Danh Mục Sản Phẩm

Just In Time là gì? Phân tích chi tiết về mô hình Just In Time

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 69
Tên Sản Phẩm
: Just In Time là gì? Phân tích chi tiết về mô hình Just In Time
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Just In Time là gì? Tìm hiểu chi tiết về triết lý Just In Time đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp bạn.

Chi Tiết Sản Phẩm


Trong sản xuất hiện đại, khi nói về các mô hình sản xuất, không thể không nhắc đến hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System - TPS) - Một biểu tượng của hiệu suất và chất lượng. Đây là nơi đã hình thành và phát triển khái niệm Just In Time (JIT), một trong những phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả nhất hiện nay.

1. Just In Time trong Toyota Production System

just-in-time-trong-tps

Toyota, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, đã đưa JIT vào thực tiễn từ những năm 1970. Hệ thống này không chỉ giúp Toyota đạt được thành công vang dội trong việc giảm thiểu lãng phí mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Nhờ Just In Time, Toyota có thể sản xuất ô tô với tốc độ và độ chính xác cao hơn, đồng thời giảm thiểu lượng tồn kho và chi phí sản xuất. 

Những năm 1957, hãng ô tô Ford và Chevy đang thống trị trên thị trường, tuy nhiên chỉ sau 50 năm, Toyota đã vượt hai ông lớn này và trở thành hãng sản xuất xe hơi lớn nhất trên thế giới. Ngày nay, Toyota là một trong những hãng xe ô tô hàng đầu, là  thương hiệu quen thuộc đi cùng những chiếc xe chất lượng cao, bền bỉ và được ưa chuộng.

2. Just In Time là gì?

just-in-time-la-gi

Vậy Just In Time là gì? Trong tiếng Việt, Just In Time là sản xuất tức thời, viết tắt là JIT. Hiểu đơn giản thì JIT là một phương pháp quản lý sản xuất và tồn kho nhằm sản xuất đúng sản phẩm, với đúng số lượng, cung cấp đúng nơi và vào đúng lúc cần thiết.

Trong JIT, các đối tượng như nguyên vật liệu, hàng hoá và sản phẩm được lập kế hoạch chi tiết nhất, sao cho các quy trình sản xuất và phân phối này kết thúc thì quy trình tiếp theo có thể thực hiện. Do vậy, không có máy móc, nhân công nào để không, không có hạng mục nào phải chờ xử lý, tất cả hoạt động liên tục và hiệu quả. 

Mục tiêu của JIT là loại bỏ hoàn toàn lãng phí trong quá trình sản xuất, bao gồm lãng phí thời gian, tài nguyên và nhân lực.

3. Mô hình Just In Time hoạt động như thế nào?

mo-hinh-just-in-time-hoat-dong-nhu-the-nao

Đầu tiên, khách hàng đặt hàng với nhà sản xuất. Khi nhà sản xuất nhận được đơn đặt hàng, họ sẽ đặt hàng với nhà cung cấp nguyên liệu của mình. Các nhà cung cấp sau đó sẽ cung cấp cho nhà sản xuất nguyên liệu cần thiết để đáp ứng đơn hàng cho khách hàng. Sau đó, nhà sản xuất nhận nguyên liệu thô, lắp ráp và bán cho khách hàng.

Để đảm bảo sản xuất theo Just In Time thành công, các doanh nghiệp cần có bộ máy sản xuất ổn định, nhân viên có tay nghề chất lượng cao, với máy móc không bị trục trặc và có mạng lưới nhà cung cấp đáng tin cậy.

4. Đặc điểm của mô hình Just In Time

Những đặc điểm chính trong sản xuất theo mô hình Just In Time:

4.1 Tồn kho thấp

Cụ thể, doanh nghiệp tập trung vào việc duy trì mức tồn kho ở mức thấp nhất có thể, nguyên liệu và sản phẩm được giữ ở mức tối thiểu để giảm chi phí lưu kho và rủi ro hư hỏng, lỗi thời. Tồn kho thấp cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm dễ dàng và khắc phục kịp thời hơn.

4.2 Kích thước lô hàng nhỏ

Mô hình Just In Time phù hợp với việc sản xuất các lô hàng nhỏ, doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường, khách hàng. Các lô hàng nhỏ cũng thuận tiện trong việc kiểm tra chất lượng hơn.

4.3 Bố trí mặt bằng hợp lý

Để thực hiện phương pháp JIT, doanh nghiệp cần sắp xếp mặt bằng sản xuất để các quy trình hoạt động liền kề hiệu quả, dòng chảy nguyên vật liệu diễn ra thông suốt, nhanh chóng. Việc bố trí mặt bằng hợp lý giúp giảm thiểu thời gian di chuyển, tăng năng suất sản xuất và giảm chi phí vận hành hoạt động sản xuất.

4.4 Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc định kỳ

Việc bảo trì thiết bị định kỳ là một hoạt động quan trọng khi áp dụng Just In Time giúp doanh nghiệp ngăn ngừa hư hỏng đột xuất và kéo dài tuổi thọ của máy móc. Hơn nữa, sửa chữa và bảo dưỡng giúp đảm bảo máy móc hoạt động ổn định, từ đó quy trình sản xuất diễn ra liên tục không bị gián đoạn.

4.5 Sử dụng công nhân đa zi năng

Doanh nghiệp cần đào tạo công nhân của mình để họ có thể đảm nhiệm thực hiện nhiều công việc khác nhau trong quá trình sản xuất. Điều này rất quan trọng để tăng tính linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh với các biến động trong sản xuất hay nhu cầu thị trường.

4.6 Sử dụng hệ thống “Kéo”

Hệ thống “Kéo” (Pull system) trong mô hình Just In Time có nghĩa là sản xuất chỉ bắt đầu khi có đơn hàng từ khách hàng hoặc khi có tín hiệu từ các bước tiếp theo trong quy trình sản xuất.

Hệ thống “Kéo” khác với hệ thống “Đẩy” (Push system) - nơi sản phẩm được sản xuất theo dự báo và sau đó đẩy ra thị trường.

4.7 Cải tiến liên tục (Kaizen)

Hệ thống Just In Time tuân theo triết lý cải tiến liên tục (Kaizen), nghĩa là khuyến khích mọi nhân viên trong tổ chức tìm kiếm các cách thức/phương pháp để cải thiện quy trình hiệu quả hơn và loại bỏ lãng phí. Theo thời gian, các cải tiến nhỏ sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho bộ máy sản xuất của doanh nghiệp.

5. Nguyên tắc của mô hình Just In Time

nguyen-tac-cua-mo-hinh-just-in-time

Dựa trên những đặc điểm trên, dưới đây là những nguyên tắc cơ bản doanh nghiệp cần tuân theo để áp dụng Just In Time thành công:

  • Sản xuất đúng số lượng cần thiết, đúng lúc: Hàng hóa chỉ được sản xuất khi có nhu cầu, tránh sản xuất dư thừa. Nguyên liệu và linh kiện chỉ được mua và giao đúng thời điểm cần sử dụng, không tồn kho dài hạn.
  • Giảm thiểu lãng phí: Just In Time tập trung giảm lãng phí do sản xuất dư thừa, tồn kho, vận chuyển không cần thiết, lãng phí do quy trình sản xuất không hiệu quả.
  • Cải tiến liên tục (Kaizen)
  • Tăng cường chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt ở từng giai đoạn sản xuất, giảm thiểu lỗi và hỏng hóc. Quy trình kiểm soát chất lượng diễn ra liên tục.
  • Thiết lập hệ thống kéo (Pull system)
  • Tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp: Để đảm bảo nguyên liệu và linh kiện được giao đúng lúc, với chất lượng tốt và giá cả hợp lý; ngoài ra thích ứng nhanh chóng khi có sự thay đổi nhu cầu thị trường.
  • Tiêu chuẩn hoá: Trong Just In Time, quy trình làm việc và thao tác được tiêu chuẩn hóa để đảm bảo hiệu quả và đồng nhất trong sản xuất. Đào tạo và hướng dẫn nhân viên thực hiện theo quy trình chuẩn.
  • Sử dụng công cụ trực quan: Sử dụng Kanban, bảng biểu, sơ đồ, đèn báo hiệu và các công cụ trực quan khác để dễ dàng theo dõi tiến độ, tình trạng máy móc và công việc.
  • Tập trung sản xuất theo nhóm nhỏ: Làm việc đa năng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
  • Giảm thời gian chuyển đổi máy móc: Thực hiện tối ưu hoá để giảm thiểu thời gian chuyển đổi giữa các công đoạn sản xuất hoặc giữa việc sản xuất các sản phẩm khác nhau. Sử dụng công cụ và kỹ thuật SMED (Single-Minute Exchange of Dies) để rút ngắn thời gian setup.

6. Ưu nhược điểm của mô hình Just In Time

6.1 Ưu điểm của JIT là gì?

Những lợi ích mà doanh nghiệp sẽ đạt được khi áp dụng mô hình Just In Time:

  • Sản xuất hiệu quả hơn: JIT khuyến khích việc sản xuất theo từng lô nhỏ, giúp dễ dàng phát hiện và sửa chữa lỗi ngay từ đầu. Nhờ vậy, tỷ lệ sản phẩm lỗi giảm, chất lượng sản phẩm được nâng cao.
  • Tăng năng suất lao động: JIT loại bỏ các hoạt động lãng phí như chờ đợi, di chuyển, thao tác không cần thiết, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất. Nhờ vậy, năng suất lao động được cải thiện đáng kể.
  • Tăng khả năng thích ứng với thị trường: Just In Time giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh sản xuất theo biến động nhu cầu thị trường. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể giảm thiểu nguy cơ tồn kho dư thừa hoặc thiếu hụt nguyên vật liệu.
  • Giảm lãng phí tồn kho: Trong hệ thống JIT, doanh nghiệp chỉ đặt hàng những gì mình cần, do đó không tích lũy hàng tồn kho không sử dụng đến. Ngoài ra, chiến lược Just In Time cũng loại bỏ việc sản xuất thừa, gây tình trạng tích tụ hàng tồn kho không bán được.
  • Giảm chi phí lưu kho: Nhờ giảm thiểu tồn kho dư thừa, doanh nghiệp giảm tối đa chi phí lưu kho, một số doanh nghiệp thậm chí có mức tồn kho gần như bằng không khi áp dụng JIT.

uu-nhuoc-diem-cua-mo-hinh-jit

  • Tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu: Do doanh nghiệp chỉ mua đủ nguyên liệu cần thiết cho các sản phẩm khách hàng đặt hàng, do đó nguồn vốn lưu động sẽ ít.
  • Tăng lợi nhuận: Với mục tiêu sản xuất “đúng ngay lần đầu tiên”, từ đó doanh nghiệp giảm chi phí kiểm tra, và làm lại, từ đó ít phải mất chi phí để sửa lỗi và tạo nhiều lợi nhuận hơn.

6.2 Nhược điểm của JIT là gì?

Mặc dù mô hình sản xuất tức thời Just In Time giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp, song nó cũng có một số nhược điểm:

  • Giao hàng chậm trễ: Do lượng tồn kho ở mức tối thiểu nên việc giao hàng đúng lúc trở nên khó khăn hơn khi có nhiều khách hàng đặt hàng.
  • Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng cung ứng của nhà cung cấp, ngoài ra không thể chờ đợi để đặt hàng khi có mức giá tốt hơn vì cần đặt hàng đúng lúc.
  • Trong trường hợp có sự gián đoạn sản xuất, mô hình Just In Time ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh do không có hàng để dự trữ nên doanh số bán hàng có thể bị hao hụt.

7. Doanh nghiệp nào nên áp dụng Just In Time?

Hệ thống sản xuất tức thời Just In Time phổ biến với các doanh nghiệp nhỏ cho đến các tập đoàn lớn vì nó giúp tăng cường dòng tiền và giảm vốn cần thiết để vận hành doanh nghiệp. Các nhà bán lẻ, nhà hàng, nhà sản xuất theo yêu cầu, sản xuất công nghệ và sản xuất ô tô,... là những ngành nhận được nhiều lợi ích từ JIT.

Để áp dụng JIT một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần một hệ thống quản lý sản xuất hiện đại và tiên tiến thay thế cho những phương pháp quản lý thủ công khó có thể áp dụng Just In Time. Hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES của DACO là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp triển khai thành công mô hình này.

Với những tính năng ưu việt và sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia có đến 15 năm kinh nghiệm của DACO, SEEACT-MES không chỉ giúp doanh nghiệp áp dụng JIT một cách hiệu quả mà còn mang lại những lợi ích lâu dài trong quản lý sản xuất và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

phan-mem-quan-ly-san-xuat-seeact-mes

Tóm lại, khi tìm hiểu Just In Time là gì thì đây chính là một chiến lược sản xuất mạnh mẽ và vô cùng hiệu quả, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm chi phí và cải thiện dịch vụ khách hàng. Với sự hỗ trợ của hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES từ DACO, doanh nghiệp có thể áp dụng JIT một cách thành công và bền vững, tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật