Danh Mục Sản Phẩm

Tìm hiểu các loại rủi ro trong doanh nghiệp để phòng tránh hiệu quả

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 77
Tên Sản Phẩm
: Tìm hiểu các loại rủi ro trong doanh nghiệp để phòng tránh hiệu quả
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Hiểu rõ các loại rủi ro trong doanh nghiệp là bước đầu quan trọng để quản lý và phòng tránh rủi ro, mang đến hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Chi Tiết Sản Phẩm


Mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp đều phải đối mặt với những rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của các dự án. Rủi ro có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, các nhà lãnh đạo và quản lý cần tìm hiểu về các loại rủi ro trong doanh nghiệp để hiểu những tác động mà rủi ro mang lại để có biện pháp xử lý hiệu quả.

1. Rủi ro chiến lược

Trước hết, rủi ro chiến lược là những vấn đề ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu chiến lược, mục tiêu kinh doanh của công ty. Loại rủi ro này có thể ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 

rui-ro-chien-luoc

Rủi ro chiến lược bao gồm các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Để quản lý loại rủi ro này, doanh nghiệp cần đảm bảo đội ngũ quản lý kinh doanh và điều hành cấp cao ổn định và có kỹ năng, khả năng hoạt động tốt, có thể ứng phó tốt với những thay đổi của thị trường.

2. Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động một trong các loại rủi ro ảnh hưởng đến khả năng điều hành, hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Nó có thể bao gồm nhiều loại rủi ro khác như rủi ro về môi trường, địa chính trị, cơ sở vật chất, rủi ro đến từ chuỗi cung ứng và nhà cung cấp bên thứ ba,...có ảnh hưởng đến hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp.

Để đối phó với rủi ro hoạt động, doanh nghiệp cần đảm bảo các quy trình, thủ tục, chính sách, con người và hệ thống của công ty đủ ổn định và hiệu quả để vượt qua những bất lợi.

3. Rủi ro quy trình

Một trong các loại rủi ro trong doanh nghiệp được nhắc đến đó là rủi ro quy trình. Nó ảnh hưởng đến các quy trình kinh doanh khác nhau của công ty, từ quy trình nội bộ đến các chuỗi cung ứng. Để các quy trình trong doanh nghiệp hoạt động trơn tru hiệu quả, tổ chức cần đánh giá rủi ro và thực hiện các phương pháp để giảm thiểu rủi ro phát sinh.

4. Rủi ro tài chính

cac-loai-rui-ro-rui-ro-tai-chinh

Rủi ro tài chính đến từ các yếu tố kinh doanh có thể ảnh hưởng đến dòng tiền, lợi nhuận, bảng cân đối kế toán và khả năng thanh toán của tổ chức. Hiệu suất cổ phiếu trong doanh nghiệp là yếu tố phản ánh khả năng doanh nghiệp xử lý và đối mặt với các rủi ro tài chính và kinh doanh có tốt hay không.

5. Rủi ro tuân thủ

Trong doanh nghiệp, nhân viên cần tuân thủ các khuôn khổ và chính sách, thủ tục mà ban lãnh đạo, điều hành đặt ra. Việc tuân theo các yêu cầu quản lý và quy định mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Trong khi việc thực hiện không tốt có thể tạo ra các rủi ro tuân thủ khiến doanh nghiệp phải đối mặt với những hậu quả nặng nề.

6. Rủi ro pháp lý

Rủi ro pháp lý là một trong các loại rủi ro liên quan đến nghĩa vụ hợp đồng và pháp luật liên quan. Đồng thời nó cũng có thể xảy ra khi có những trục trặc của sản phẩm về vấn đề an toàn, hay những hành động vi phạm pháp luật của nhân viên trong doanh nghiệp. 

Để quản lý rủi ro pháp lý đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định và hiểu được hậu quả của việc không tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý của mình.

7. Rủi ro kinh tế vĩ mô

Trước sự toàn cầu hoá thương mại, lãi suất tăng và căng thẳng kinh tế ngày càng cao giữa các quốc gia, một trong các loại rủi ro - rủi ro kinh tế vĩ mô là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố này bởi nó có thể ảnh hưởng đến mọi yếu tố khác. 

8. Rủi ro con người

rui-ro-con-nguoi

Mọi công ty đều dựa vào con người để vận hành thành công và rủi ro liên quan đến con người là yếu tố ảnh hưởng đến mọi doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần tuyển dụng và có chính sách đãi ngộ để giữ chân những nhân sự có kỹ năng tốt đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh. 

9. Rủi ro công nghệ

Rủi ro công nghệ liên quan đến rủi ro về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Hệ thống có thể đã cũ, quá tốn kém, ngừng hoạt động hoặc đang mở rộng và tạo ra những rủi ro.

10. Rủi ro an ninh mạng

Một trong các loại rủi ro được liệt kê độc lập do những chi phí và thiệt hại kinh doanh đáng kể mà nó gây ra là rủi ro an ninh mạng, hay còn được gọi là rủi ro mạng. Theo báo cáo chi phí vi phạm dữ liệu năm 2023 của IBM, dựa trên một nghiên cứu đã thống kê chi phí trung bình cho các rủi ro về an ninh mạng ở 553 tổ chức trên toàn thế giới lên đến 4,45 triệu USD.

rui-ro-an-ninh-mang

Ngoài các cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu, rủi ro an ninh mạng còn bao gồm các hoạt động bất hợp pháp như trộm cắp, lừa đảo, tham nhũng, rửa tiền và các tội phạm tài chính khác gây tổn hại đến tiền bạc và danh tiếng của tổ chức.

11. Rủi ro dữ liệu

Dữ liệu có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, vì vậy quản trị dữ liệu là một việc vô cùng quan trọng.  Việc không quản lý rủi ro về dữ liệu có thể khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh, mất thị phần và bị thua lỗ.

12. Rủi ro AI

rui-ro-ai

Khi AI ngày càng phổ biến, các doanh nghiệp sử dụng AI trong hoạt động kinh doanh cần chú ý đến quản lý những rủi ro mà công nghệ AI mang lại. Rủi ro khi sử dụng AI có thể kể đến như cung cấp dữ liệu chất lượng thấp, chi phí đầu tư cao.

13. Rủi ro danh tiếng

Khi doanh nghiệp quản lý các loại rủi ro khác không tốt, danh tiếng sẽ bị tổn hại. Tuy vậy, rủi ro danh tiếng có thể được quản lý để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn. Doanh nghiệp có thể kiểm soát cách định vị thương hiệu trên thị trường và những kỳ vọng mà khách hàng, đối tác kinh doanh dành cho họ.

Tóm lại, các loại rủi ro trong doanh nghiệp có thể kể đến như: Rủi ro chiến lược, hoạt động, quy trình, tài chính, tuân thủ, pháp lý, kinh tế vĩ mô, con người, công nghệ, an ninh mạng, dữ liệu, rủi ro AI và rủi ro danh tiếng. Đây đều là những vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đối diện và vượt qua.

Để giảm thiểu các rủi ro trên, nhiều doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất đang áp dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại, trong đó hệ thống quản lý sản xuất MES (Manufacturing Execution System) là một giải pháp nổi bật và hiệu quả.

Việc triển khai SEEACT-MES (Một giải pháp MES chuyên sâu từ đơn vị cung cấp hệ thống quản trị sản xuất DACO) không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn là một phương thức quan trọng để quản lý và giảm thiểu các loại rủi ro trong kinh doanh. Nhờ có SEEACT-MES, doanh nghiệp có thể đảm bảo quy trình sản xuất ổn định, linh hoạt ứng phó với các biến động và luôn duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Để tìm hiểu thêm về SEEACT-MES và được tư vấn miễn phí, hãy liên hệ đến số Hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật