa hai phương pháp là Lean (Sản xuất tinh gọn) và Six Sigma, nhằm giúp tổ chức tăng tốc độ và hiệu quả cho công tác quản lý. Việc kết hợp giữa hai phương pháp quản lý này được xem như là một xu thế mới trong việc lựa chọn giải pháp cải tiến nhằm phát huy tối đa khả năng nội tại của tổ chức.

su-khac-biet-giua-6-sigma-va-lean-6-sigma-la-gi-1

Nguyên lý Lean Manufacturing tập trung vào việc loại bỏ lãng phí, tăng cường hiệu quả và linh hoạt trong quy trình sản xuất bằng cách tối ưu hóa các quy trình và tài nguyên. Trong khi đó, Six Sigma tập trung vào việc giảm biến động và đảm bảo chất lượng bằng cách sử dụng các công cụ thống kê và quy trình cải tiến.

Kết hợp Lean và Six Sigma, Lean 6 Sigma nhấn mạnh vào việc kết hợp cả hai phương pháp để đạt được kết quả tối ưu. Phương pháp này thường sử dụng DMAIC (Define, Measure, Analyze, Improve, Control) để tiếp cận và giải quyết các vấn đề, đồng thời áp dụng các công cụ Lean như Value Stream Mapping, 5S, và Kaizen để loại bỏ lãng phí và tối ưu hóa quy trình.

Sự khác biệt giữa Six sigma và Lean 6 sigma là gì. Giải pháp nào tối ưu hơn?

Sau khi chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm Six sigma và Lean 6 Sigma là gì? Sau đây DACO sẽ liệt kê các điểm khác nhau giữa hai phương pháp này vào bảng sau:

Tiêu chí

6 sigma

Lean 6 sigma

Mục tiêu

Ưu tiên giảm thiểu sai sót và biến động trong quy trình, hướng đến đạt được chất lượng hoàn hảo (mức sigma 6).

Tập trung vào cả việc loại bỏ lãng phí và giảm thiểu sai sót, hướng đến tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Phương pháp

Tập trung vào các công cụ thống kê và DMAIC để đo lường, phân tích và cải tiến quy trình.

Lean 6 Sigma sử dụng một bộ công cụ đa dạng từ Lean và Six sigma, bao gồm 5S, Kaizen, Kanban, DMAIC, Poka Yoke, v.v.

Ứng dụng

Phù hợp với các quy trình sản xuất, dịch vụ có thể đo lường được, ví dụ như sản xuất linh kiện điện tử, dịch vụ khách hàng tại ngân hàng, v.v.

Linh hoạt, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm sản xuất, dịch vụ, y tế, giáo dục, v.v.

Vì các phương pháp này rất giống nhau nên việc chúng được sử dụng đồng thời là điều đương nhiên. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành đều sử dụng “Lean” vì nó tập trung rất nhiều vào việc loại bỏ lãng phí khỏi một quy trình hoặc chuỗi cung ứng.

Nếu bạn làm việc trong các ngành như Sản xuất, Logistics, Y tế, Công nghệ thông tin hay cơ quan Chính phủ thì việc lựa chọn phương pháp Lean 6 Sigma là con đường phù hợp nhất.

su-khac-biet-giua-6-sigma-va-lean-6-sigma-la-gi-3

Việc lựa chọn giữa Six Sigma và Lean 6 Sigma phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể và nhu cầu tổ chức của bạn:

Chọn Six Sigma Nếu:

  • Mối quan tâm chính của tổ chức là cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Tổ chức đang xử lý các quy trình có nhiều biến thể và khiếm khuyết đáng kể.
  • Tổ chức của bạn đã triển khai các nguyên tắc Lean hoặc có ít vấn đề liên quan đến chất thải.

Chọn Lean 6 Sigma nếu:

  • Tổ chức muốn cải thiện cả chất lượng và hiệu quả của quy trình.
  • Tổ chức của bạn đang phải vật lộn với tình trạng lãng phí, chậm trễ và kém hiệu quả trong các quy trình của mình.
  • Tổ chức đang tìm cách tạo ra một nền văn hóa cải tiến liên tục trong toàn tổ chức của mình.

Các tổ chức thường lựa chọn Lean 6 Sigma vì nó cung cấp một cách tiếp cận toàn diện nhằm giải quyết các mối quan tâm về chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, việc đánh giá nhu cầu và hạn chế cụ thể của tổ chức là điều quan trọng trước khi quyết định phương pháp phù hợp nhất.

Lợi ích khi ứng dụng Lean 6 Sigma vào sản xuất

Lợi ích khi ứng dụng Lean 6 Sigma là gì? Ứng dụng phương pháp Lean Six Sigma vào sản xuất mang lại nhiều lợi ích quan trong cho tổ chức. Cụ thể:

Giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và doanh thu

Nhờ việc áp dụng Lean 6 Sigma vào sản xuất giúp tỷ lệ hư hỏng của thành phẩm giảm đáng kể, doanh nghiệp dễ dàng loại bỏ những lãng phí về việc sử dụng nguyên vật liệu và nhân công kém hiệu quả. Điều này góp phần làm giảm bớt chi phí trên từng đơn vị sản phẩm cũng như làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có được.

Quản lý thời gian và quy trình sản xuất hiệu quả hơn

Càng tốn nhiều thời gian trong quy trình sản xuất để xử lý nguyên vật liệu và thành phẩm thì chi phí sản xuất càng cao. Lượng hàng tồn chậm bán cần phải được di dời, lưu giữ, kiểm kê và chịu nhiều rủi ro hơn về hư hỏng hay không còn đáp ứng được các thông số theo yêu cầu. 

su-khac-biet-giua-6-sigma-va-lean-6-sigma-la-gi-4

Tuy nhiên với việc ứng dụng Lean 6 Sigma, có ít vấn đề nảy sinh hơn trong quá trình sản xuất, có nghĩa là quy trình có thể sẽ luôn được hoàn tất nhanh hơn. Và thời gian luân chuyển trong quy trình nhanh hơn là một ưu thế bán hàng đối với những khách hàng mong muốn được phân phối sản phẩm một cách nhanh chóng.

Mặt khác, việc loại bỏ gần như hoàn toàn các tình trạng hàng hóa lỗi/hỏng/kém chất lượng thông qua loại bỏ các khuyết tật phổ biến, doanh nghiệp có thể giảm thời gian xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Điều này cũng giúp cấp quản lý và nhân sự có thêm nhiều thời gian cho các hoạt động mang lại giá trị cao hơn như đào tạo, nâng cao thêm kiến thức và kỹ năng chuyên môn

Gia tăng sự hài lòng của khách hàng và củng cố vị thế trên thị trường

Bằng cách áp dụng Lean 6 Sigma giúp giảm đáng kể tỷ lệ lỗi/hỏng của sản phẩm, doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ khách hàng quay lại nhờ trải nghiệm chất lượng tốt hơn. Điều này không chỉ gia tăng sự hài lòng của khách hàng mà còn giúp giảm rủi ro mất đơn hàng và duy trì được mối quan hệ thường xuyên với họ. Nhờ điều này, danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp có thể được củng cố trên thị trường, giúp tăng cường vị thế cạnh tranh và mở rộng thị phần cho thương hiệu.

Ngoài ra, việc duy trì nguồn khách hàng thường xuyên cũng giúp mỗi doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh đáng kể. Cụ thể, giảm chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng mới, chi phí tiếp thị, quảng cáo hoặc khuyến mãi...

Giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất

Bằng cách giảm thiểu rủi ro liên quan đến vấn đề chất lượng nhờ áp dụng Lean 6 Sigma, mỗi doanh nghiệp có thể đạt được sự tăng trưởng về sản lượng, khách hàng, doanh thu, thị phần và lợi nhuận. Đồng thời, họ cũng có thể tăng đầu tư vào phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Thực tế, việc đảm bảo chất lượng luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững trong dài hạn.

Tạo nên những thay đổi tích cực trong văn hóa doanh nghiệp

Quy trình làm việc hiệu quả đóng vai trò quan trọng như một cầu nối giữa nhân viên và doanh nghiệp. Trong phương pháp Lean 6 Sigma, con người được coi trọng không kém phần so với các yếu tố kỹ thuật khác. 

Hơn nữa, phương pháp này cung cấp các công cụ đo lường minh bạch để giải quyết mâu thuẫn trong quy trình kinh doanh. Điều này giúp cho việc định hình và định hướng nhân viên trở nên dễ dàng, bất kể họ hoạt động trong bối cảnh văn hoá doanh nghiệp nào.

Kết luận

Bài viết này đã phân tích sự khác biệt giữa 6 Sigma và Lean 6 Sigma là gì và cung cấp một số hướng dẫn để lựa chọn giải pháp phù hợp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt và áp dụng phương pháp hiệu quả nhất để tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được thành công.

Lựa chọn giữa Six Sigma và Lean Six Sigma phụ thuộc vào mục tiêu, đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng của doanh nghiệp. 6 Sigma phù hợp nếu doanh nghiệp tập trung vào việc giảm thiểu sai sót và hướng đến chất lượng hoàn hảo. Lean 6 Sigma là lựa chọn tốt nếu doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí và cải thiện hiệu quả. Doanh nghiệp nên đánh giá nhu cầu, mục tiêu và khả năng ứng dụng của mình trước khi đưa ra quyết định.

Ngoài hai phương pháp trên, doanh nghiệp có thể áp dụng giải pháp Hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES của Nhà cung cấp giải pháp điều hành và thực thi sản xuất DACO để cải thiện hoạt động quản lý chất lượng, quy trình sản xuất tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình sản xuất từ việc thu thập dữ liệu thời gian thực đến việc theo dõi, điều khiển hiệu suất sản xuất.

Tùy vào đặc thù riêng của từng doanh nghiệp, hệ thống SEEACT-MES sẽ được chúng tôi thiết kế phù hợp nhất với mô hình sản xuất của từng nhà máy, từng phân xưởng, từng ngành sản xuất. Nhờ đó mang lại được hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ ngay qua số Hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ để được chúng tôi tư vấn 1-1 về giải pháp và nhận demo cách sử dụng hệ thống MES miễn phí!

Bài viết tham khảo thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật