Danh Mục Sản Phẩm

Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị chi tiết cho doanh nghiệp

Mã Sản Phẩm
: Bao tri bao duong 07
Tên Sản Phẩm
: Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị chi tiết cho doanh nghiệp
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Bảo trì bảo dưỡng là một hoạt động quan trọng. Nắm được quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị và sửa chữa là chìa khoá để tối ưu hiệu quả hoạt động ấy.

Chi Tiết Sản Phẩm


Để đảm bảo hiệu quả sản xuất, tránh tình trạng ngừng, lỗi máy thì hoạt động bảo trì, bảo dưỡng là điều được ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có một quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị, cũng như quy trình sửa chữa máy móc thiết bị bài bản và hiệu quả để đảm bảo tiến trình này diễn ra thuận lợi. Bài viết sau sẽ giúp doanh nghiệp có được những thông tin chi tiết và hữu ích.

bao-tri-bao-duong

1. Mẫu kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị

Trước khi đi vào quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị, doanh nghiệp cần tạo và dựa vào kế hoạch để bảo trì và bảo dưỡng các thiết bị, máy móc cho đơn vị của mình.

Để tạo một bảng kế hoạch bảo trì, có thể sử dụng các công cụ như Microsoft Excel, Google Sheets, hoặc phần mềm quản lý bảo trì chuyên nghiệp. Dưới đây là các bước cụ thể:

  1. Liệt kê máy móc và thiết bị cần bảo trì: Ghi chính xác tên của từng máy móc và thiết bị trong cột đầu tiên.
  2. Tạo cột cho thời gian:
  • Thời gian bắt đầu: Ghi rõ thời gian bắt đầu của mỗi công việc bảo trì.
  • Thời gian kết thúc: Ghi rõ thời gian kết thúc của mỗi công việc bảo trì.
  1. Công việc cần thực hiện: Ghi rõ công việc cần thực hiện cho từng máy móc và thiết bị trong một cột riêng biệt.
  2. Người phụ trách: Chỉ định người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện công việc bảo trì cho từng máy móc và thiết bị.
  3. Các cột khác (nếu cần): Tùy vào mục đích của doanh nghiệp mà có thể thêm các mục khác như chi phí bảo trì, ghi chú,...

mau-ke-hoach-bao-tri-bao-duong-thiet-bi

2. Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị

Để hoạt động bảo trì bảo dưỡng máy móc đạt hiệu quả tối đa, tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp cần tuân theo 6 bước như sau:

quy-trinh-bao-tri-bao-duong-may-moc-thiet-bi-chi-tiet

Bước 1: Bộ phận kỹ thuật lập kế hoạch bảo trì, và bảo dưỡng định kỳ

  • Hệ thống các máy móc, thiết bị và ghi chép thời gian bảo trì theo quy định của nhà sản xuất
  • Lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ  (Thời gian, tên thiết bị, vị trí để đặt thiết bị, máy móc, nội dung bảo trì, đơn vị thực hiện bảo trì, người giám sát hoạt động này.

Bước 2: Trưởng phòng kỹ thuật làm đề xuất bảo dưỡng, bảo trì

  • Trưởng phòng kỹ thuật làm đề xuất theo biểu mẫu BM-06
  • Đính kèm với kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng kèm theo phiếu đề xuất
  • Lưu ý gửi đề xuất đến phòng hành chính - nhân sự trước thời gian bảo trì ít nhất 3 ngày làm việc.

Bước 3: Bộ phận hành chính, nhân sự xác nhận thông tin và phê duyệt

  • Bộ phận hành chính - nhân sự tiếp nhận đề xuất từ trưởng phòng kỹ thuật. 
  • Sau đó, xem xét, xác nhận thông tin và phê duyệt căn cứ trên tính hợp lý và độ tin cậy
  • Thời gian xác minh và thông báo kết quả phê duyệt không quá 3 ngày làm việc

Bước 4: Nhà cung cấp hoặc bộ phận kỹ thuật tiến hành bảo trì, bảo dưỡng

  • Trong bước này của quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị, bộ phận kỹ thuật liên hệ đến nhà cung cấp hoặc cử nhân viên kỹ thuật thực hiện bảo trì, bảo dưỡng
  • Tiến hành bảo trì bảo dưỡng theo yêu cầu.
  • Đảm bảo đúng tiến độ và kịp thời cho nhu cầu sử dụng

Bước 5: Bộ phận hành chính, nhân sự và trưởng phòng kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu thiết bị bảo trì bảo dưỡng

  • Bộ phận hành chính - nhân sự và trưởng phòng kỹ thuật tiến hành giám sát quá trình bảo hành, bảo dưỡng trang thiết bị máy móc
  • Cam kết trung thực và cẩn thận trong quá trình kiểm tra
  • Lập biên bản nghiệm thu, ghi nhận kết quả bảo trì, bảo dưỡng

Bước 6: Bộ phận hành chính nhân sự tổng hợp và lưu hồ sơ theo dõi.

  • Căn cứ trên biên bản nghiệm thu, phòng hành chính - nhân sự cho tổng hợp số liệu và ghi chép vào sổ theo dõi hoặc hệ thống của doanh nghiệp
  • Báo cáo tình hình bảo trì, bảo dưỡng với Ban Giám đốc vào mỗi tháng.

3. Quy trình sửa chữa máy móc thiết bị

Tiến trình của quy trình sửa chữa máy móc thiết bị thường được diễn ra theo các bước sau:

quy-trinh-sua-chua-may-moc-thiet-bi

Bước 1: Phát hiện hư hỏng và trình báo

Người phát hiện hư hỏng cần trình báo và ghi nhận tên thiết bị, máy móc, tình trạng, vị trí, thời gian lúc phát hiện hư hỏng

Bước 2: Phòng hành chính - nhân sự và kỹ thuật xác nhận

Bộ phận có trách nhiệm xác định vị trí, phần hư hỏng thiết bị, mức độ, tính khẩn cấp trong vòng 2 giờ sau khi nhận tin trình báo

Bước 3: Bộ phận kỹ thuật đề xuất phương án

Bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp đề xuất phương án, đơn vị sửa chữa, chi phí dự trù, thời gian thực hiện rồi gửi phòng hành chính - nhân sự

Bước 4: Phòng hành chính - nhân sự và giám đốc phê duyệt

Tương tự với quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị, ở quy trình sửa chữa máy móc thiết bị, bộ phận hành chính - nhân sự sẽ xem xét tính hợp lý, trình Ban Giám đốc và đưa ra quyết định chuyển đến bộ phận kỹ thuật

Bước 5: Thực hiện sửa chữa, thay thế

Bộ phận thi công/kỹ thuật liên hệ nhà cung cấp hoặc bố trí nhân viên kỹ thuật sửa chữa theo nội dung đã phê duyệt. Đảm bảo đúng tiến độ với chi phí sửa chữa phù hợp.

Bước 6: Phòng hành chính - nhân sự và trưởng phòng kỹ thuật nghiệm thu

Trưởng phòng kỹ thuật phối hợp với phòng hành chính - nhân sự giám sát suốt quá trình sửa chữa máy móc thiết bị một cách cẩn thận, chi tiết. Lập biên bản nghiệm thu, ghi nhận kết quả sửa chữa, thay thế khi hoàn tất.

Bước 7: Phòng hành chính - nhân sự lưu hồ sơ theo dõi

Ghi nhận kết quả lưu sổ theo dõi và báo cáo Ban Giám đốc

Trong quy trình bảo trì bảo dưỡng hay sửa chữa máy móc, thiết bị, có thể bạn cần đến biểu mẫu bảo trì bảo dưỡng thiết bị (Gắn link) để đảm bảo quá trình diễn ra chính xác, hiệu quả.

4. Các phương pháp bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc

Để tiến hành quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị máy móc, doanh nghiệp có thể tham khảo một số phương pháp phổ biến, hiệu quả sau đây:

4.1 Bảo trì phản ứng

Đây là loại bảo trì không theo kế hoạch, thực hiện khi có sự cố, hỏng hóc bất ngờ xảy ra. Doanh nghiệp giảm chi phí tu sửa cố định hàng tháng và hàng quý; tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, hình thức này có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, việc bảo trì phản ứng cũng không tối ưu chi phí và hiệu quả do thiếu lựa chọn đối tác phù hợp.

4.2 Bảo trì sửa chữa

Loại bảo trì này là quá trình khắc phục sự cố để khôi phục thiết bị hoặc hệ thống về trạng thái hoạt động bình thường. Thường được thực hiện sau khi xác định rõ nguyên nhân sự cố và các biện pháp khắc phục.

bao-tri-sua-chua

4.3 Bảo trì chủ động

Bảo trì chủ động là hoạt động tu sửa được lên kế hoạch và thực hiện theo lịch trình cụ thể. Phương pháp này giúp giảm thiểu sự cố hỏng hóc bất ngờ và duy trì hiệu suất hoạt động tối ưu của thiết bị.

4.4 Bảo trì phòng ngừa

Loại bảo trì này là các hoạt động bảo trì định kỳ dựa trên lịch trình hoặc thời gian hoạt động của thiết bị, nhằm ngăn ngừa sự cố xảy ra. Bao gồm kiểm tra, làm sạch, thay thế các bộ phận và hiệu chỉnh thiết bị.

4.5 Bảo trì dự đoán

Bảo trì dự đoán sử dụng các công nghệ hiện đại như cảm biến và phần mềm phân tích dữ liệu để dự đoán khi nào thiết bị có khả năng gặp sự cố. Dựa trên dữ liệu thu thập, việc tu sửa chỉ được thực hiện khi cần thiết, giúp tối ưu hóa chi phí và hiệu quả hoạt động.

4.6 Bảo trì dựa trên điều kiện

Bảo trì dựa trên điều kiện là theo dõi tình trạng thực tế của thiết bị và tu sửa khi các thông số vượt quá ngưỡng quy định. Phương pháp này sử dụng công cụ giám sát và phân tích dữ liệu để liên tục cập nhật tình trạng thiết bị.

5. Lưu ý trong quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị

Để đảm bảo hiệu quả cho việc triển khai quy trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Lập kế hoạch chi  tiết: Về mục tiêu, tình trạng thiết bị, phương pháp bảo trì, thời gian, nguồn lực, trách nhiệm của các bộ phận
  • Đảm bảo nguồn nhân lực có chuyên môn và kinh nghiệm về bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phụ tùng thay thế và vật tư cần thiết
  • Có khu vực riêng để tiến hành bảo trì đảm bảo an toàn, vệ sinh
  • Triển khai quy trình một cách nghiêm túc
  • Đảm bảo an toàn lao động
  • Lập và cập nhật đầy đủ hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng cho từng thiết bị
  • Theo dõi định kỳ tình trạng hoạt động của thiết bị sau khi bảo trì
  • Phân tích dữ liệu về sự cố, hỏng hóc để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả
  • Đánh giá hiệu quả của quy trình bảo trì và đưa ra điều chỉnh phù hợp khi cần thiết
  • Nên đào tạo định kỳ cho nhân viên về kiến thức và kỹ năng bảo trì, bảo dưỡng thiết bị để có thể tự xử lý các vấn đề đơn giản
  • Xây dựng văn hóa bảo trì trong doanh nghiệp, khuyến khích nhân viên tham gia vào việc bảo quản và chăm sóc thiết bị

luu-y-khi-bao-tri-bao-duong

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý bảo trì để tự động hóa một số công việc và nâng cao hiệu quả quản lý. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất đang lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất SEEACT-MES có tích hợp module SEEACT-MANT (quản lý bảo trì bảo dưỡng) giúp tối ưu hoá các nguồn lực và vật tư của doanh nghiệp. Với hệ thống này, doanh nghiệp có thể:

  • Quản lý hồ sơ về các đặc điểm thiết bị, check sheet kiểm tra định kỳ
  • Lên kế hoạch và thực hiện bảo dưỡng theo kế hoạch dựa trên tần suất hoạt động bất thường của thiết bị
  • Quản lý chi phí bảo trì một cách chính xác 
  • Kết hợp với kế hoạch sản xuất để điều chỉnh kế hoạch bảo trì bảo dưỡng phù hợp với tình hình sản xuất hơn
  • Báo cáo bảo trì cho ban lãnh đạo, giám đốc doanh nghiệp

Với hệ thống SEEACT-MANT, các máy móc thiết bị được số hoá và quản lý trạng thái hoạt động, tình trạng máy ngưng, lỗi được theo sát và thống kê chi tiết, nhờ vậy doanh nghiệp có thể kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng để tránh tình trạng ngưng hoạt động gây thiệt hại lớn cho công ty.

Kết luận

Theo thống kê, một số mức thiệt hại trong 1 giờ ngừng máy ở các lĩnh vực cụ thể là:

  • Dầu khí: vài triệu USD
  • Sản xuất thép: 10.000 USD
  • Sản xuất giấy: 10.000 – 20.000 USD
  • Hoá nhựa: 75.000 USD
  • Điện: 10.000 USD
  • Sản xuất lon bia: 9.000 USD

Một số ví dụ về ngừng máy:

  • Tại Tp. HCM, một công ty bao bì nhựa mất hơn 3 tỷ đồng do máy ghép đùn ngừng trong 310 giờ.
  • Một công ty sản xuất nguyên liệu nhựa bị hỏng đĩa cứng hệ thống điều khiển dây chuyền thiết bị, ngừng sản xuất 14 ngày, mất 90% thị phần tại Việt Nam, ước tính thiệt hại 75.000 USD/giờ.

Những con số này khiến cho mọi người nhận ra những tổn thất vô cùng lớn nếu các thiết bị, máy móc không được bảo trì và bảo dưỡng kịp thời. Với những quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị và sửa chữa nêu trên, hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng một cách hệ thống, bài bản để hoạt động sản xuất diễn ra hiệu quả, hạn chế tổn thất và mang lại hiệu suất tốt nhất.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật