Danh Mục Sản Phẩm

Sản phẩm là gì? Tìm hiểu những vấn đề xoay quanh chủ đề sản phẩm

Mã Sản Phẩm
: Quan ly san xuat 74
Tên Sản Phẩm
: Sản phẩm là gì? Tìm hiểu những vấn đề xoay quanh chủ đề sản phẩm
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Sản phẩm là gì? Hãy cùng DACO tìm hiểu tất cả những thông tin quan trọng về chủ đề sản phẩm trong bài viết này nhé.

Chi Tiết Sản Phẩm


Sản phẩm - Một yếu tố tưởng chứng vô cùng quen thuộc trong đời sống của mỗi người, cũng có nhiều điều để nói và phân tích. Trong chủ đề này, hãy cùng DACO - Đơn vị cung cấp hệ thống tự động hóa công nghiệp tìm hiểu đặc điểm của sản phẩm là gì, phân loại chi tiết, chức năng, danh mục và vòng đời của nó.

1. Sản phẩm là gì?

khai-niem-san-pham-la-gi

1.1 Khái niệm sản phẩm là gì?

Sản phẩm là một khái niệm rộng, là vật thể, hệ thống hoặc dịch vụ được cung cấp trên thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu hoặc mong muốn của người tiêu dùng. Nó có thể tồn tại dưới dạng hữu hình (ví dụ: thiết bị điện tử, quần áo, đồ nội thất) hoặc vô hình (ví dụ: dịch vụ tài chính, giáo dục, giải trí).

Thông thường, sản phẩm được hiểu là hàng hoá trong bán lẻ. Trong lĩnh vực sản xuất, sản phẩm được mua dưới dạng nguyên liệu thô và được bán dưới dạng thành phẩm…Sản phẩm phụ là kết quả thứ cấp nhưng mang lại giá trị hữu ích trong một quá trình sản xuất.

1.2 Sản phẩm là gì trong marketing?

Theo quan điểm marketing, sản phẩm được định nghĩa là những gì mà doanh nghiệp cung cấp để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý và sử dụng chúng. 

Ngoài ra, đây là yếu tố đầu tiên trong mô hình 4P của Marketing Mix, nó đóng vai trò cốt lõi, là nền tảng cho mọi hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp và bao gồm tất cả những gì mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.

  • Xem thêm: Tìm hiểu về sản xuất - Vai trò, các loại hình, phương thức sản xuất

2. Đặc điểm và ví dụ của sản phẩm

dac-diem-va-vi-du-ve-san-pham

Sản phẩm được cung cấp trên thị trường để đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng. Nó có thể là hàng hóa hữu hình hoặc dịch vụ vô hình và có những tính chất, đặc điểm sau:

  • Đặc điểm hữu hình: Có thể nhìn thấy được, sờ vào hoặc cảm nhận bằng các giác quan. Ví dụ: Điện thoại, xe hơi, quần áo, đồ ăn,...
  • Đặc điểm vô hình: Không thể nhìn thấy, sờ vào hoặc cảm nhận bằng các giác quan. Ví dụ: Dịch vụ cắt tóc, tư vấn tài chính, giáo dục, bảo hiểm… Các sản phẩm kỹ thuật số như phần mềm, ứng dụng, nhạc, sách điện tử cũng là các loại hàng hoá có tính vô hình.
  • Tính bền: Có thể sử dụng nhiều lần. Ví dụ: Xe hơi, tủ lạnh, máy giặt, tivi,...
  • Có tính không bền: Chỉ sử dụng được một hoặc vài lần và có tính hữu hạn. Ví dụ: Đồ ăn, hoa tươi, pin…
  • Có sự đồng nhất: Có chất lượng gần như giống nhau dù được sản xuất ở đâu, khi nào. Ví dụ: Hoá chất, thuốc men 
  • Có sự khác biệt: Có chất lượng khác nhau tùy thuộc nguồn gốc, thương hiệu hoặc nhà sản xuất: Ví dụ: Quần áo thời trang, ô tô, đồ điện tử,...

3. Phân loại sản phẩm

phan-loai-san-pham

Về cơ bản có hai phân loại là sản phẩm (SP) hữu hình và vô hình. Tuy nhiên nó có thể được phân loại chi tiết theo nhiều tiêu chí khác nhau như sau:

3.1 Theo tập khách hàng

  • Tập khách hàng là người tiêu dùng (B2C): Những sản phẩm được sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc gia đình, thường được mua sắm thường xuyên và có giá trị tương đối thấp. Ví dụ: thực phẩm, đồ uống, quần áo, giày dép, đồ gia dụng.
  • Tập khách hàng là doanh nghiệp (B2B): Những sản phẩm công nghiệp như máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu xây dựng,... được sử dụng trong sản xuất thường có giá trị cao. Hoặc đất đai, nhà máy…

3.2 Theo mức độ mua sắm

  • SP tiện lợi: Là những vật thể được sử dụng một lần hoặc trong thời gian ngắn, thường được mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị. Ví dụ: nước ngọt, bánh mì, báo chí.
  • SP mua sắm thường xuyên: Được mua sắm thường xuyên hơn và có giá trị cao hơn sản phẩm tiện lợi như quần áo, giày dép, đồ gia dụng,...
  • SP chuyên dụng: Phục vụ mục đích cụ thể, có giá trị cao và được mua sắm bởi những người có nhu cầu đặc biệt. Như dụng cụ thể thao, âm nhạc, thiết bị y tế…
  • SP ít được mua: Có giá trị rất cao, phù hợp với ít người. Ví dụ như đồ trang sức giá trị cao, đồ cổ, xe hơi hạng sang…

3.3 Theo mức độ bền

  • Sản phẩm bền: Sử dụng được nhiều lần như xe hơi, tủ lạnh, máy giặt,...
  • Sản phẩm không bền: Chỉ được sử dụng một vài lần như thực phẩm, hoa tươi, pin,...

3.4 Theo nhu cầu của khách hàng

  • SP đáp ứng nhu cầu cơ bản: Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người, thường có giá trị thấp và được mua sắm bởi tất cả mọi người. Ví dụ: thực phẩm, nước uống, quần áo.
  • SP đáp ứng nhu cầu muốn có: Đáp ứng mong muốn của con người, thường có giá trị cao và được mua sắm bởi những người có thu nhập cao. Ví dụ: xe hơi hạng sang, du thuyền, đồ trang sức cao cấp.
  • SP đáp ứng nhu cầu tiềm ẩn: Đáp ứng nhu cầu tiềm ẩn của con người, thường là những sản phẩm mới hoặc chưa được phổ biến rộng rãi. Ví dụ: xe điện, nhà thông minh, thực phẩm chức năng.

4. Danh mục sản phẩm

danh-muc-san-pham

Nếu bạn chưa biết dòng sản phẩm là gì thì danh mục sản phẩm chính là các dòng sản phẩm mà một công ty cung cấp cho khách hàng của mình. Dòng sản phẩm là nhóm các hàng hoá có mối liên hệ mật thiết với nhau và bao gồm một đến nhiều mặt hàng. 

Danh mục sản phẩm có vai trò quan trọng trong chiến lược marketing, giúp doanh nghiệp xác định phân khúc thị trường, thoả mãn những nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi thế cạnh tranh.

  • Chiều rộng của danh mục: Số lượng dòng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường.
  • Chiều dài danh mục: Số mặt hàng có trong mỗi dòng sản phẩm.
  • Chiều sâu danh mục: Số lựa chọn khách hàng có cho mỗi mặt hàng sản phẩm
  • Mật độ danh mục: Mức độ gần gũi giữa các dòng sản phẩm và mặt hàng trong danh mục của mình. Ví dụ các loại điện thoại có thể kết hợp với dịch vụ như mạng di động, bảo hành, vv…

5. Chức năng của sản phẩm

Chức năng của sản phẩm - Những lợi ích, giá trị mà sản phẩm mang lại cho người sử dụng, là lý do chính mỗi người quyết định mua và sử dụng. Khi đi sâu vào khía cạnh chức năng, có thể rút ra hai loại chức năng chính như sau:

  • Chức năng cơ bản: Những chức năng tối thiểu mà sản phẩm phải có để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người sử dụng. Ví dụ, chức năng cơ bản của một chiếc điện thoại là nghe gọi, nhắn tin.
  • Chức năng bổ sung, tiện ích bổ sung: Những chức năng nâng cao giá trị của sản phẩm, giúp sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn so với các đối thủ khác trên thị trường. Ví dụ, chức năng chụp ảnh, quay video, chơi game, truy cập mạng của chiếc điện thoại.

Chức năng của sản phẩm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của mỗi một người tiêu dùng, cũng như là bản giới thiệu mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.

6. Vòng đời sản phẩm

vong-doi-san-pham

Đi sâu vào tìm hiểu về thế giới của sản phẩm, các chuyên gia đưa ra kết luận mỗi một sản phẩm sẽ có 4 giai đoạn, gồm giới thiệu, phát triển, trưởng thành và cuối cùng là suy thoái. Hiểu rõ được từng giai đoạn này sẽ giúp nhà marketing đưa ra những quyết định phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

  • Giai đoạn giới thiệu: Trong giai đoạn này, doanh nghiệp nghiên cứu phát triển (R&D), sản xuất và đưa ra mắt thị trường. Giai đoạn này cần giảm giá khuyến mãi để thúc đẩy sự tương tác của khách hàng.
  • Giai đoạn tăng trưởng: Doanh số bán hàng và lợi nhuận gia tăng, theo đó là cạnh tranh cũng bắt đầu tăng. Doanh nghiệp cần tập trung quảng bá giới thiệu sản phẩm để thu hút khách hàng, đồng thời điều chỉnh những tính năng dựa trên phản hồi nhận được.
  • Giai đoạn trưởng thành: Doanh số bán hàng đạt đỉnh và bắt đầu ổn định, thị trường bão hoà và lợi nhuận bắt đầu giảm. Doanh nghiệp cần tạo ra nhiều sự khác biệt mới cho sản phẩm của mình, sử dụng các chiến dịch marketing để phân biệt thương hiệu, mặt hàng…
  • Giai đoạn suy thoái: Bất kể sản phẩm có tốt đến đâu cuối cùng cũng sẽ rơi vào giai đoạn suy thoái (Mặc dù có sản phẩm sớm bước vào suy thoái, loại khác có thể tồn tại hàng thập kỷ). Khi đối thủ cạnh tranh giành thị phần, lợi nhuận giảm mạnh, doanh nghiệp cần tập trung thu hồi vốn, hạ giá, hạn chế chi tiêu cho marketing và loại bỏ sản phẩm không hiệu quả khỏi thị trường.

Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu thêm về sản phẩm là gì và những đặc điểm vốn tưởng như rất quen thuộc này. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực sản xuất, việc đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng cao nhất chắc chắn là ưu tiên hàng đầu. Ứng dụng hệ thống quản lý sản xuất MES (Manufacturing Execution System) sẽ là giải pháp hỗ trợ hiệu quả giúp bạn đảm bảo chất lượng và thu nhiều thành tựu trong sản xuất. 

Hệ thống SEEACT-MES giúp giám sát và điều khiển quá trình sản xuất một cách toàn diện, từ giai đoạn thiết kế, sản xuất đến kiểm tra chất lượng cuối cùng. MES không chỉ tối ưu hóa hiệu suất sản xuất mà còn giúp giảm thiểu lỗi và sự cố, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng luôn hoàn hảo. Hệ thống này cũng cung cấp dữ liệu real-time, giúp quản lý sản xuất linh hoạt và hiệu quả hơn, đồng thời đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của thị trường. Để tìm hiểu thêm về giải pháp MES uy tín và chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp hiện nay, hãy liên hệ theo hotline 0936.064.289-Mr.Vũ.

Xem thêm: 


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật