Danh Mục Sản Phẩm

Tổ chức sản xuất: Ví dụ, ý nghĩa, mục tiêu và nguyên tắc tổ chức

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 57
Tên Sản Phẩm
: Tổ chức sản xuất: Ví dụ, ý nghĩa, mục tiêu và nguyên tắc tổ chức
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Tổ chức sản xuất là gì? Ý nghĩa và mục tiêu của việc tổ chức quản lý sản xuất, bên cạnh đó là những nguyên tắc tổ chức hiệu quả bạn cần xem xét.

Chi Tiết Sản Phẩm


Trong môi trường sản xuất, chắc hẳn bạn đã từng gặp phải tình trạng sản xuất trì trệ, lãng phí nguyên vật liệu, hoặc sản phẩm không đạt chất lượng mong muốn? Chắc hẳn những vấn đề này khiến bạn đau đầu và lo lắng về hiệu quả công việc của mình.

Theo thống kê, tổ chức sản xuất kém hiệu quả có thể khiến doanh nghiệp lãng phí tới 30% chi phí sản xuất. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tổ chức sản xuất là gì, nêu ra ví dụ, ý nghĩa và chức năng, quan trọng hơn, đưa ra nguyên tắc tổ chức để giúp bạn nâng cao hiệu quả sản xuất nhanh nhất.

1. Tổ chức sản xuất là gì?

to-chuc-san-xuat-la-gi

Tổ chức sản xuất là gì? Tiếng Anh Production organization, đây là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Cụ thể:

Một số khái niệm cho rằng tổ chức quản lý sản xuất là việc sắp xếp nhân lực, người giám sát, lãnh đạo, và phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, mặt bằng để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể. Theo cách nhìn này, việc tổ chức hoạt động sản xuất tập trung vào việc để sắp xếp hợp lý các yếu tố lao động, nguyên vật liệu, công cụ lao động và mặt bằng sản xuất để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

Theo một khái niệm khác, định nghĩa tổ chức sản xuất là tổng hợp các hoạt động chỉ đạo để kết hợp các quá trình lao động với yếu tố vật chất của sản xuất, trong không gian, thời gian cụ thể, mục tiêu là tối ưu hoá hiệu quả sản xuất. Theo cách định nghĩa này, việc tổ chức hoạt động sản xuất là hoạt động quản lý nhằm tối ưu hoá các nguồn lực qua việc bố trí hiệu quả trong một không gian, thời gian cụ thể.

Mặc dù khác nhau về cách định nghĩa, tuy nhiên các khái niệm trên đều mang chung một nội dung: Tổ chức sản xuất là sự phối hợp chặt chẽ giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ sản xuất. Bên cạnh đó cũng để phù hợp với quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất đã được xác định trước, nhằm mục tiêu tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường.

2. Ví dụ tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

vi-du-to-chuc-san-xuat

Hãy xem qua một ví dụ trong nhà máy sản xuất ô tô để hiểu rõ hơn về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp:

  • Sắp xếp lao động: Trước hết, nhà máy tuyển dụng và đào tạo công nhân ở các vị trí khác nhau, như kỹ sư, công nhân lắp ráp, kiểm tra chất lượng,... Mỗi vị trí có trách nhiệm cụ thể
  • Bố trí nguyên vật liệu và công cụ: Bước tiếp theo, tiến hành đặt hàng và lưu trữ các nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất ô tô như thép, nhựa, bộ phận điện tử,.. Chuẩn bị những công cụ, máy móc cần thiết cho quá trình sản xuất, như máy hàn, robot lắp ráp, dây chuyền sản xuất được bố trí để sản xuất diễn ra suôn sẻ.
  • Quản lý không gian sản xuất: Mặt bằng nhà máy được thiết kế thành các khu vực: Như khu vực lắp ráp thân xe, khu vực sơn, lắp ráp nội thất, kiểm tra,... Việc bố trí nhằm tối ưu luồng quay công việc, giảm thời gian di chuyển,...
  • Điều phối và giám sát: Quản lý sản xuất lên kế hoạch sản xuất hàng ngày, tuần và tháng dựa trên đơn hàng, dự báo nhu cầu thị trường. Đồng thời thực hiện hoạt động giám sát tiến độ công việc, giải quyết vấn đề phát sinh, đảm bảo sản xuất đạt chất lượng…
  • Tối ưu hoá hiệu quả sản xuất: Các biện pháp cải tiến liên tục, Kaizen được áp dụng, như cải tiến quy trình, đào tạo nhân viên, nâng cấp máy móc,... để giảm chi phí, tăng năng suất và nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Nhờ vào cách tổ chức sản xuất hợp lý, nhà máy sản xuất ra những chiếc ô tô đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu và sự cạnh tranh trên thị trường.

3. Ý nghĩa của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

y-nghia-to-chuc-san-xuat-trong-doanh-nghiep

3.1 Sử dụng hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp

Việc tổ chức quản lý sản xuất hợp lý trước hết giúp tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp như nguyên vật liệu, lao động, thiết bị trong tổ chức, doanh nghiệp. Các nguồn lực này được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả để tránh lãng phí và tăng cường năng suất trong sản xuất.

3.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh

Ý nghĩa quan trọng của tổ chức sản xuất không thể không nhắc đến là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ tổ chức hiệu quả, doanh nghiệp đạt được mục tiêu, kế hoạch kinh tế đề ra, giúp doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận cao, từ đó tạo điều kiện để tái sản xuất hay mở rộng quy mô sản xuất.

3.3 Bảo vệ môi trường

Ngoài lợi ích về mặt kinh tế bất cứ ai cũng có thể thấy được từ tổ chức quản lý  sản xuất, hoạt động này còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Việc tổ chức sao cho hiệu quả giảm thiểu tác động từ ô nhiễm và tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường của doanh nghiệp, khu vực xung quanh. Điều này góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và quốc gia.

3.4 Là cơ sở cho quản lý doanh nghiệp khoa học hơn

Một hệ thống tổ chức sản xuất khoa học và hợp lý chính là nền tảng quan trọng để quản lý doanh nghiệp một cách khoa học và hiệu quả. Việc tổ chức cung cấp căn cứ và cơ sở cần thiết để thiết lập và duy trì các quy trình quản lý hiệu quả tại doanh nghiệp. Ngoài ra, nó cũng đảm bảo mọi hoạt động trong tổ chức được vận hành trơn tru và đạt được hiệu suất cao nhất.

4. Những nguyên tắc quan trọng của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

nguyen-tac-to-chuc-quan-ly-san-xuat-trong-doanh-nghiep

Tổ chức quản lý sản xuất tuân theo 5 nguyên tắc cơ bản nhưng vô cùng quan trọng sau:

  1. Nguyên tắc tổ chức thứ nhất: Việc tổ chức cần phải kết hợp giữa phát triển chuyên môn hoá và kinh doanh tổng hợp. Cụ thể ý nghĩa của hai khái niệm này như sau:
  • Chuyên môn hoá: Là sự phân công lao động xã hội nhằm giúp doanh nghiệp và các bộ phận sản xuất, nơi làm việc chỉ tập trung sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm; hoặc chỉ thực hiện một số công đoạn công việc.
  • Kinh doanh tổng hợp: Bao gồm các hoạt động từ sản xuất công nghiệp/phi công nghiệp, đến lưu thông, phân phối và cung cấp dịch vụ.
  1. Nguyên tắc tổ chức thứ hai: Cần duy trì và đảm bảo sự cân đối giữa các khâu và các bộ phận trong quy trình sản xuất.
  2. Nguyên tắc tổ chức thứ ba: Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính nhịp nhàng. Sản xuất nhịp nhàng có nghĩa là số lượng sản phẩm sản xuất ra trong từng khoảng thời gian (giờ, ca, ngày) phải tương đương hoặc xấp xỉ nhau.
  3. Nguyên tắc tổ chức thứ tư: Hoạt động sản xuất cần phải được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn bởi các nguyên nhân chủ quan như sản xuất không cân đối, thiếu nguyên vật liệu, thiếu việc làm, máy móc đột ngột hỏng hóc…
  4. Nguyên tắc tổ chức thứ năm: Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện để gắn kết hoạt động quản trị với hoạt động sản xuất. Cụ thể ban quản lý và bộ phận điều hành cần có sự liên hệ mật thiết với quá trình sản xuất thực tế, để đảm bảo các quyết định quản lý dựa trên tình hình thực tế sản xuất, từ đó đưa ra những quyết định quản lý hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc gắn kết trực tiếp giữa hai bộ phận còn giúp phản ứng nhanh với các sự cố, động viên và hỗ trợ nhân viên kịp thời, hỗ trợ cải tiến liên tục.

5. Ứng dụng phần mềm quản lý vào tổ chức sản xuất

Hiện nay, việc áp dụng các giải pháp công nghệ vào quản lý và tổ chức sản xuất là một yêu cầu tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một trong những giải pháp hiệu quả và chuyên nghiệp nhất hiện nay là phần mềm quản lý sản xuất SEEACT-MES.

SEEACT-MES (Manufacturing Execution System) là phần mềm quản lý sản xuất hiện đại và chuyên sâu được phát triển bởi công ty TNHH DACO - Đơn vị đã có hơn 15 kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tự động hoá. 

SEEACT-MES hỗ trợ doanh nghiệp quản lý toàn diện các hoạt động sản xuất từ khâu lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát đến cải tiến quy trình và kiểm soát chất lượng. Những lợi ích nổi bật của SEEACT-MES phải kể đến như giám sát quy trình sản xuất và cung cấp số liệu theo thời gian thực, quản lý cải thiện chỉ số OEE trong nhà máy, quản lý kho thông minh bằng công nghệ Barcode - QR Code, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý bảo trì bảo dưỡng máy móc,...

ung-dung-seeact-mes-vao-to-chuc-san-xuat

Tóm lại, tổ chức sản xuất là chìa khóa để doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh và thành công trên thị trường. Nó có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong doanh nghiệp cũng như bao hàm những nguyên tắc nhất định cần tuân theo. Việc sử dụng công nghệ vào việc tổ chức, quản lý sẽ giúp doanh nghiệp đi tắt đón đầu để phát triển nhanh chóng hơn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc của mình, chúc bạn thành công!


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật