Danh Mục Sản Phẩm

Kiểm soát rủi ro là gì? Phân loại và các biện pháp kiểm soát rủi ro

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 76
Tên Sản Phẩm
: Kiểm soát rủi ro là gì? Phân loại và các biện pháp kiểm soát rủi ro
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Để vượt qua được những rủi ro, khó khăn, hãy cùng DACO tìm hiểu về kiểm soát rủi ro là gì, tầm quan trọng, phân loại và các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả ngay nhé.

Chi Tiết Sản Phẩm


Đối mặt với rủi ro là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng gặp phải trong quá trình hình thành và phát triển. Khi đối diện với những khó khăn này, điều quan trọng là doanh nghiệp cần có biện pháp để kiểm soát rủi ro một cách hợp lý và hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu kiểm soát rủi ro là gì, hiểu được tầm quan trọng và có được những kiến thức cơ bản nhất về vấn đề này.

1. Kiểm soát rủi ro là gì?

kiem-soat-rui-ro-la-gi

Trước hết, kiểm soát rủi ro là gì? Đây là một quá trình gồm các biện pháp, chiến lược, kỹ thuật, công cụ và chính sách được sử dụng để né tránh, giảm thiểu, ngăn ngừa hoặc hạn chế những tổn thất có thể xảy ra với tổ chức khi rủi ro xuất hiện.

Theo một cách hiểu khác, đây là một phần quan trọng trong quản lý rủi ro, bao gồm việc nhận diện, đánh giá và thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro có thể ảnh hưởng đến một tổ chức, dự án hoặc hoạt động.

2. Vì sao phải kiểm soát rủi ro?

Kiểm soát rủi ro có vai trò vô cùng quan trọng đối với cá nhân, tổ chức và cả xã hội, phải kể đến các vai trò như:

  • Bảo vệ tài sản và các nguồn lực: Kiểm soát các rủi ro giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa những tổn thất của doanh nghiệp như tài sản, con người, lợi nhuận khi các sự kiện rủi ro bất ngờ xảy ra.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động: Xác định và đánh giá các rủi ro còn giúp cá nhân và tổ chức lên kế hoạch, đưa ra những quyết định sáng suốt để tránh những sai lầm có thể dẫn đến tổn hại. Đảm bảo tổ chức có thể hoạt động liên tục không bị gián đoạn cũng như loại bỏ các yếu tố gây cản trở đến hoạt động của tổ chức.
  • Bảo vệ sức khỏe và an toàn: Trong nhiều lĩnh vực, việc kiểm soát rủi ro có vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo sự an toàn, giảm thiểu tai nạn cho người lao động.
  • Bảo vệ uy tín, thương hiệu doanh nghiệp: Bằng cách kiểm soát các rủi ro có liên quan đến uy tín và hình ảnh, doanh nghiệp có thể bảo vệ danh tiếng và giữ vững niềm tin của khách hàng, đối tác, nhà đầu tư.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật: Nhiều ngành nghề yêu cầu tổ chức cần tuân thủ quy định về quản lý rủi ro, nếu không sẽ phải chịu các hình phạt theo pháp luật.

3. Ví dụ về kiểm soát rủi ro

vi-du-ve-kiem-soat-rui-ro

Để hiểu hơn về khái niệm trên và ý nghĩa của hoạt động kiểm soát, quản lý rủi ro, hãy tham khảo các ví dụ sau đây:

  • Đối với cá nhân, việc mua bảo hiểm y tế giúp giảm thiểu gánh nặng tài chính khi gặp rủi ro về sức khỏe. Đối với doanh nghiệp, kiểm soát các rủi ro tài chính giúp bảo vệ lợi nhuận, tránh phá sản.
  • Doanh nghiệp thực hiện khảo sát thị trường để đánh giá rủi ro liên quan đến việc ra mắt một sản phẩm mới, từ đó đưa ra quyết định có nên ra mắt sản phẩm mới hay không.
  • Một ngân hàng thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro chặt chẽ để bảo vệ tiền gửi của khách hàng, để gia tăng uy tín và bảo vệ sự an toàn tài chính cho khách hàng.
  • Việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động có thể giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động trong doanh nghiệp.

4. Các loại rủi ro trong doanh nghiệp

cac-loai-rui-ro

Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại phổ biến:

4.1 Rủi ro có thể phòng tránh được

Rủi ro có thể phòng tránh được là những rủi ro mà doanh nghiệp có thể kiểm soát hoặc giảm thiểu thông qua các biện pháp quản lý nội bộ. Đó có thể bao gồm các hành vi vi phạm quy định công ty của nhân viên, các việc làm phi đạo đức về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Các loại rủi ro này mặc dù không gây quá nhiều thiệt hại nhưng vẫn cần phải loại bỏ.

4.2 Rủi ro chiến lược

Trái với rủi ro mang tính tiêu cực như bên trên, rủi ro chiến lược là loại rủi ro doanh nghiệp tự nguyện chấp nhận để đạt được lợi nhuận, mục tiêu của chiến lược kinh doanh. Rủi ro chiến lược là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt trước những kế hoạch và mục tiêu lớn trong quá trình chinh phục thị trường.

4.3 Rủi ro từ bên ngoài

Một loại rủi ro nữa các doanh nghiệp, tổ chức cần phải đối mặt đó là các rủi ro đến từ bên ngoài doanh nghiệp. Như rủi ro thiên tai, dịch bệnh, biến động chính trị, kinh tế vĩ mô,... đều có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của một tổ chức. Để vượt qua được những rủi ro từ bên ngoài, doanh nghiệp cần xác định và lên kế hoạch càng sớm càng tốt để giảm thiểu tối đa tác động của chúng.

5. Các biện pháp kiểm soát rủi ro

cac-bien-phap-kiem-soat-rui-ro

Để kiểm soát các rủi ro một cách hiệu quả, các tổ chức và doanh nghiệp thường áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Dưới đây là các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp:

5.1 Né tránh rủi ro

Đây là biện pháp tránh hoàn toàn rủi ro bằng cách không tham gia vào hoạt động hoặc quyết định có thể dẫn đến rủi ro đó. Ví dụ một doanh nghiệp có thể quyết định né tránh không đầu tư vào thị trường mới vì ở đó có rủi ro về kinh tế, chính trị cao.

5.2 Giảm thiểu rủi ro

Phương pháp tiếp theo doanh nghiệp có thể áp dụng là giảm khả năng xảy ra hoặc giảm tác động tiêu cực của rủi ro thông qua các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả. 

Ví dụ tại các doanh nghiệp hiện nay, việc cải thiện hệ thống bảo mật thông tin để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công mạng là một biện pháp giảm thiểu rủi ro.

5.3 Chuyển giao rủi ro

Đây là biện pháp chuyển giao rủi ro sang một bên thứ ba. Biện pháp này thường thông qua các hợp đồng hoặc bảo hiểm. Ví dụ doanh nghiệp mua bảo hiểm để chuyển giao rủi ro thiệt hại tài sản sang cho công ty bảo hiểm.

5.4 Chấp nhận rủi ro

Doanh nghiệp có thể chấp nhận rủi ro trong hai trường hợp. Khi rủi ro nằm trong mức chấp nhận được, hoặc khi chi phí để kiểm soát rủi ro cao hơn lợi ích mang lại.

Ví dụ doanh nghiệp có thể chấp nhận mất mát nhỏ trong quá trình vận chuyển hàng hoá do chi phí bảo hiểm quá cao.

5.5 Phân tán rủi ro

Cuối cùng, nhằm giảm thiểu tác động của rủi ro, doanh nghiệp có thể đầu tư vào nhiều lĩnh vực hoặc thị trường khác nhau. Hoạt động này được gọi là phân tán rủi ro.

Ví dụ cho trường hợp này là một công ty có thể đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau để đảm bảo lợi nhuận thu về, giảm thiểu rủi ro tài chính nếu một ngành nào đó gặp khó khăn.

6. Quản lý rủi ro trong sản xuất với SEEACT-MES

kiem-soat-rui-ro-trong-san-xuat-voi-seeact-mes

Một trong những công cụ hỗ trợ kiểm soát rủi ro hiệu quả trong sản xuất là hệ thống quản lý sản xuất MES (Manufacturing Execution System). SEEACT-MES của DACO giúp doanh nghiệp giám sát và quản lý toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu nhập nguyên vật liệu đầu vào đến xuất kho sản phẩm hoàn thiện. Nhờ SEEACT-MES, doanh nghiệp có thể:

  • Theo dõi và kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất: Với dữ liệu real time về tình hình sản xuất, doanh nghiệp có thể nhanh chóng phát hiện và xử lý các sự cố, giảm thiểu rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm.
  • Cải thiện hiệu quả sản xuất: MES giúp doanh nghiệp tự động hoá và tối ưu hoá quy trình sản xuất, giảm tối đa lãng phí, tối ưu sử dụng tài nguyên và nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Đảm bảo tuân thủ quy định: MES giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về chất lượng và an toàn, từ đó, giảm rủi ro pháp lý và uy tín thương hiệu.
  • Tăng cường khả năng phản ứng với thay đổi thị trường: Bằng cách cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, MES giúp doanh nghiệp linh hoạt thích ứng với các biến động của thị trường và yêu cầu khách hàng.

Nhờ kết hợp các biện pháp kiểm soát rủi ro truyền thống với công nghệ hiện đại như SEEACT-MES, các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình được một nền tảng vững chắc để phát triển bền vững và thành công trong môi trường kinh doanh biến động và có nhiều thách thức như hiện nay.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật