Danh Mục Sản Phẩm

Sản xuất là gì? Vai trò, các loại hình và phương thức sản xuất

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 73
Tên Sản Phẩm
: Sản xuất là gì? Vai trò, các loại hình và phương thức sản xuất
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Sản xuất là gì? Tìm hiểu các hoạt động sản xuất, phân biệt các loại hình và phương thức phổ biến hiện nay. Ngoài ra tìm hiểu các xu hướng của ngành sản xuất trong tương lai.

Chi Tiết Sản Phẩm


Sản xuất là một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế, đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người. Tuy nhiên, đây cũng là một lĩnh vực phức tạp và thách thức, đòi hỏi sự đầu tư lớn về nguồn lực tài chính, nhân sự và công nghệ của các doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu về sản xuất - Các loại hình, phương thức và xu hướng trong tương lai.

1. Sản xuất là gì?

khai-niem-san-xuat-la-gi

1.1 Khái niệm sản xuất là gì?

Trước hết, sản xuất là gì? Đây là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, vật liệu, lao động, máy móc thiết bị,... để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.

Ngành sản xuất là một lĩnh vực kinh tế quan trọng, bao gồm các hoạt động chuyển đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm hoặc dịch vụ hữu ích đối với xã hội.

Lịch sử phát triển của ngành tạo ra sản phẩm là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn với những bước tiến vượt bậc. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hoạt động sản xuất ngày càng hiện đại, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

1.2 Ví dụ về sản xuất

Tập đoàn Toyota là một ví dụ nổi bật về sản xuất thành công trong lịch sử. Công ty sử dụng phương pháp sản xuất tinh gọn để thực hiện các đơn hàng xe hơi của khách hàng một cách vô cùng hiệu quả và chất lượng. Quy trình TPS nổi tiếng của tập đoàn Toyota  dựa trên hai yếu tố cốt lõi:

  • Jidoka: Khi có lỗi trong quy trình, thiết bị sẽ phát tín hiệu và dừng ngay lập tức để ngăn ngừa sản phẩm lỗi về sau.
  • Just in time: Chỉ sản xuất những gì cần thiết cho quy trình hiện tại, không tạo ra dư thừa, nhập đủ nguyên vật liệu cho quá trình tạo ra sản phẩm…

2. Tìm hiểu các hoạt động sản xuất

cac-hoat-dong-san-xuat

Khi nói về các hoạt động trong sản xuất, có thể thấy các công việc còn phụ thuộc vào sản phẩm mà nó tạo ra, ví dụ các hoạt động trong một doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống sẽ khác so với doanh nghiệp tạo ra phụ tùng ô tô, điện tử… Tuy vậy, có một số hoạt động phổ biến có thể kể đến như:

  • Gia công: Loại bỏ vật liệu khỏi phôi để đạt được hình dạng và kích thước mong muốn. Việc làm này thường kết hợp phay, tiện, khoan, mài để sản xuất các linh kiện chính xác…
  • Đúc: Đổ vật liệu kim loại hoặc nhựa nóng chảy vào khuôn để đạt được hình dạng mong muốn. Phương pháp này thường được sử dụng trong ngành ô tô, đồ trang sức để tạo ra các bộ phận phức tạp…
  • Lắp ráp: Kết hợp các bộ phận riêng biệt để tạo ra các bộ phận, sản phẩm hoàn chỉnh
  • Tạo hình: Định hình vật liệu qua các biến dạng cơ học sử dụng nhiệt hoặc áp suất…
  • Kết nối: Nối hai hoặc nhiều thành phần riêng biệt thành một thể duy nhất, như sử dụng kỹ thuật hàn, liên kết dính.
  • Hoàn thiện: Xử lý sản phẩm để nâng cao vẻ ngoài, tính hữu ích và nâng cao chất lượng của sản phẩm, như chà nhám, sơn phủ bên ngoài…

3. Phân loại các loại hình sản xuất phổ biến

Có bốn loại hình hệ thống sản xuất chính: Đơn chiếc, hàng loạt, theo dây chuyền và linh hoạt. Việc lựa chọn loại hình cụ thể phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm, số lượng và nhu cầu của thị trường, theo đó là khả năng tài chính và công nghệ của doanh nghiệp.

3.1 Sản xuất đơn chiếc

Sản xuất đơn chiếc phù hợp cho các sản phẩm có thiết kế, kiểu dáng, kích thước, chất liệu khác nhau với số lượng ít. Ưu điểm là đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, dễ điều chỉnh quy trình, ít vốn đầu tư. Nhược điểm là năng suất thấp, giá thành cao và chất lượng không đồng đều.

3.2 Sản xuất hàng loạt

Sản xuất hàng loạt phù hợp cho các sản phẩm giống nhau với số lượng lớn. Ưu điểm là có năng suất cao, giá thành thấp, chất lượng rất đồng đều. Nhược điểm là khó điều chỉnh quy trình, cần nhiều vốn đầu tư vào máy móc và khả năng gây ô nhiễm môi trường cao.

3.3 Sản xuất dây chuyền

san-xuat-day-chuyen

Sản xuất theo dây chuyền là dạng nâng cao của tạo ra sản phẩm hàng loạt, với quy trình được chia thành nhiều công đoạn nhỏ liên tục thực hiện theo trình tự nhất định. Ưu điểm là năng suất rất cao, giá thành rẻ, chất lượng đồng nhất, tuy nhiên nhược điểm là khó điều chỉnh quy trình và cần rất nhiều vốn đầu tư.

3.4 Sản xuất linh hoạt

Cuối cùng, sản xuất linh hoạt là kết hợp ưu điểm của loại hình đơn chiếc và hàng loạt, phù hợp cho sản phẩm đa dạng với số lượng vừa phải. Ưu điểm là đáp ứng nhu cầu đa dạng cho năng suất cao, chất lượng đồng đều với giá thành hợp lý. Nhược điểm là cần nhiều vốn và người lao động trình độ kỹ thuật cao.

4. Các loại phương thức sản xuất phổ biến trên thị trường

Khi tìm hiểu về sản xuất là gì, ngoài các khái niệm trên, bạn cũng cần nắm được các phương thức sản xuất phổ biến của các doanh nghiệp trên thị trường gồm: Sản xuất để lưu kho MTS (Make to stock), theo đơn đặt hàng MTO (Make to order),  lắp ráp theo đơn hàng ATO (Assemble To Order) và sản xuất theo thiết kế ETO (Engineer To Order).

  • MTS: Thực hiện tạo ra hàng hóa dựa trên dự báo nhu cầu của thị trường, lưu kho để phục vụ cung cấp cho khách hàng và thị trường.
  • MTO: Chỉ tiến hành tạo ra hàng hoá sau khi nhận được đơn hàng cụ thể từ khách hàng. Sản phẩm được thiết kế và chế tạo theo yêu cầu riêng của khách hàng.
  • ATO: Các linh kiện được tạo ra sẵn, sau đó khi có đơn hàng các linh kiện sẽ được lắp ráp theo đơn đặt hàng cụ thể của khách hàng và được tùy chỉnh ở một mức độ nào đó.
  • ETO: Sau khi nhận được đơn hàng, doanh nghiệp mới thiết kế và chế tạo hoàn thiện theo yêu cầu kỹ thuật cụ thể của khách hàng.

5. Vai trò của sản xuất là gì?

vai-tro-cua-san-xuat

Có thể thấy, sản xuất đóng vai trò nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Những vai trò quan trọng sau đây là minh chứng rõ nét cho thấy tính thiết yếu của hoạt động này đối với mỗi quốc gia, khu vực:

5.1 Đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người

Nhờ sản xuất, con người có đủ thức ăn, quần áo, nhà ở, các vật dụng sinh hoạt cần thiết. Ngoài ra, hoạt động này cũng tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu giải trí, văn hóa, giáo dục,... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của con người.

5.2 Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

Một nền kinh tế phát triển không thể thiếu hoạt động sản xuất. Ngành này góp phần quan trọng vào GDP của quốc gia, và từ đó tạo nguồn thu cho Nhà nước, người lao động. Sự phát triển của nền kinh tế giúp quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá giữa các đất nước.

5.3 Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động

Hoạt động sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho người dân, giúp họ có nguồn thu nhập để sinh sống và phát triển. Ngoài ra cũng giúp người lao động nâng cao kỹ năng tay nghề, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước.

5.4 Xuất khẩu và giao thương

Sản xuất hàng hoá không chỉ phục vụ cho mỗi quốc gia mà còn để xuất khẩu sang các nước khác, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu, thu hút ngoại hối. Ngành sản xuất phát triển giúp các doanh nghiệp trong mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hoá giữa các quốc gia.

5.5 Phát triển khoa học - công nghệ

Vai trò cuối đó là giúp thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ để ứng dụng vào các hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đã có nhiều giải pháp mới được tạo ra và được ứng dụng, nhờ vậy cung cấp những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu, yêu cầu khắt khe của thị trường.

6. Xu hướng của sản xuất trong tương lai

xu-huong-san-xuat-trong-tuong-lai

Sau khi tìm hiểu sản xuất là gì và các khái niệm quan trọng đã được hình thành từ rất lâu trong quá trình hình thành và phát triển, có thể bạn rất mong muốn tìm hiểu về các xu hướng trong tương lai, nhất là đối với ai đang làm việc trong lĩnh vực cạnh tranh này.

6.1 Sản xuất theo nhu cầu cá nhân

Đầu tiên, hoạt động tạo ra sản phẩm ngày càng được cá nhân hoá, được tuỳ chỉnh hàng loạt để đáp ứng sở thích và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Theo nghiên cứu của McKinsey, những doanh nghiệp cá nhân hoá sản phẩm, dịch vụ nhận về doanh thu nhiều hơn 40% so với những công ty bình thường. Và xu hướng này ngày càng được mở rộng trong ngành sản xuất.

Khi người tiêu dùng ngày càng yêu cầu những sản phẩm độc đáo, mang tính cá nhân, những doanh nghiệp thích ứng tốt với xu hướng này sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

6.2 Sản xuất thân thiện với môi trường

Khi môi trường đang dần bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, dẫn tới nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của con người thì việc sản xuất cũng có những thay đổi để thích ứng với điều đó. Thay vì sử dụng những nguồn nhiên liệu hóa thạch tạo ra khí thải độc hại, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu sinh học để tạo ra hàng hoá được ưu tiên hơn. Ví dụ như hiện nay, các sản phẩm mỹ phẩm thuần chay và các sản phẩm cốc, ống hút từ thiên nhiên đang phát triển nhanh chóng. 

6.3 Nhà máy thông minh

Hiện nay, xu hướng phát triển trong ngành là đặt nhà máy thông minh lên ưu tiên hàng đầu. Trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và chi phí gia tăng, các nhà sản xuất cần dựa vào công nghệ và kỹ thuật để tự động hóa quy trình hoạt động của nhà máy. 

Các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy ngày càng phát triển sẽ được ứng dụng vào môi trường sản xuất. Từ đó tối ưu hoá quy trình, hoạt động, giảm thời gian ngừng và nâng cao hiệu quả tổng thể nhờ thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực. Có khoảng 83% nhà sản xuất tin rằng các giải pháp nhà máy thông minh sẽ thay đổi cách tạo ra sản phẩm trong các năm tới.

Tại Việt Nam, trong dự án phát triển nhà máy thông minh, Bộ Công Thương và các đơn vị, doanh nghiệp lớn đã lựa chọn SEEACT-MES - Giải pháp quản lý sản xuất chuyên nghiệp của DACO để thực hiện dự án. Với những chức năng toàn diện từ quản lý kế hoạch, quản lý công đoạn, hiệu suất thiết bị, kho hàng, bảo dưỡng máy móc,... DACO mang đến một giải pháp chuyên sâu và hiệu quả cho mọi doanh nghiệp. Đây cũng là đơn vị đầu tiên thực hiện thành công hệ thống cảnh báo bất thường trong sản xuất tại dự án này.

he-thong-quan-ly-san-xuat-chuyen-nghiep-seeact-mes

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về sản xuất là gì, vai trò, và các phân loại. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm giải pháp để tối ưu hóa quy trình hoạt động và nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, ngành sản xuất đang không ngừng đổi mới và cải tiến. Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng và áp dụng những giải pháp tiên tiến vào hoạt động, quy trình để có thể cạnh tranh và phát triển bền vững.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật