Danh Mục Sản Phẩm

Cách tính giá thành sản phẩm trong sản xuất theo 6 phương pháp

Mã Sản Phẩm
: Quan ly chi phi 07
Tên Sản Phẩm
: Cách tính giá thành sản phẩm trong sản xuất theo 6 phương pháp
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Tìm hiểu cách tính giá thành sản phẩm trong sản xuất qua các bước chi tiết và chính xác.

Chi Tiết Sản Phẩm


Trong lĩnh vực sản xuất, việc tính toán giá thành sản phẩm là một bước quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc định giá bán mà còn giúp doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả và cải thiện lợi nhuận. Theo dõi các bước dưới đây để biết cách tính giá thành sản phẩm nhanh nhất.

tinh-gia-thanh-san-pham

1.  Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm là tổng chi phí bằng tiền cho nhân công, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, máy móc,... để hoàn thiện sản phẩm với điều kiện sản xuất bình thường của doanh nghiệp. Các chi phí chính bao gồm:

  • Chi phí nhân công trực tiếp
  • Chi phí nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ)
  • Chi phí sản xuất chung: khấu hao, công cụ dụng cụ, nhân công quản lý, NVL tiêu hao,...

Ý nghĩa trong việc xác định giá thành sản phẩm:

Cách tính giá thành sản phẩm phù hợp giúp doanh nghiệp xác định chính xác chi phí hoàn thành sản phẩm, từ đó định giá bán sản phẩm, lập kế hoạch cạnh tranh, tối ưu hóa giá thành sản xuất, và đạt các mục tiêu quản trị khác.

2. Phân loại giá thành sản phẩm

phan-loai-gia-thanh-san-pham

2.1 Phân loại dựa theo thời điểm tính

  1. Giá thành kế hoạch: Dự tính chi phí sản xuất theo số lượng sản phẩm và chi phí sản xuất theo kế hoạch.
  2. Giá thành định mức: Dự tính chi phí sản xuất dựa theo định mức kỹ thuật sản xuất tại thời điểm cụ thể.
  3. Giá thành thực tế: Xác định chi phí sản xuất thực tế qua khâu kế toán.

2.2 Phân loại theo phạm vi của phát sinh chi phí

  1. Giá thành sản xuất: Chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất tại phân xưởng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm cả chi phí sản xuất chung.
  2. Giá thành tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và thêm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí phục vụ cho việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

3. Cách tính giá thành sản phẩm

3.1 Phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn (hay phương pháp trực tiếp)

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn thường áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, số lượng mặt hàng ít, sản xuất số lượng lớn, và chu kỳ sản xuất ngắn.

Công thức tính giá thành sản  phẩm:

Tổng giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Ví dụ:

Công ty X trong tháng 10 sản xuất sản phẩm A với các chi phí sau:

  • Nguyên vật liệu trực tiếp là 200.000.000 đồng
  • Nhân công trực tiếp: 40.000.000 đồng
  • Chi phí sản xuất chung: 60.000.000 đồng

Công ty không có sản phẩm nào dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Tất cả 300 sản phẩm A sau khi hoàn thành đều được chuyển về kho. Tính giá thành sản phẩm A:

Trả lời:

Cách tính giá thành sản phẩm A = 200  + 40+ 60 = 300 triệu đồng

Giá thành đơn vị sản phẩm A = 300 tr/300 = 1 triệu đồng

cac-phuong-phap-cach-tinh-gia-thanh-san-pham

3.2 Phương pháp định mức

Một trong các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức là phương pháp phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định và đã xây dựng được định mức cho từng khâu sản xuất. Doanh nghiệp cần tổ chức vận hành hiệu quả, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành qua kế toán, thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh định mức phù hợp.

Công thức tính giá thành sản  phẩm:

Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức đơn vị sản phẩm cùng loại x Tỷ lệ chi phí (%)

Trong đó Tỷ lệ chi phí (%) = (Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm / Tổng giá thành sản xuất định mức của các loại sản phẩm) x 100%

3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm dựa theo hệ số

Một trong các phương pháp tính giá thành là tính theo hệ số áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu và lao động cố định trong quá trình sản xuất nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí được tập hợp chung trong cả quá trình sản xuất thay vì cho từng sản phẩm riêng lẻ như trong các ngành may mặc, hóa chất, chế tạo, cơ khí, điện cơ, chăn nuôi...

Cách tính giá thành sản phẩm theo các bước sau:

Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x Hệ số theo quy đổi từng loại;

(Hệ số quy đổi được xác định riêng cho từng loại sản phẩm khác nhau trên một loại sản phẩm. Hệ số tiêu chuẩn quy ước hệ số 1)

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn x Giá thành của đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn.

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các sản phẩm/ Tổng số lượng sản phẩm gốc

Ví dụ:

Công ty X có quy trình sản xuất công nghệ đơn giản, khép kín, tạo ra hai sản phẩm A và B. Hệ số giá thành sản phẩm A bằng 1, sản phẩm B bằng 1.2.

Chi phí dở dang đầu kỳ:

  • Nguyên vật liệu trực tiếp còn tồn đầu kỳ: 90.000.000 đồng
  • Nhân công trực tiếp: 20.000.000 đồng
  • Chi phí sản xuất chung chưa phân bổ: 30.000.000 đồng

Chi phí phát sinh trong kỳ:

  • Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 200.000.000 đồng
  • Tổng chi phí nhân công trực tiếp: 40.000.000 đồng
  • Tổng chi phí sản xuất chung: 60.000.000 đồng

Sản xuất hoàn thành:

  • 80 sản phẩm A
  • 20 sản phẩm A dở dang với mức chế biến hoàn thành 50%
  • 70 sản phẩm B
  • 15 sản phẩm B dở dang với mức chế biến hoàn thành 50%

Cách tính giá thành sản phẩm loại A và B:

Tổng số sản phẩm hoàn thành theo sản phẩm tiêu chuẩn: =80*1+70*1.2=164

Tổng số sản phẩm dở dang quy đổi để phân bổ chi phí nguyên vật liệu: = 20*1+15*1.2=38

Tổng sản phẩm dở dang quy đổi để phân bổ chi phí chế biến: = 20*50%*1+ 15*1.2*50%=19

Phân bổ chi phí theo tổng lượng đầu ra:= 164+38=202

Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: = (200.000.000+90.000.000)/202*38=54.554.455 đồng

Tổng chi phí nhân công trực tiếp = (40.000.000+20.000.000)/283*19=6.229.508 đồng

Tổng chi phí sản xuất chung = (30.000.000+60.000.000)/183*19=9.344.262 đồng

Cách tính giá thành sản phẩm tiêu chuẩn theo trong kỳ và quy đổi:

Tổng giá thành sản phẩm tiêu chuẩn nguyên vật liệu trực tiếp: = 235.445.545 đồng

Tổng giá thành sản phẩm tiêu chuẩn theo nhân công trực tiếp: = 53.770.492 đồng

Tổng giá thành sản phẩm tiêu chuẩn sản xuất chung: = 80.655.738 đồng

Tổng giá thành sản phẩm tương ứng 80 sản phẩm 

= (235.445.545+53.770.492+80.655.738)/164*80 = 180.430.134 đồng

Tổng giá thành sản phẩm tương ứng 70 sản phẩm 

= (235.445.545+53.770.492+80.655.738)/164*1.2*70=189.451.641 đồng

3.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo các đơn đặt hàng

Một trong các phương pháp tính giá thành áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo yêu cầu đặt hàng. Công thức tính giá thành sản phẩm sẽ được tính cho từng đơn một, và kế toán chi phí phải chi tiết cho từng đơn.

Công thức tính giá thành:

Giá thành đơn hàng = Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đơn đặt hàng.

cong-thuc-tinh-gia-thanh-san-pham

3.5 Phương pháp phân bước

Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn công nghệ, tập hợp chi phí theo từng bộ phận hoặc công đoạn. Nó thích hợp cho doanh nghiệp bán nửa thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu quản lý nội bộ cao giữa các giai đoạn sản xuất. Giá thành phẩm phải được xác định trước khi xác định giá thành sản phẩm.

Cách tính giá thành sản phẩm:

Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + Giá thành sản phẩm giai đoạn 2 + ... + Giá thành sản phẩm trong giai đoạn n

3.6 Phương pháp loại trừ đối với sản phẩm phụ

Cách tính giá thành sản phẩm này áp dụng cho doanh nghiệp thu được sản phẩm phụ trong cùng một quá trình sản xuất. Doanh nghiệp cần loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất để tính giá trị sản phẩm chính.

Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định dựa trên: có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, hoặc giá nguyên liệu ban đầu.

Công thức tính giá thành:

Tổng giá thành sản phẩm chính = Tổng giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị của sản phẩm phụ bị ước tính thu hồi - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ

Để việc tính toán giá thành sản phẩm trở nên đơn giản và chính xác hơn, các doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống quản lý sản xuất tiên tiến như SEEACT-MES. Với SEEACT-MES, bạn có thể dễ dàng theo dõi và quản lý tất cả các yếu tố chi phí, từ nguyên vật liệu, nhân công, đến chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý. Từ đó dễ dàng thực hiện cách tính giá thành sản phẩm nêu trên.

Ngoài ra, hệ thống giúp bạn nhìn thấy (SEE) toàn bộ quá trình sản xuất thông qua các biểu đồ, dashboard chi tiết, từ đó đưa ra các hành động cụ thể (ACT) để cải tiến và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Hãy liên hệ với chúng tôi, DACO - đơn vị cung cấp giải pháp tự động hóa sản xuất số 1 Việt Nam, để biết thêm chi tiết về giải pháp SEEACT-MES của DACO và cách hệ thống có thể giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu hóa quy trình sản xuất và tính toán giá thành sản phẩm một cách hiệu quả. Hotline: 0936.064.289-Mr.Vũ.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật