Danh Mục Sản Phẩm

Quy trình sản xuất là gì? 8 bước hoàn thiện quy trình sản xuất

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 79
Tên Sản Phẩm
: Quy trình sản xuất là gì? 8 bước hoàn thiện quy trình sản xuất
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Tìm hiểu quy trình sản xuất là gì và cách tối ưu quá trình sản xuất hiệu quả, tinh gọn với các bước chi tiết trong bài viết sau.

Chi Tiết Sản Phẩm


Quy trình sản xuất là trái tim của mọi doanh nghiệp, có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm, hoạt động kinh doanh và sự phát triển của một đơn vị. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp sản xuất hiện nay, các quá trình còn chưa được tối ưu triệt để, vẫn còn hiện tượng lãng phí gây ra sự trì trệ và những tổn thất không đáng có. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quy trình sản xuất là gì, các bước của quy trình, những điểm cần lưu ý mà bạn không nên bỏ qua.

1. Quy trình sản xuất là gì?

Trước hết, quy trình sản xuất là gì? Có thể bạn đã biết đây là một chuỗi các bước liên tục và liên kết chặt chẽ với nhau để biến nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. Quy trình này bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, từ việc chuẩn bị nguyên liệu, gia công, lắp ráp, kiểm tra chất lượng, đóng gói, cho đến khi sản phẩm hoàn chỉnh và sẵn sàng để giao đến tay khách hàng cuối cùng. 

quy-trinh-san-xuat-la-gi

Ví dụ về quy trình sản xuất: Sản xuất bánh mì sẽ bao gồm các bước trộn bột, nhào bột, ủ bột, nướng bánh, đóng gói. Hay sản xuất ô tô sẽ bao gồm các bước như dập, hàn khung xe, sơn xe, lắp ráp động cơ, lắp ráp nội thất, kiểm tra chất lượng,vv…

Trong doanh nghiệp, quá trình sản xuất thường được tối ưu hoá để đạt được sản lượng cao nhất, với chi phí tối thiểu, và tuân thủ các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

2. 8 bước hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm

Quy trình sản xuất được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, và tuỳ theo loại sản phẩm cũng như quy mô của doanh nghiệp mà sẽ có những bước khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, quá trình sản xuất sản phẩm doanh nghiệp sẽ bao gồm các bước quan trọng sau:

2.1 Hoạch định sản xuất

Hoạch định sản xuất là quá trình lập các kế hoạch chi tiết về sản xuất để đảm bảo các nguồn lực (nguyên liệu, lao động, máy móc) được sử dụng hiệu quả để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Quá trình này bao gồm các công việc:

  • Dự báo nhu cầu: Nhà quản lý sử dụng các phương pháp thống kê và phân tích để dự đoán nhu cầu sản phẩm trong tương lai
  • Lập kế hoạch sản xuất: Tiến hành lập lịch trình sản xuất, lượng sản phẩm cần sản xuất và phân bổ nguồn lực hợp lý
  • Quản lý nguyên vật liệu: Đảm bảo có đủ nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất

cac-buoc-quy-trinh-san-xuat-1

2.2 Yêu cầu sản xuất

Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất, doanh nghiệp tiến hành thu thập yêu cầu sản xuất từ khách hàng hoặc từ bộ phận phát triển sản phẩm. Sau đó, truyền đạt thông tin về kế hoạch sản xuất đến các bộ phận liên quan để chuẩn bị cho quá trình sản xuất (Như các bộ phận kho, mua hàng, nhân sự, sản xuất). Thông tin yêu cầu sản xuất gồm chi tiết về sản phẩm, số lượng, thời gian giao hàng, yêu cầu chất lượng.

2.3 Tạo lệnh sản xuất

Dựa vào yêu cầu sản xuất, doanh nghiệp chuyển đổi thành lệnh sản xuất chính thức và phân phối đến các bộ phận liên quan. Thông tin lệnh sản xuất bao gồm: Sản phẩm, số lượng, thời gian giao hàng, yêu cầu chất lượng, nguyên vật liệu cần thiết, nhân lực, máy móc thiết bị.

2.4 Duyệt lệnh sản xuất

Bước tiếp theo, lãnh đạo bộ phận sản xuất hoặc giám đốc nhà máy duyệt lệnh sản xuất. Bắt đầu bằng việc kiểm tra thông tin trong lệnh sản xuất sau đó đến việc phê duyệt hoặc điều chỉnh lệnh sản xuất nếu cần thiết. Như vậy, mọi thông tin đều chính xác và doanh nghiệp có đủ điều kiện để có thể bắt đầu sản xuất.

2.5 Thu mua nguyên vật liệu, hàng hoá

Để đảm bảo quy trình sản xuất có đủ nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất đúng thời gian, chất lượng, với giá cả hợp lý, doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu và hàng hóa uy tín. 

Tiến hành đặt mua nguyên vật liệu của nhà cung cấp theo số lượng, loại, thời gian giao hàng theo quy định trong lệnh sản xuất và kiểm tra hàng hoá khi nhận hàng.

2.6 Tiến hành sản xuất, gia công

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, quá trình sản xuất được bắt đầu. Các nguyên vật liệu và hàng hóa được biến đổi thành sản phẩm theo yêu cầu trong lệnh sản xuất.  Doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất theo quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và giải quyết các vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao nhất.

cac-buoc-quy-trinh-san-xuat-2

2.7 Nhận hàng và kiểm định chất lượng

Sau khi sản xuất xong, doanh nghiệp cần kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phẩm trước khi xuất kho hoặc giao hàng cho khách hàng. Bằng cách kiểm tra sản phẩm theo những tiêu chuẩn chất lượng trong yêu cầu sản xuất, có thể phát hiện những sản phẩm lỗi để có phương hướng xử lý và làm lại.

2.8 Hoàn thành quá trình sản xuất

Cuối cùng trong quy trình sản xuất, sau khi sản phẩm đủ điều kiện, nhân sự sẽ đóng gói và giao cho khách hàng. Ngoài ra, tiến hành cập nhật số liệu sản xuất vào hệ thống quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến lệnh sản xuất, giấy tờ kiểm tra chất lượng, vv và báo cáo kết quả sản xuất cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.

3. Những điểm cần lưu ý trong quá trình sản xuất

Với 8 bước trong quy trình sản xuất trên, để quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:

  • Kiểm soát chất lượng: Đây là hoạt động quan trọng và cần được tích hợp vào quá trình sản xuất. Sản phẩm qua các khâu được kiểm tra chất lượng sẽ giúp hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, giảm lãng phí và thời gian cho sản xuất.
  • Lập kế hoạch sản xuất: Đây là hoạt động quan trọng đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra thông suốt và hiệu quả với những nguyên liệu, thiết bị, không gian đủ sẵn sàng.
  • Quản lý nguyên vật liệu: Doanh nghiệp cần đảm bảo đủ nguyên liệu cung cấp cho sản xuất, tuy nhiên không được để dư thừa quá nhiều.
  • Sử dụng công nghệ để giám sát hiệu quả sản xuất như hệ thống quản lý sản xuất MES là một cách thức hiệu quả để giúp doanh nghiệp xử lý nhanh các sự cố để tránh ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng sản xuất.
  • Cần ghi lại dữ liệu để đánh giá và cải thiện quá trình sản xuất
  • Tối ưu và cải tiến quá trình sản xuất dựa trên dữ liệu và các phản hồi.

4. Phân loại quy trình sản xuất

Để tối ưu hoạt động sản xuất, việc lựa chọn quy trình phù hợp là điều bắt buộc của mỗi doanh nghiệp. Trong các ngành công nghiệp hiện nay, mỗi quy trình sản xuất lại có những đặc điểm và ứng dụng riêng biệt:

phan-loai-quy-trinh-san-xuat

  • Sản xuất đơn chiếc: Sản xuất các sản phẩm độc đáo, theo yêu cầu riêng biệt của khách hàng. Quy trình này thường đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao và sự linh hoạt. Ứng dụng sản xuất máy móc đặc chủng, thiết kế nội thất theo yêu cầu, chế tạo thiết bị y tế đặc biệt…
  • Sản xuất hàng loạt: Sản xuất số lượng lớn sản phẩm được tiêu chuẩn hoá, và thường sử dụng dây chuyền lắp ráp, công nghệ tự động hoá. Ứng dụng sản xuất thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, và các sản phẩm công nghiệp nhẹ.
  • Sản xuất liên tục: Sản xuất không ngừng nghỉ, thường áp dụng cho các sản phẩm thuộc ngành năng lượng, như công nghiệp hóa chất, dầu khí, sản xuất thép, và các ngành công nghiệp nặng khác.
  • Sản xuất dây chuyền: Quy trình sản xuất trong đó sản phẩm được lắp ráp theo một chuỗi các công đoạn, mỗi công đoạn do một nhóm công nhân hoặc máy móc đảm nhiệm. Ứng dụng sản xuất ô tô, thiết bị điện tử, đồ gia dụng.
  • Sản xuất theo đơn đặt hàng: Sản xuất sản phẩm chỉ khi có đơn đặt hàng cụ thể từ khách hàng. Điều này giúp giảm thiểu tồn kho và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực. Ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp máy móc, thiết bị công nghiệp, sản phẩm kỹ thuật cao.

5. Vai trò của quy trình sản xuất

Một quy trình sản xuất hiệu quả và tối ưu sẽ mang lại gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích quan trọng của quá trình sản xuất:

5.1 Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Trước hết, quá trình sản xuất tối ưu giúp doanh nghiệp có những sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn. Chất lượng sản phẩm cao giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng và giảm tỷ lệ hàng hoá bị trả lại.

5.2 Tăng hiệu suất sản xuất, giảm chi phí

Quá trình sản xuất tối ưu giúp doanh nghiệp loại bỏ các bước lãng phí, tối ưu thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực, từ đó tăng hiệu suất hoạt động. Bằng cách tối ưu hoá quy trình và giảm thiểu lãng phí, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí sản xuất, từ nguyên liệu, năng lượng đến chi phí lao động.

5.3 Tăng khả năng cạnh tranh

Trước môi trường kinh doanh cạnh tranh cao, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm chất lượng với chi phí thấp trở thành những doanh nghiệp có vị trí lớn mạnh trên thị trường.

5.4. Nâng cao sự an toàn và môi trường làm việc

Quy trình sản xuất được tối ưu hoá không chỉ nâng cao hiệu suất, tạo môi trường làm việc hứng khởi cho nhân viên mà còn đảm bảo an toàn lao động cho họ. Máy móc được bảo trì định kỳ và môi trường làm việc sạch sẽ, thoáng mát giúp giảm thiểu tai nạn lao động, và tạo môi trường làm việc tốt cho công nhân.

6. Ứng dụng hệ thống quản lý sản xuất MES để quản lý quy trình sản xuất

Có thể thấy quá trình sản xuất đóng một vai trò then chốt trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm mà còn tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của công ty. 

Để mang đến cho doanh nghiệp quy trình hoạt động sản xuất tối ưu và hiệu quả nhất, SEEACT-MES được ra đời là hệ thống quản lý sản xuất chuyên sâu, cung cấp giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

ung-dung-phan-mem-seeact-mes-de-quan-ly-quy-trinh-san-xuat

Với ứng dụng công nghệ tiên tiến, giúp tự động hóa và tối ưu hóa quá trình sản xuất hiệu quả, SEEACT-MES hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong quá trình tối ưu quy sản xuất:

  • Lập kế hoạch chi tiết, thông minh
  • Theo dõi tiến độ quy trình sản xuất theo thời gian thực, giúp phát hiện sớm và ứng phó nhanh chóng với những sự cố, điều phối các nguồn lực hiệu quả để đáp ứng đúng tiến độ đơn hàng
  • Quản lý nguyên vật liệu và kho hàng thông minh ứng dụng công nghệ Barcode, QR Code giúp theo dõi và quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, hàng hoá trong kho, đảm bảo tồn kho hợp lý
  • Tự động hoá các quy trình hoạt động sản xuất, giám sát từng bước
  • Quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng cao và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
  • Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị theo kế hoạch để giúp quá trình sản xuất không bị gián đoạn, nâng cao hiệu quả sản xuất
  • Phân tích dữ liệu và báo cáo chi tiết hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, dây chuyền giúp doanh nghiệp xác định điểm yếu và đưa ra giải pháp cải tiến.

Ngày nay, khi công nghệ tiên tiến và quản lý hiệu suất ngày càng phát triển, quy trình sản xuất không ngừng tiến xa hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Việc hiểu và áp dụng các phương pháp và công nghệ tiên tiến áp dụng vào quá trình sản xuất không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động của mình mà còn giúp tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng được mong muốn của khách hàng.

SEEACT-MES là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh. Hệ thống được triển khai thành công tại nhiều doanh nghiệp sản xuất trong các ngành nghề khác nhau và nhận được đánh giá cao từ khách hàng. Để tìm hiểu thêm về SEEACT-MES và nhận demo miễn phí, bạn có thể liên hệ đến website của DACO daco.vn hoặc theo hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật