Danh Mục Sản Phẩm

Bảo dưỡng là gì? Các hình thức và quy trình bảo trì bảo dưỡng

Mã Sản Phẩm
: Bao tri bao duong 04
Tên Sản Phẩm
: Bảo dưỡng là gì? Các hình thức và quy trình bảo trì bảo dưỡng
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Tìm hiểu bảo dưỡng là gì? So sánh sự khác biệt của bảo trì và bảo dưỡng là gì. Bên cạnh đó nắm rõ quy trình bảo trì bảo dưỡng theo truyền thống và ứng dụng công nghệ.

Chi Tiết Sản Phẩm


Bảo trì và bảo dưỡng là những hoạt động then chốt quyết định đến hiệu suất và tuổi thọ của máy móc, thiết bị trong hệ thống sản xuất. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo trì bảo dưỡng, bạn sẽ tránh được các sự cố ngoài ý muốn, tối ưu hoá chi phí và đảm bảo an toàn lao động. Vậy bảo dưỡng là gì và quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị diễn ra như thế nào?

bao-duong-la-gi

1. Bảo dưỡng là gì?

Trước hết, khái niệm bảo dưỡng là gì? Bảo dưỡng là quá trình duy trì và tối ưu hóa hiệu suất, độ bền và hoạt động của thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng trong một hệ thống hoặc môi trường làm việc. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ không chỉ giảm thiểu rủi ro sự cố và gián đoạn sản xuất mà còn bảo đảm an toàn lao động, tăng năng suất và giảm chi phí lâu dài cho doanh nghiệp. 

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay, việc duy trì và nâng cao hiệu suất của thiết bị, máy móc, hạ tầng là yếu tố quan trọng đối với thành công của một doanh nghiệp, từ đó làm cho hoạt động bảo dưỡng trở thành một phần không thể thiếu trong quản lý sản xuất và vận hành.

2. Sự khác nhau giữa bảo trì bảo dưỡng là gì?

su-khac-nhau-cua-bao-tri-bao-duong-la-gi

Về mục đích: Bảo trì nhằm duy trì thiết bị, máy móc, hoặc hệ thống ở mức độ tối ưu để có thể hoạt động lâu dài một cách bền vững. Trái lại, bảo dưỡng nhằm kéo dài tuổi thọ của thiết bị, máy móc, hoặc hệ thống.

Về thời  gian thực hiện: Bảo trì thường được thực hiện theo lịch trình định kỳ, trong khi bảo dưỡng có thể được lên kế hoạch hoặc thực hiện khi cần thiết.

Về phương pháp thực hiện: Bảo trì thường bao gồm kiểm tra và sửa chữa các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành. Trong khi đó, bảo dưỡng thường liên quan đến thay thế các linh kiện hoặc các hoạt động bảo quản, sửa chữa khác.

Về tần suất: Bảo trì thường được thực hiện nhiều lần hơn so với bảo dưỡng. Việc kiểm tra định kỳ thiết bị, máy móc, hoặc hệ thống giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề sớm hơn.

Về chi phí: Chi phí bảo trì thường cao hơn so với bảo dưỡng do yêu cầu nhiều hoạt động sửa chữa và thay thế linh kiện.

3. Mục đích của bảo trì bảo dưỡng là gì?

Bảo trì bảo dưỡng thiết bị nhằm tối đa hóa hoạt động của hệ thống máy móc trong đơn vị với chi phí thấp.

muc-dich-cua-bao-tri-bao-duong 

  • Việc bảo trì định kỳ giúp giảm mức độ hao mòn của máy móc, gia tăng tuổi thọ và giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc, từ đó nâng cao hiệu suất hoạt động.
  • Ngoài ra, việc bảo trì bảo dưỡng định kỳ còn mang đến lợi ích về mặt an toàn bằng cách giảm thiểu nguy cơ cháy nổ không đáng có, bảo đảm môi trường sống an toàn cho công nhân viên.
  • Bên cạnh đó, việc bảo trì bảo dưỡng còn nâng cao hiệu quả của các hoạt động kiểm tra, giám sát và quản lý vận hành đơn vị. 
  • Cuối cùng, bảo trì bảo dưỡng giúp tối ưu hóa thời gian máy móc ngừng hoạt động và giảm thiểu chi phí sửa chữa, đồng thời cải thiện hiệu quả hệ thống để phục vụ tốt hơn cho hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức.

4. Các hình thức bảo trì và bảo dưỡng máy móc là gì?

4.1 Bảo trì định kỳ

Bảo trì định kỳ dựa trên thông số kỹ thuật của nhà sản xuất và tình trạng hiện tại của máy móc. Nhiều nhà quản lý sử dụng phần mềm để quản lý quá trình bảo trì cho từng loại máy móc. Các doanh nghiệp lớn sử dụng hệ thống quản lý sản xuất như SEEACT-MES có module quản lý máy móc thiết bị để thực hiện bảo trì, bảo dưỡng định kỳ vô cùng hiệu quả.

4.2 Sửa chữa khi máy hỏng

Loại hình này phù hợp với các cơ sở kinh doanh nhỏ. Máy móc chỉ được bảo trì khi hỏng. Công việc bảo trì không chỉ đơn giản là thay dầu hoặc tra mỡ, mà còn bao gồm các biện pháp sửa chữa. Phương pháp này ít được ưa chuộng do có thể gây hao mòn máy móc và tăng chi phí bảo trì lâu dài cho doanh nghiệp.

cac-hinh-thuc-bao-tri-bao-duong

4.3 Bảo trì theo tình trạng máy

Phương pháp bảo trì theo tình trạng máy thường áp dụng tại các doanh nghiệp có quy mô lớn. Việc bảo trì định kỳ cho tất cả các thiết bị giúp ban quản lý nắm rõ tình trạng hoạt động của chúng. Điều này giúp ban quản lý lập kế hoạch thay thế linh kiện và sửa chữa để duy trì hoạt động ổn định của doanh nghiệp.

5. Quy trình bảo trì và bảo dưỡng máy móc thiết bị truyền thống

Sau khi hiểu bảo trì bảo dưỡng là gì và các hình thức của hoạt động này, có thể bạn cần biết về quy trình bảo trì và bảo dưỡng cũng như thay thế và sửa chữa máy móc thiết bị.

5.1 Sơ đồ quy trình bảo trì bảo dưỡng

Bước 1: Lập kế hoạch định kỳ: Thiết lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho từng loại máy móc theo quy định của nhà sản xuất.

Bước 2: Đề xuất bảo trì: Xác nhận hư hỏng của thiết bị, tình trạng và mức độ. Nhân viên kỹ thuật đề xuất bảo trì sớm để đảm bảo máy móc hoạt động ổn định.

Bước 3: Xác nhận và phê duyệt: Phòng hành chính nhân sự tiếp nhận và xem xét đề xuất từ phòng kỹ thuật. Sau đó, xác nhận thông tin và phê duyệt dựa trên tính hợp lý và độ tin cậy.

Bước 4: Tiến hành bảo trì: Sau khi đề xuất được phê duyệt, bộ phận kỹ thuật liên hệ nhà cung cấp hoặc bố trí nhân lực để tiến hành bảo trì.

Bước 5: Kiểm tra và nghiệm thu: Phòng hành chính nhân sự và kỹ thuật giám sát tiến độ bảo trì. Sau đó, lập biên bản nghiệm thu và ghi nhận kết quả.

Bước 6: Tổng hợp và lưu trữ hồ sơ: Dựa trên biên bản nghiệm thu, phòng HCNS tổng hợp số liệu và ghi chép vào sổ theo dõi.

5.2 Quy trình thay thế và sửa chữa

  1. Trình báo: Khi thiết bị gặp sự cố, người phát hiện sẽ ghi nhận tên thiết bị, hiện trạng, vị trí và thời gian phát hiện hư hỏng.
  2. Xác nhận: Phòng hành chính nhân sự thông báo ngay cho bộ phận kỹ thuật sau khi nhận được trình báo.
  3. Đề xuất phương án: Bộ phận kỹ thuật đề xuất phương án, về chi phí dự trù, đơn vị sửa chữa và thời gian thực hiện, sau đó gửi về phòng hành chính nhân sự.
  4. Phê duyệt: Phòng hành chính nhân sự đánh giá tính hợp lý của phương án để trình ban giám đốc và thông báo cho phòng kỹ thuật.
  5. Sửa chữa, thay thế: Phòng kỹ thuật liên hệ nhà cung cấp thiết bị hoặc bố trí nhân lực thực hiện sửa chữa, thay thế theo nội dung đã phê duyệt. Nhân viên kỹ thuật phải đảm bảo tiến độ và chi phí phù hợp.
  6. Nghiệm thu: Phòng kỹ thuật phối hợp với phòng HCNS giám sát quá trình sửa chữa. Khi hoàn thành, lập biên bản nghiệm thu ghi nhận kết quả sửa chữa, thay thế.
  7. Lưu trữ hồ sơ theo dõi: Phòng hành chính nhân sự ghi nhận kết quả, lưu vào sổ theo dõi và báo cáo với ban giám đốc.

quy-trinh-bao-tri-bao-duong

6. Bảo trì bảo dưỡng ứng dụng công nghệ

Với sự phát triển của công nghệ, phần mềm quản lý sản xuất MES (Manufacturing Execution System) đã trở thành công cụ đắc lực trong việc quản lý bảo trì bảo dưỡng. Hệ thống SEEACT-MES của DACO - Nhà cung cấp giải pháp tự động hóa hàng đầu không chỉ giúp tự động hóa các quy trình quản lý sản xuất mà còn tích hợp module quản lý bảo trì bảo dưỡng, giúp:

  • Theo dõi tình trạng máy móc theo thời gian thực: Giúp phát hiện sớm các vấn đề và lên kế hoạch bảo trì kịp thời.
  • Check sheet phát sinh lỗi bất thường của máy móc
  • Lên lịch bảo trì tự động: Giúp đảm bảo các hoạt động bảo trì được thực hiện đúng lịch trình và hiệu quả.
  • Quản lý lịch sử bảo trì, hồ sơ máy móc: Lưu trữ và phân tích dữ liệu bảo trì để cải thiện quy trình và dự đoán nhu cầu bảo dưỡng trong tương lai.
  • Đảm bảo máy móc luôn đạt năng suất tối đa: Quản lý hiệu quả vật tư và máy móc, đảm bảo sự sẵn sàng của máy móc và thiết bị.
  • Trích xuất báo cáo về hoạt động bảo trì, bảo dưỡng.

Tóm lại, hiểu bảo trì bảo dưỡng là gì, biết kết hợp giữa quy trình bảo trì bảo dưỡng truyền thống và công nghệ hiện đại như phần mềm  SEEACT-MES sẽ giúp doanh nghiệp nắm được chìa khóa để phát triển thành công bền vững trong ngành công nghiệp cạnh tranh ngày nay.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật