Danh Mục Sản Phẩm

Bảo trì thiết bị - Quy trình và cách tối ưu chi phí bảo trì hiệu quả

Mã Sản Phẩm
: Bao tri bao duong 06
Tên Sản Phẩm
: Bảo trì thiết bị - Quy trình và cách tối ưu chi phí bảo trì hiệu quả
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Quản lý bảo trì thiết bị là gì? Có những phương pháp bảo trì nào hiện nay? Doanh nghiệp cần có quy trình bảo trì thiết bị bài bản và biết cách tối ưu chi phí để quản lý bảo trì hiệu quả.

Chi Tiết Sản Phẩm


Hỏng hóc thiết bị công nghiệp gây ra tổn thất tài chính đáng kể. Tại TP.HCM, một công ty bao bì nhựa đã thiệt hại hơn 3 tỷ đồng do máy ghép đùn ngừng hoạt động trong 310 giờ. Các công ty xi măng có thể thiệt hại khoảng 2.1 tỷ đồng mỗi giờ khi dây chuyền nghiền đá gặp sự cố…Có thể thấy, việc bảo trì thiết bị trở thành hoạt động quan trọng hàng đầu tại mỗi doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động vận hành hiệu quả.

1. Mục đích của bảo trì thiết bị máy móc

Với bất cập nêu trên, việc bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị là một hoạt động quan trọng để duy trì doanh nghiệp vận hành trơn tru và hiệu quả. Bảo trì bao gồm các công việc kỹ thuật như điều chỉnh, thay thế linh kiện và kiểm tra các chi tiết quan trọng bên trong máy móc.

Mục đích chính của bảo trì thiết bị là duy trì và khôi phục trạng thái hoạt động bình thường của thiết bị sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, bảo trì còn giúp máy móc hoạt động mượt mà hơn và tránh các sự cố không mong muốn.

muc-dich-cua-bao-tri-thiet-bi

Việc bảo trì máy móc thiết bị mang lại các lợi ích sau:

  • Tăng khả năng sẵn sàng hoạt động của thiết bị.
  • Giảm thiểu thời gian máy ngừng hoạt động.
  • Tối ưu năng suất của máy móc.
  • Tiết kiệm chi phí sửa chữa.
  • Giảm mức độ rủi ro và tăng độ an toàn khi sử dụng.
  • Bảo trì định kỳ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị, đảm bảo hoạt động hiệu quả và giảm thiểu chi phí vận hành.

2. Quản lý bảo trì thiết bị 

Quản lý bảo trì thiết bị là một quy trình, hệ thống quản lý được thiết kế để theo dõi, duy trì, và cải thiện hiệu suất cũng như tính khả dụng của các thiết bị và tài sản của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Mục tiêu chính là đảm bảo rằng các tài sản và thiết bị luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất và có khả năng hoạt động liên tục.

Quản lý bảo trì có ý nghĩa quan trọng trong nhiều ngành, bao gồm sản xuất, vận tải, dịch vụ cơ sở hạ tầng, và nhiều lĩnh vực khác. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn, hiệu quả, và bền vững trong việc sử dụng tài sản và thiết bị.

Đối tượng của quản lý và bảo trì thiết bị là máy móc, trang thiết bị công nghiệp, tài sản, nhân lực,  dữ liệu thông tin về máy móc và chi phí để bảo trì.

Để thực hiện bảo trì máy móc, thiết bị hiệu quả, nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị phù hợp với từng loại máy móc và điều kiện vận hành cụ thể. Kế hoạch bảo trì cần bao gồm các nội dung như:

  • Danh sách chi tiết máy móc, thiết bị cần bảo trì
  • Loại hình bảo trì doanh nghiệp cần thực hiện
  • Chu kỳ bảo trì
  • Nội dung công việc bảo trì
  • Trách nhiệm của từng cá nhân và bộ phận
  • Ngân sách cho hoạt động bảo trì thiết bị…

ke-hoach-bao-tri-thiet-bi

Xem thêm: Biểu mẫu bảo trì bảo dưỡng thiết bị cho doanh nghiệp

3. Phương pháp bảo trì máy móc thiết bị 

3.1 Bảo trì phản ứng

Đây là loại bảo trì khẩn cấp, thực hiện khi xảy ra sự cố hoặc hỏng hóc bất ngờ. Mặc dù giảm chi phí tu sửa cố định hàng tháng và hàng quý, nhưng hình thức này có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp do thiếu lựa chọn đối tác phù hợp và không tối ưu chi phí và hiệu quả.

3.2 Bảo trì sửa chữa

Loại bảo trì thiết bị máy móc này là quá trình khắc phục sự cố đã xảy ra để khôi phục thiết bị hoặc hệ thống về trạng thái hoạt động bình thường, sau khi đã xác định rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục.

3.3 Bảo trì chủ động

Bảo trì được lên kế hoạch và thực hiện theo lịch trình cụ thể. Phương pháp này giúp giảm thiểu sự cố hỏng hóc bất ngờ và duy trì hiệu suất hoạt động tối ưu của thiết bị.

3.4 Bảo trì phòng ngừa

Các hoạt động bảo trì thiết bị định kỳ dựa trên lịch trình hoặc thời gian hoạt động của thiết bị, nhằm ngăn ngừa sự cố xảy ra. Bao gồm kiểm tra, làm sạch, thay thế các bộ phận và hiệu chỉnh thiết bị.

3.5 Bảo trì dự đoán

Sử dụng công nghệ hiện đại như cảm biến và phần mềm phân tích dữ liệu để dự đoán khi nào thiết bị có khả năng gặp sự cố. Dựa trên dữ liệu thu thập, việc tu sửa chỉ được thực hiện khi cần thiết, giúp tối ưu hóa chi phí và hiệu quả hoạt động.

3.6 Bảo trì dựa trên điều kiện

Theo dõi tình trạng thực tế của thiết bị và thực hiện tu sửa khi các thông số vượt quá ngưỡng quy định. Phương pháp này yêu cầu sử dụng công cụ giám sát và phân tích dữ liệu để liên tục cập nhật tình trạng thiết bị.

4. Bảo trì năng suất toàn diện TPM

Bảo trì năng suất toàn diện (TPM) là một phương pháp quan trọng trong bảo trì máy móc, thiết bị, tập trung vào việc cải thiện hiệu suất máy móc, loại bỏ sự cố và thúc đẩy bảo trì tự quản bởi người vận hành. TPM được coi như quy định về bảo trì thiết bị tại mọi doanh nghiệp và là một nền văn hóa và triết lý nhấn mạnh bảo trì toàn diện.

bao-tri-nang-suat-toan-dien-tpm

Triển khai TPM trong các ngành công nghiệp có thể tăng sản lượng lên 50%, giảm 15% thời gian ngừng máy, và khắc phục 80% lỗi sản phẩm. Ngoài ra, TPM còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp như nâng cao tinh thần làm việc nhóm, cải thiện an toàn, giảm lãng phí thời gian và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Để hiểu hơn về cách hoạt động của 8 trụ cột trong TPM, hãy tìm hiểu thêm tại: Bảo Trì Năng Suất Toàn Diện TPM là gì?

5. Quy trình bảo trì thiết bị máy móc hiệu quả

Để đảm bảo hoạt động trơn tru, an toàn và hiệu quả cho các thiết bị máy móc, việc áp dụng một quy trình bảo trì bài bản là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, đối với nhiều doanh nghiệp, chi phí cho trang thiết bị, máy móc khá cao, vì vậy cần một quy trình chuyên nghiệp để giúp máy móc hoạt động trơn tru hiệu quả, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Dưới đây là các bước trong quy trình bảo trì thiết bị máy móc hiệu quả:

  • Quy trình hoạt động bảo trì máy móc thiết bị:

quy-trinh-bao-tri-may-moc-thiet-bi

 

  • Quy trình sửa chữa, thay thế:

quy-trinh-sua-chua-may-moc-thiet-bi

6. Tối ưu chi phí bảo trì máy móc thiết bị

Dự toán kinh phí cho các hạng mục chi tiêu trong hoạt động bảo trì thiết bị, bao gồm các chi phí như:

  • Mua sắm vật tư và các phụ tùng thay thế.
  • Chi phí sửa chữa.
  • Chi phí đào tạo nhân viên.
  • Chi phí phần mềm quản lý bảo trì (nếu có)

Để tối ưu và giảm chi phí bảo trì máy móc thiết bị, doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương pháp sau:

6.1 Kiểm soát chi phí bảo trì máy móc

Việc theo dõi chi phí bảo trì thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Chúng ta không thể kiểm soát những gì mình không biết. Theo dõi hiệu quả các chi phí trong hoạt động bảo trì giúp cân đối và đưa ra quyết định đúng đắn. 

toi-uu-chi-phi-bao-tri-thiet-bi

Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay ghi chép và quản lý chi phí bảo hành – bảo trì máy móc thông qua giấy tờ, sổ sách, phiếu chi, không lưu trữ tập trung. Điều này khiến ban lãnh đạo khó theo dõi sát sao tổng chi phí bảo trì hàng tháng – hàng quý. Để cải thiện vấn đề, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng phần mềm quản lý bảo trì nhằm theo dõi tổng quan chi phí bảo trì máy móc thiết bị.

6.2 Bảo trì phòng ngừa 

Một giải pháp giúp giảm chi phí bảo trì thiết bị máy móc là triển khai tốt quy trình bảo dưỡng phòng ngừa. Phần quan trọng nhất của bảo trì là kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy móc nhằm đảm bảo kế hoạch bảo trì hiệu quả. Ví dụ: có thiết bị bảo trì dựa trên số km hay vòng quay của mô tô, có thiết bị bảo trì dựa trên thời gian hoạt động.

Bảo trì phòng ngừa là một chiến lược bảo trì tổng thể, áp dụng được cho hầu hết các loại thiết bị, máy móc doanh nghiệp. Đây là phương pháp giúp doanh nghiệp chuyển từ bảo trì phản ứng sang bảo trì chủ động. Bảo trì phòng ngừa được thực hiện khi thiết bị vẫn hoạt động bình thường, giúp tránh hỏng hóc bất ngờ. Kế hoạch bảo trì thiết bị phòng ngừa cho phép các nguồn lực được chuẩn bị sẵn sàng, giảm thiểu và phòng tránh tình huống xấu khi máy móc tạm ngừng hoạt động.

6.3 Đào tạo nhân viên bảo trì và vận hành hiệu quả

dao-tao-nhan-vien-de-bao-tri

Nhân viên vận hành máy móc làm việc và tiếp xúc trực tiếp với thiết bị hàng ngày. Họ là những nhân viên đầu tiên có thể phát hiện các vấn đề và lỗi cần sửa chữa. Đào tạo với chuyên gia sẽ giúp nhân viên thành thạo hơn và nhạy bén nhận biết sự thay đổi của máy móc, từ đó có thể tự bảo trì, bảo dưỡng và vận hành máy móc hiệu quả hơn.

6.4 Áp dụng công nghệ dự đoán trong bảo trì

Áp dụng các phương pháp bảo trì dự đoán là giải pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí bảo trì thiết bị. Bảo trì dự đoán giám sát tình trạng thực tế của thiết bị, dự đoán hỏng hóc và tiến hành bảo trì trước khi sự cố xảy ra. Nhà sản xuất có thể giảm đáng kể chi phí bằng cách giảm tần suất bảo trì, tránh sự cố không mong muốn và loại bỏ bảo trì dự phòng không cần thiết.

Bảo trì dự đoán (PdM) dựa trên phân tích dự đoán và sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn như cảm biến thiết bị, hệ thống quản lý thiết bị và bảo trì điện tử và dữ liệu sản xuất. Insight thực tế thu được theo thời gian thực giúp phát hiện sớm các dấu hiệu hỏng hóc hoặc bất thường, cho phép quản lý bảo trì phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

Mục tiêu chính của phương pháp là dự đoán thời điểm lỗi có thể xảy ra và cung cấp thông tin chi tiết hỗ trợ lập kế hoạch bảo trì.

Hiện nay, hệ thống hỗ trợ quản lý bảo trì thiết bị máy móc chuyên nghiệp cho nhà máy sản xuất là SEEACT-MANT. Đây là module quan trọng trong hệ quản lý sản xuất hiện đại và chuyên sâu SEEACT-MES của DACO - Đơn vị cung cấp giải pháp tự động hóa sản xuất, được nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn sử dụng.

6.5 Đầu tư vào thiết bị mới

Thay vì mua máy móc cũ, rẻ tiền và phải chịu chi phí bảo trì lớn, các doanh nghiệp nên đầu tư vào thiết bị mới, chất lượng tốt với giá phù hợp. Về lâu dài, mua thiết bị mới tuy đắt nhưng lại kinh tế hơn so với thiết bị cũ. Thiết bị cũ thường kém chất lượng, dễ hỏng hóc, và cần bảo trì thường xuyên, dẫn đến chi phí cao hơn.

dau-tu-thiet-bi-may-moc-moi

Tóm lại, bảo trì thiết bị là một yếu tố then chốt để đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả của các hệ thống sản xuất và công nghệ. Qua hoạt động này, doanh nghiệp không chỉ giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc đột xuất mà còn kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tối ưu hóa hiệu suất vận hành và tiết kiệm chi phí. Bằng cách áp dụng các công nghệ hiện đại như IoT, AI và machine learning, quá trình bảo trì trở nên chính xác và kịp thời hơn, từ đó nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn lao động. Có thể nhận định, bảo trì thiết bị là một nhiệm vụ cần thiết và là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững, lâu dài trong bối cảnh công nghiệp 4.0.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật