Danh Mục Sản Phẩm

Bảo trì là gì? Ứng dụng công nghệ vào hoạt động bảo trì hiệu quả

Mã Sản Phẩm
: Bao tri bao duong 03
Tên Sản Phẩm
: Bảo trì là gì? Ứng dụng công nghệ vào hoạt động bảo trì hiệu quả
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Bảo trì là gì? Cùng DACO tìm hiểu ngay về hoạt động bảo trì, tìm ra hình thức bảo trì phù hợp cho doanh nghiệp cũng như ứng dụng công nghệ vào hoạt động này.

Chi Tiết Sản Phẩm


Trong mọi ngành công nghiệp, bảo trì là một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo máy móc và thiết bị hoạt động hiệu quả và bền bỉ. Việc bảo trì định kỳ không chỉ giúp tránh các sự cố bất ngờ, mà còn kéo dài tuổi thọ của thiết bị, giảm thiểu chi phí sửa chữa và tối ưu hóa năng suất sản xuất. Hãy cùng DACO tìm hiểu nhanh về hoạt động quan trọng này qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về bảo trì là gì?

1.1 Bảo trì là gì?

khai-niem-bao-tri-la-gi

Trước hết, bảo trì là gì? Đây là tập hợp các hoạt động kỹ thuật nhằm mục đích duy trì hoạt động, vận hành hoặc sửa chữa các thiết bị, máy móc, hệ thống để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả, an toàn trong suốt thời gian sử dụng.

Ví dụ trong một nhà máy, việc bảo trì bao gồm: Đảm bảo hoạt động tốt cho hệ thống chiếu sáng, máy móc, hệ thống sưởi, thông gió, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống camera giám sát, hệ thống mạng, server, hệ thống báo cháy, ra vào, vv…

1.2  Sự khác nhau giữa bảo trì và bảo dưỡng

Bảo trì và bảo dưỡng đều là những hoạt động nhằm giúp máy móc, thiết bị, hệ thống hoạt động tốt. Tuy nhiên, hai hoạt động này có một số điểm khác biệt:

Khía cạnh

Bảo trì

Bảo dưỡng

Mục đích

Duy trì hoạt động của thiết bị ở mức tối ưu, ngăn ngừa sự cố hỏng hóc, kéo dài tuổi thọ

Phục hồi tình trạng khi thiết bị đã hỏng hoặc xuống cấp, giúp thiết bị hoạt động trở lại bình thường

Thời điểm thực hiện

Định kỳ

Khi thiết bị có dấu hiệu hỏng hoặc không bình thường

Công việc thực hiện

Kiểm tra, vệ sinh, bôi trơn, điều chỉnh, thay thế các bộ phận hao mòn,...

Sửa chữa, thay thế các bộ phận hỏng hóc, cải tạo, đại tu…

Lợi ích

Giúp thiết bị hoạt động ổn định, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng

Giảm nguy cơ hỏng, sự cố, tai nạn và kéo dài tuổi thọ

Giúp thiết bị hoạt động trở lại bình thường và kéo dài tuổi thọ

Giảm những chi phí sửa chữa trong tương lai

Đảm bảo an toàn sử dụng

Ví dụ

Tra dầu mỡ cho xe máy định kỳ, vệ sinh động cơ,...

Sửa chữa xe máy khi bị hỏng, thay thế bộ phận mòn như bánh xe,...

1.3 Quản lý bảo trì máy móc thiết bị là gì?

Quản lý bảo trì máy móc thiết bị là hoạt động diễn ra ở mọi doanh nghiệp nhằm đảm bảo các máy móc, thiết bị của doanh nghiệp hoạt động ổn định, an toàn, kéo dài tuổi thọ, nâng cao hiệu quả sản xuất từ đó tiết kiệm chi phí.

Việc quản lý thường bao gồm các công việc như:

  • Lên kế hoạch và lập lịch bảo trì bao gồm xác định máy móc, thiết bị cần tu sửa, các công việc cần thực hiện và nhân sự, phụ tùng cần thiết
  • Thực hiện bảo trì
  • Giám sát tình trạng máy móc, thiết bị để phát hiện sớm dấu hiệu hư hỏng để xử lý kịp thời
  • Lưu trữ dữ liệu,vv…

Hiện nay, việc sử dụng các công nghệ hiện đại vào việc quản lý bảo trì thiết bị, máy móc như hệ thống MES có thể giúp nhà quản lý nắm được tình trạng hoạt động, số lần lỗi của máy móc để lên kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng phù hợp, giúp máy móc hoạt động với hiệu suất tốt nhất.

2. Tầm quan trọng của việc bảo trì

tam-quan-trong-cua-bao-tri

Hãy điểm qua những lý do mà doanh nghiệp cần bảo trì máy móc, thiết bị của mình:

  1. Ngăn ngừa hỏng hóc đột xuất: Phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng tiềm ẩn tại hệ thống, máy móc, từ đó giúp ngăn ngừa các sự cố đột ngột xảy ra gây tổn thất cũng như kéo dài tuổi thọ cho máy móc, thiết bị, tài sản.
  2. Nâng cao hiệu suất hoạt động doanh nghiệp: Doanh nghiệp có máy móc, thiết bị vận hành trơn tru hiệu quả sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất, vận hành hiệu quả và nâng cao năng suất làm việc, giảm lãng phí thời gian,con người,...
  3. Đáp ứng tiêu chuẩn tuân thủ an toàn về máy móc, thiết bị: Việc bảo trì vô cùng cần thiết để đảm bảo máy móc, thiết bị hoạt động an toàn, giảm nguy cơ tai nạn lao động và bảo đảm sức khoẻ cho con người.
  4. Tiết kiệm chi phí: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, câu nói thể hiện việc bảo trì có thể giảm chi phí sửa chữa lớn sau này. Ngoài ra, máy móc hoạt động tốt giúp doanh nghiệp giảm chi phí máy ngừng, gây tổn thất sản xuất.
  5. Nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp khi đảm bảo các sự cố không xảy ra.
  6. Giảm tác động tiêu cực đến môi trường
  7. Nâng cao tinh thần làm việc của tập thể nhân viên

3. Các loại hình bảo trì là gì?

cac-loai-hinh-bao-tri-la-gi

Hiểu rõ về các loại hình bảo trì khác nhau sẽ giúp bạn lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân hoặc doanh nghiệp. Mỗi loại hình đều có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với các trường hợp cụ thể. 

Ví dụ, nếu bạn có ngân sách hạn hẹp, bảo trì phản ứng có thể là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn cần đảm bảo độ tin cậy cao cho thiết bị, bảo trì dự đoán sẽ là lựa chọn hiệu quả hơn. Hãy tìm hiểu về các loại hình sau đây:

3.1 Bảo trì phản ứng

Đây là loại hình không theo kế hoạch, thực hiện khi có sự cố, hỏng hóc bất ngờ xảy ra. Doanh nghiệp giảm được chi phí tu sửa cố định hàng tháng, hàng quý tuy nhiên như đã phân tích ở trên, hình thức này có thể khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, việc bảo trì phản ứng cũng không tối ưu được chi phí và hiệu quả do không có nhiều lựa chọn về đối tác phù hợp.

3.2 Bảo trì sửa chữa 

Loại hình này là quá trình khắc phục sự cố đã xảy ra để khôi phục thiết bị hoặc hệ thống về trạng thái hoạt động bình thường. Hình thức này thường được thực hiện sau khi đã xác định rõ nguyên nhân của sự cố và các biện pháp khắc phục.

3.3 Bảo trì chủ động 

Bảo trì chủ động, theo kế hoạch, là hoạt động tu sửa được lên kế hoạch và thực hiện theo lịch trình cụ thể. Phương pháp này giúp giảm thiểu sự cố hỏng hóc bất ngờ và duy trì hiệu suất hoạt động tối ưu của thiết bị.

3.4 Bảo trì phòng ngừa

Loại hình này là các hoạt động bảo trì được thực hiện định kỳ dựa trên lịch trình hoặc thời gian hoạt động của thiết bị, nhằm ngăn ngừa sự cố xảy ra. Điều này bao gồm kiểm tra, làm sạch, thay thế các bộ phận và hiệu chỉnh thiết bị.

3.5 Bảo trì dự đoán 

Bảo trì dự đoán sử dụng các công nghệ hiện đại như cảm biến và phần mềm phân tích dữ liệu để dự đoán khi nào thiết bị có khả năng gặp sự cố. Dựa trên dữ liệu thu thập được, việc tu sửa chỉ được thực hiện khi cần thiết, giúp tối ưu hóa chi phí và hiệu quả hoạt động.

3.6 Bảo trì dựa trên điều kiện

Bảo trì dựa trên điều kiện là theo dõi tình trạng thực tế của thiết bị và tu sửa khi các thông số của máy móc vượt quá ngưỡng quy định. Phương pháp này cần sử dụng các công cụ giám sát và phân tích dữ liệu để liên tục cập nhật tình trạng thiết bị.

4. Quy trình bảo trì hiệu quả

quy-trinh-bao-tri-hieu-qua

Đối với các loại hình cần có kế hoạch cụ thể, quy trình bảo trì được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch: Doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá tình trạng hiện tại của thiết bị và hệ thống, xác định nhu cầu tu sửa và lập lịch chi tiết thời gian, tần suất, công việc bảo trì.

Bước 2: Chuẩn bị: Chuẩn bị công cụ và vật tư để đảm bảo mọi thứ cần thiết đều sẵn sàng, đảm bảo nhân viên thực hiện có chuyên môn cao

Bước 3: Thực hiện tu sửa theo kế hoạch: Tiến hành kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận cần thiết. Ghi lại quá trình này, gồm các việc đã thực hiện và vấn đề phát sinh.

Bước 4: Kiểm tra sau bảo trì: Đánh giá lại tình trạng của thiết bị sau quá trình tu sửa, chạy thử nghiệm đảm bảo hoạt động tốt và an toàn.

Bước 5: Đánh giá và cải tiến: Phân tích dữ liệu từ quá trình này để đánh giá hiệu quả và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, đưa ra các cải tiến để giảm thiểu sự cố trong tương lai.

Bước 6: Báo cáo và lưu trữ: Lập báo cáo về quá trình bảo trì, kết quả và khuyến nghị cho lần xử lý tiếp theo, lưu trữ hồ sơ liên quan để tham khảo và sử dụng trong tương lai.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo trì sản xuất

Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ vào quá trình bảo trì ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết. Các công nghệ như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) giúp giám sát tình trạng thiết bị theo thời gian thực, phân tích dữ liệu và đưa ra các dự báo chính xác về thời điểm cần xử lý.

Hiện nay, hệ thống SEEACT-MES (Manufacturing Execution System) trong quản lý sản xuất không chỉ giúp quản lý quy trình sản xuất hiệu quả mà còn tích hợp các chức năng bảo trì thiết bị vào hệ thống. Với SEEACT-MANT (Maintenance), mọi dữ liệu về tình trạng thiết bị như hồ sơ thiết bị, lịch sử bảo dưỡng- sửa chữa, và các dự báo về sự cố tiềm năng đều được lưu trữ và phân tích một cách chính xác. 

SEEACT-MANT giúp doanh nghiệp lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng và giúp đội ngũ thực hiện có thể hành động nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu thời gian ngừng máy và tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo quá trình này luôn diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Với SEEACT-MANT, doanh nghiệp hoàn toàn có thể:

  • Số hoá thông tin của thiết bị, máy móc
  • Theo dõi hồ sơ về thời gian sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị
  • Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa
  • Nhận thông báo, nhắc nhở về thời gian cần sửa chữa, bảo dưỡng cũng như trạng thái sửa chữa, thay thế phụ tùng
  • Giám sát theo thời gian thực trạng thái của thiết bị

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến hệ thống quản lý SEEACT-MANT, hãy gửi những câu hỏi cho chuyên gia của DACO theo hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được các vấn đề xoay quanh bảo trì là gì để có những hành động hiệu quả nhất cho công việc của mình.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật