Danh Mục Sản Phẩm

Doanh nghiệp sản xuất là gì? Chức năng của doanh nghiệp sản xuất

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 64
Tên Sản Phẩm
: Doanh nghiệp sản xuất là gì? Chức năng của doanh nghiệp sản xuất
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Doanh nghiệp sản xuất là gì? Tìm hiểu những bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp, đặc điểm và chức năng, cùng top doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.

Chi Tiết Sản Phẩm


Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế thị trường, là xương sống cho sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Bài viết này, hãy cùng DACO khám phá những khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp sản xuất, bao gồm: Đặc điểm, chức năng, những bộ phận quan trọng, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam.

1. Doanh nghiệp sản xuất là gì?

Doanh nghiệp sản xuất là gì? Đây là tổ chức kinh tế hợp pháp được thành lập với mục đích sử dụng các nguồn lực cần thiết (nhân lực, tài lực, vật lực) để tạo ra các sản phẩm hàng hoá chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và thu lợi nhuận.

Trong đó các nguồn lực nhân lực là lao động trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, sản xuất; tài lực là vốn đầu tư, vốn vay. Để mua sắm nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc; vật lực là nguyên vật liệu, nhiên liệu… đầu vào của quá trình sản xuất.

doanh-nghiep-san-xuat-la-gi

2. Những bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất

Doanh nghiệp sản xuất có những bộ phận quan trọng như sau:

  • Bộ phận sản xuất: Đây là bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, biến đổi nguyên vật liệu thành thành phẩm, như bộ phận cắt may, bộ phận lắp ráp, bộ phận hàn nhiệt,...
  • Bộ phận lập kế hoạch: Đây là bộ phận có nhiệm vụ lên kế hoạch chi tiết về mua bán nguyên vật liệu, phân tích nhu cầu thị trường và lập kế hoạch sản xuất. Ngoài ra bộ phận này cũng giám sát và điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với tình hình thực tế.
  • Bộ phận kho: Đây là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp sản xuất, có nhiệm vụ bảo quản thành phẩm sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và dụng cụ cho bộ phận sản xuất.
  • Bộ phận kiểm tra chất lượng: Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo nguyên vật liệu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra. Công việc kiểm tra chất lượng diễn ra tại bất kỳ khâu nào trong quá trình sản xuất.
  • Bộ phận quản lý: Các nhà quản lý, lãnh đạo có vai trò giám sát và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của tổ chức. Họ đưa ra các mục tiêu chiến lược, ngân sách và đánh giá hiệu quả, lợi nhuận sản xuất.

bo-phan-quan-ly-doanh-nghiep-san-xuat

3. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất

Những đặc điểm bạn cần lưu ý trong quá trình tìm hiểu về doanh nghiệp/tổ chức sản xuất:

  • Quyết định sản xuất của doanh nghiệp: Dựa trên nhu cầu thị trường và nguồn lực sẵn có, ban lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm gì, sản xuất như thế nào, tập khách hàng và thị trường là những ai…
  • Quy trình sản xuất: Là một tập hợp các hoạt động theo thứ tự hợp lý để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện. Nhìn chung, doanh nghiệp sản xuất thực hiện quy trình sản xuất sản phẩm bao gồm các bước sau:
  1. Phân tích nhu cầu thị trường
  2. Phát triển sản phẩm
  3. Lập kế hoạch sản xuất
  4. Mua sắm nguyên vật liệu, công cụ, phụ tùng
  5. Tổ chức sản xuất
  6. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
  7. Bao bì, đóng gói
  8. Phân phối và bán sản phẩm
  • Chi phí sản xuất: Đây là những khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất, gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí liên quan đến máy móc nhà xưởng, chi phí điều hành và quản lý sản xuất…
  • Giá thành sản phẩm: Là tổng số tiền hoặc tài sản mà doanh nghiệp phải chi trả để sản xuất ra một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

4. Chức năng của doanh nghiệp sản xuất

chuc-nang-cua-doanh-nghiep-san-xuat

Doanh nghiệp sản xuất là một đơn vị kinh tế cơ sở được ví như tế bào của nền kinh tế quốc dân. Nhìn chung, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất có những chức năng sau:

4.1 Tạo ra sản phẩm

Đây là chức năng chính, là cốt lõi của bất kỳ tổ chức sản xuất nào. Nó quyết định khả năng cạnh tranh và vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường. Cụ thể, doanh nghiệp thực hiện biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm có giá trị sử dụng cao hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường bằng cách sử dụng các công nghệ, máy móc.

4.2 Cung cấp sản phẩm ra thị trường

Sau khi sản xuất ra sản phẩm, bước tiếp theo doanh nghiệp thực hiện marketing, bán hàng, phân phối để cung cấp sản phẩm ra thị trường, đưa đến tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ dựa vào đặc điểm thị trường và chi phí sản xuất để định giá sản phẩm.

4.3 Tạo ra lợi nhuận

Đây là chức năng của mọi doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất. Chỉ khi có được lợi nhuận mới giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động, đẩy mạnh phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và đảm bảo lợi ích cho các cổ đông, nhân viên.

4.4 Đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Quốc gia có nền kinh tế phát triển cần dựa vào những công ty sản xuất có khả năng cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp nước ngoài.

4.5 Bảo vệ môi trường

Hiện nay, trước vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt,... các tổ chức sản xuất cần có ý thức để bảo vệ môi trường bằng cách áp dụng các nguồn năng lượng tự nhiên, sử dụng nguyên vật liệu tái chế cũng như xử lý chất thải đúng cách.

5. So sánh doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại

Để phân biệt doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất với doanh nghiệp thương mại, cần dựa trên hai yếu tố:

  • Doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tự tạo ra sản phẩm, trong khi doanh nghiệp thương mại mua bán sản phẩm có sẵn.
  • Hoạt động chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất là hoạt động sản xuất, còn hoạt động chính của doanh nghiệp thương mại là mua bán.

6. Các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam

Ở mỗi quốc gia đều có những công ty sản xuất lớn được nhiều người biết đến. Sau đây là top các doanh nghiệp sản xuất lớn nhất ở Việt Nam:

doanh-nghiep-san-xuat-o-viet-nam-vingroup

  1. Tập đoàn Vingroup: Đây là tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam với hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, bao gồm bất động sản, bán lẻ, y tế, giáo dục và sản xuất ô tô (Vinfast) và các sản phẩm khác.
  1. Tập đoàn Hòa Phát: Đây là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á. Hòa Phát cũng tham gia vào các ngành sản xuất khác như tôn mạ, ống thép và bất động sản.
  2. Tập đoàn FPT: Đây là công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam cung cấp nhiều dịch vụ như viễn thông, phần mềm, CNTT và giáo dục. FPT cũng tham gia vào sản xuất một số sản phẩm điện tử như máy tính bảng và điện thoại thông minh.
  3. Tập đoàn TH: Đây là nhà sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam với thương hiệu TH True Milk nổi tiếng. TH cũng tham gia vào sản xuất các sản phẩm khác như nước trái cây, nước tinh khiết và sữa chua.
  4. Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk): Đây là công ty sữa lớn thứ hai Việt Nam với nhiều thương hiệu sữa nổi tiếng như Vinamilk, Cô gái Hà Lan và Mộc Châu. Vinamilk cũng xuất khẩu nhiều sản phẩm sang các quốc gia trên thế giới.
  5. Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO): Đây là đơn vị sản xuất bia, rượu, nước giải khát, là một thương hiệu bia lớn và lâu đời nhất tại Việt Nam.

7. Kết luận

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, việc số hóa quy trình sản xuất đã trở thành một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES của công ty DACO là một giải pháp toàn diện, hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất của mình.

DACO, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tự động hóa, đã phát triển SEEACT-MES để giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất. Hệ thống mang lại những lợi ích đáng kể như:

  1. Tối ưu hoá quy trình sản xuất: SEEACT-MES giúp quản lý và điều hành sản xuất một cách hiệu quả, từ lập kế hoạch, thực hiện kiểm soát và cung cấp số liệu theo thời gian thực.
  2. Tăng cường hiệu suất: Nhờ vào việc giám sát liên tục và tự động, hệ thống giúp giảm thiểu thời gian chết và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.
  3. Cải thiện chất lượng sản phẩm: Hệ thống cung cấp công cụ quản lý chất lượng mạnh mẽ, giúp phát hiện và khắc phục các lỗi sản xuất kịp thời.
  4. Tích hợp dữ liệu: SEEACT-MES hỗ trợ chuyên sâu cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sản xuất, dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP và các công cụ quản lý khác, tạo ra một luồng dữ liệu thông suốt từ sản xuất đến kinh doanh.

Điểm nổi bật của SEEACT-MES đó chính là hệ thống chuyên nghiệp, toàn diện, có chi phí hợp lý do được phát triển bởi doanh nghiệp Việt, đặc biệt có khả năng số hoá mọi máy móc, bất kể thương hiệu hay tuổi đời với đội ngũ OT, IT dày dặn kinh nghiệm.

Trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất không chỉ là xu hướng mà còn quyết định sự thành công của các doanh nghiệp. Những tên tuổi lớn như Vingroup, Hòa Phát, và Vinamilk đã chứng minh được sức mạnh của mình thông qua sự đổi mới không ngừng và đầu tư vào công nghệ. 

Để phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế toàn cầu, áp dụng hệ thống quản lý sản xuất chuyên nghiệp chính là bước đầu để doanh nghiệp sản xuất thực hiện được mục tiêu đó.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật