Danh Mục Sản Phẩm

MTTF là gì? Tìm hiểu thời gian trung bình đến khi hỏng của máy móc

Mã Sản Phẩm
: Bao tri bao duong 14
Tên Sản Phẩm
: MTTF là gì? Tìm hiểu thời gian trung bình đến khi hỏng của máy móc
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Là người quản lý bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị cho nhà máy, bạn đã biết MTTF là gì? Tìm hiểu nhanh về chỉ số Mean Time to Failure với những thông tin hữu ích sau đây.

Chi Tiết Sản Phẩm


Thời gian trung bình đến khi hỏng (MTTF) là khoảng thời gian trung bình mà một bộ phận hoặc thiết bị không thể sửa chữa hoạt động trước khi cần thay thế. Đây là chỉ số cơ bản để dự đoán vòng đời của các thiết bị không thể sửa chữa.

1. MTTF là gì? Vai trò của thời gian trung bình đến khi hỏng MTTF

Cùng với MTBF, MTTR, MTTA, MTTF là chỉ số quan trọng đối với hoạt động bảo trì bảo dưỡng công nghiệp.

mttf-la-gi-trong-bao-tri-bao-duong

1.1 MTTF là gì? 

MTTF (Mean Time to Failure) biểu thị thời gian trung bình mà một sản phẩm hoặc hệ thống hoạt động trước khi hỏng. Đơn vị đo là giờ, ngày, hoặc năm. MTTF cao thể hiện độ tin cậy, với thời gian giữa các lần hỏng dài hơn. MTTF thấp cảnh báo nguy cơ hỏng hóc cao.

MTTF giúp đánh giá độ tin cậy của sản phẩm và hệ thống. Các công ty và người tiêu dùng dựa vào số liệu này để đưa ra quyết định, từ đầu tư, chọn sản phẩm, đến lập kế hoạch bảo trì và ước tính bảo hành. Dù MTTF chỉ là con số trung bình và không phải lúc nào cũng chính xác cho từng sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, nó cung cấp chuẩn mực để so sánh các hệ thống và sản phẩm khác nhau.

1.2 Vai trò của MTTF

MTTF có vai trò như một thước đo độ tin cậy. Kỹ sư bảo trì có thể sử dụng nó để ước tính thời gian có thể hoạt động của một thành phần hoặc thiết bị quan trọng. Vai trò của MTTF là giúp doanh nghiệp:

  • Đánh giá hiệu quả và chất lượng của các bộ phận và thành phần thiết bị, máy móc
  • Dự báo nhu cầu thay thế và lập kế hoạch bảo trì phòng ngừa
  • Quản lý hàng tồn kho hiệu quả, đảm bảo phụ tùng thay thế luôn sẵn sàng
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn bảo trì như tiêu chuẩn ISO
  • Xác định các máy móc, hệ thống cần cải thiện
  • Đo lường cải tiến MTTF theo thời gian
  • Đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm
  • Cải thiện sự hài lòng của khách hàng

Nếu hệ số MTTF nhỏ hơn có nghĩa là cần thay thế thường xuyên hơn. Nhiều lần thay thế hơn dẫn đến thời gian chết nhiều hơn, thời gian hoạt động ít hơn, chi phí cao hơn và ảnh hưởng đến năng suất. Theo dõi số liệu MTTF giúp bạn tránh được những hậu quả như vậy. 

vai-tro-mttf-la-gi

2. Phân biệt MTTF với thời gian trung bình giữa các lần hỏng MTBF

Cả MTTF và MTBF (Mean Time Between Failure - khoảng thời gian trung bình giữa các lỗi) đều cung cấp thông tin chi tiết về độ tin cậy hiệu quả thiết bị, máy móc, nhưng chúng khác nhau ở một số điểm quan trọng:

MTTF

MTBF

  • Áp dụng cho các hệ thống hoặc tài sản không thể sửa chữa.
  • Đo khoảng thời gian giữa ngày đầu tiên sử dụng thiết bị và ngày cuối cùng sử dụng thiết bị.
  • Biểu thị toàn bộ vòng đời của một thành phần, thiết bị hoặc hệ thống.
  • Cách tính: Chia thời gian dành để sửa chữa tài sản cho tổng số lần sửa chữa được thực hiện.
  • Áp dụng cho các máy móc có thể sửa chữa.
  • Đo lượng thời gian giữa mỗi sự cố hỏng hóc riêng lẻ.
  • Có tính đến tỷ lệ lỗi hoặc số lượng lỗi.
  • Dự đoán thời điểm cần sửa chữa máy móc tiếp theo.
  • Cách tính: chia tổng số giờ hoạt động của tài sản cho số lần hỏng hóc trong thời gian đó.

3. Cách tính MTTF

cach-tinh-mttf-la-gi

Để hiểu rõ hơn về cách tính MTTF, hãy tham khảo công thức và ví dụ sau:

 

Công thức: MTTF = Tổng thời gian hoạt động / Số lần hỏng hóc

Ví dụ bạn đang cần tính toán MTTF cho ba ổ cứng máy tính để bàn. Ổ cứng đầu tiên hỏng sau 62.000 giờ, ổ cứng thứ hai hỏng sau 28.000 giờ, và ổ cứng thứ ba hỏng sau 42.000 giờ.

Tính MTTF như sau:

MTTF = (62.000 + 28.000 + 42.000) / 3

MTTF = 132.000 / 3

MTTF = 44.000 giờ

Từ đó có thể kết luận rằng loại ổ cứng này sẽ có tuổi thọ trung bình khoảng 44.000 giờ.

Lưu ý: Hãy tỉ mỉ khi thu thập dữ liệu và ghi lại chính xác tổng thời gian hệ thống hoạt động và mọi sự kiện lỗi. Dữ liệu càng chính xác thì tính toán MTTF càng đáng tin cậy.

4. Khi nào cần tính MTTF?

Các trường hợp cần dựa vào MTTF gồm:

  • Phát triển sản phẩm: Trong quá trình phát triển, nhà sản xuất sử dụng MTTF để ước tính tuổi thọ sản phẩm và xác định các lĩnh vực cần cải thiện. Kỹ sư sử dụng MTTF để xác định các cải tiến thiết kế và lựa chọn thành phần trong giai đoạn R&D.
  • Lập kế hoạch bảo trì: Các công ty lên lịch bảo trì phòng ngừa để ngăn ngừa lỗi và giảm thời gian chết. Dữ liệu MTTF giúp dự báo thời gian thay thế linh kiện.
  • Ước tính bảo hành: MTTF giúp nhà sản xuất xác định thời hạn bảo hành phù hợp. Điều này đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và bảo vệ công ty khỏi chi phí bất ngờ.

5. Cách tăng MTTF

Tận dụng MTTF giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt, góp phần nâng cao độ tin cậy tổng thể, cải thiện sự hài lòng của khách hàng và tăng lợi nhuận. Dưới đây là những cách để tăng MTTF:

cach-tang-mttf

5.1 Mua thiết bị chất lượng cao

Sản phẩm chất lượng cao có thể đắt hơn nhưng về lâu dài, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều hơn nhờ tránh được sửa chữa tốn kém và thay thế thường xuyên. Hãy lựa chọn những máy móc thiết bị có chất lượng cao để giảm tỷ lệ hỏng hóc và tiết kiệm chi phí bảo trì, từ đó tăng chỉ số MTTF.

5.2 Sử dụng tài sản hợp lý

Đảm bảo tất cả các bộ phận và linh kiện được sử dụng theo đúng mục đích và đúng quy định. Kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ, áp suất, điện áp và các yếu tố khác theo hướng dẫn của OEM (Nhà sản xuất phụ tùng gốc). Lưu trữ tài liệu liên quan đến việc vận hành và bảo trì tài sản để dễ tham khảo. Đảm bảo từng thiết bị được lắp đặt đúng cách để tối đa hóa tuổi thọ, và tối đa MTTF.

5.3 Xây dựng hệ thống bảo trì

Bảo trì phòng ngừa giúp cải thiện MTTF. Với phương pháp bảo trì phòng ngừa, doanh nghiệp sẽ giải quyết các vấn đề trước khi chúng trở thành rắc rối nghiêm trọng. Theo thời gian, điều này sẽ kéo dài tuổi thọ của tài sản và giảm chi phí bảo trì.

6. Tính toán MTTF bằng phần mềm SEEACT-MANT

Tính toán MTTF bằng tay thường rất tốn thời gian và công sức mà hiệu quả mang lại không cao. Phần mềm quản lý bảo trì bảo dưỡng SEEACT-MANT hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động này. Với SEEACT-MANT, các lỗi thiết bị được ghi lại tự động và thời gian ngừng hoạt động được theo dõi 24/7. Doanh nghiệp có thể bắt đầu tính toán các số liệu lỗi ngay khi sử dụng hệ thống.

SEEACT-MANT cung cấp hồ sơ chi tiết về máy móc và thiết bị, giúp bạn dễ dàng truy cập vào các thông tin chi tiết có giá trị. Dựa vào các chỉ số như MTTF, nó giúp tối ưu hóa quy trình hoạt động của máy móc, điều chỉnh lệnh làm việc, theo dõi hiệu suất kỹ thuật viên, giúp tiến hành phân tích nguyên nhân gốc rễ,...

Tìm hiểu thêm về hệ thống quản lý bảo trì bảo dưỡng của DACO theo hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ để được hỗ trợ miễn phí và cải tiến hoạt động bảo trì của nhà máy.

Tóm lại, MTTF là một công cụ hữu ích để lập kế hoạch bảo trì và dự đoán thời điểm thiết bị cần thay thế. Bằng cách hiểu MTTF là gì và cách tăng chỉ số này, các doanh nghiệp có thể tránh thời gian chết ngoài dự kiến và đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật